25/10/2016

CHUYỆN LÀNG BÁO VÀ GIỌT NƯỚC (MẮM) LÀM TRÀN LY!

Lê Nguyễn Hương Trà
Một điều tra gần đây cho hay, có hơn 50% người dùng internet coi mạng xã hội là kênh tin tức chính. Thực tế, ở Việt Nam sau khi hàng trăm báo điện tử, và trang tin mọc như nấm sau mưa càng khiến báo giấy mất dần kiểm soát, tuột tia-ra kinh khủng.

Theo thông tin từ một nhà phát hành, cao nhất hiện nay là báo… Nhân Dân, Cơ quan TW của Đảng Cộng sản Việt Nam với hơn 220 - 250 ngàn bản/số he he tờ này thì các đơn vị NN buộc phải mua; Tuổi Trẻ khoảng 200 - 210 ngàn bản/số, Thanh Niên 130 - 150 ngàn bản/số. Đơn cử như báo Công An Tp.HCM, thời tui làm ở đây đến 2010 lượng phát hành vô địch 550 ngàn – có hôm lên 700 ngàn bản/số hiện chỉ còn xê dịch 70 – 100 ngàn/số phát hành. Đó là chưa tính số lượng các đại lý ...trả lại báo ế, tỉ lệ tồn cho phép là 35%. Nhiều tờ báo chuyển hướng, tập trung sử dụng các ứng dụng tin tức điện tử, khiến lợi nhuận thu được từ việc phát hành báo giấy giảm hẳn. Chưa kể là các báo giấy, báo điện tử phải chia sẻ quảng cáo với facebook, zalo, google, youtube..vv.
Những con số này đồng nghĩa với áp lực sống còn cả một tờ báo cùng số phận của bao nhiêu phóng viên – CNV trong đó. Hệ lụy làm nảy sinh rất nhiều tiêu cực!


Làng báo có nhân vật khá nổi tiếng chuyên đi tống tiền các doanh nghiệp bị sơ hở, tiền không trao thì đăng bài. Hay việc đăng tải bài điều tra để doanh nghiệp phải trả tiền…gỡ trên báo điện tử, không còn là chuyện lạ. Rồi, các nhà báo đi đêm với doanh nghiệp, cũng dần là thường tình...vv.
Scandal “nước mắm asen” vô tình phơi bày hiện thực của làng báo! Làm truyền thông rất dễ dính những ca như vậy, nhưng chủ động bắt tay với doanh nghiệp để đánh gục cả một ngành nước mắm truyền thống, thì đã chạm ngay vào điểm chết!
Chiến dịch của Masan bắt đầu từ rất lâu, nhưng tui nhớ kỹ vài mốc:
1/ Tháng 7.2016 có 28 phóng viên được tổ chức đi “xâm nhập” nhà thùng của Masan ở Phú Quốc.
2/ Tháng 9.2016 có mội số phóng viên đi Bangkok, Thailand để về truyền thông nước mắm Chin-Su Yod Thong vô thị trường Thái.
3/ Ngày 1.10.2016 xuất hiện bài viết “Nước mắm truyền thống của nhiều hãng sản xuất không thể có nhiều thành phần như vậy” trên báo NguoiTieuDung (hiện đã gỡ, nhưng search google vẫn còn lưu đủ nha). Đây là cơ quan truyền thông của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas). Nhưng, phải đợi đến loạt 5 bài của báo Thanh Niên, đăng từ 10.10.2016 thì sự việc mới bùng nổ.
Những gì tiếp theo sau đó mọi người cũng nắm rồi, ha!

.
Sau khi có chỉ đạo xử lý của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn và đặc biệt, có sự chỉ đạo trực tiếp của Thượng tướng Phạm Dũng – Thứ trưởng Bộ Công an, mọi chuyện đã trở nên căng thẳng hơn. Không ít người đang nghĩ tới sẽ có Điều 258 BLHS cho vụ nước mắm asen!
Qua giờ có nhiều thông tin tùm lum về việc xử lý các sếp của báo Thanh Niên, nhưng cho đến chiều nay thì vẫn chưa có quyết định chính thức nào. TBT Quang Thông và P.TBT Đặng Thị Phương Thảo hiện đang ở Hà Nội làm việc với Bộ 4T. Sáng nay, Phòng A.87 BCA có đề xuất thí chốt bạn tui Võ Văn Khối – Tổng TKTS Thanh Niên, rút thẻ nhà báo và cách chức. Trước đó, sáng 24.10 trong buổi họp nội bộ, Khối đã nhận trách nhiệm vụ nước mắm asen và xin chịu mọi hình thức kỷ luật.
(Cập nhật sau)

P/s:
1/ Sự thật thì BYT chỉ lấy có 30 mẫu nước mắm để kiểm nghiệm, chứ không phải 247, ha!
2/ Sau vụ Lê Bình VTV-CĐ24 và giờ là nước mắm asen thì việc qui hoạch báo chí của Bộ 4T đang trở nên dễ dàng hơn. Nhiều báo lớn sẽ bị sáp nhập, không xin xỏ chạy chọt gì được nữa!

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire