An
Nguyên: "Trên
thực tế, chưa có cán bộ nào bị kỷ luật, bị xử lý vì nhận tiền lót tay để làm
ngơ cho việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tư lợi; chưa có lực lượng bảo kê nào
được pháp luật điểm mặt, chỉ tên. Nhưng không ai là không biết, tại rất nhiều
con phố, những người lấn chiếm vỉa hè do đã đóng “hụi chết” hằng tháng cho lực
lượng chức năng, nên ngày thường thì được làm ngơ, còn mỗi lần có “chiến dịch”
dẹp vỉa hè, họ đều được báo trước. Lâu dần người dân thành phố không còn có cảm
xúc gì với các loại “chiến dịch”, họ chỉ nhếch mép cười như xem một màn hài
kịch dở."
Ông Đoàn Ngọc Hải vừa qua, xe biển xanh, biển đỏ lại lấn chiếm lòng lề đường quận 1 |
Bất chấp việc từ vài thập niên nay, vỉa hè của Hà Nội,
TP.HCM đã không còn là của người đi bộ, bất chấp chuyện các chiến dịch dọn dẹp
vỉa hè luôn chỉ mang lại kinh nghiệm “bắt cóc bỏ đĩa”, thái độ lập lại trật tự
đô thị của chính quyền Q.1, TP.HCM những ngày này là việc làm rất đáng hoan
nghênh.
Có
người nói việc này chỉ như ném đá lên trời vậy thôi.
Nhưng dù vậy, thông điệp
mà nó mang lại cho xã hội cũng là rất đáng kể, rằng vỉa hè là của mọi người, nó
là không gian sống còn cho đô thị thành phố chật chội - nơi vốn dĩ thiết kế cho
1/20 dân số hiện tại. Rằng người dân có quyền hưởng một không gian đô thị “như
Singapore” thay vì phải khom lưng, cúi đầu trên những vỉa hè phủ đầy biển hiệu
quảng cáo, bị đe dọa bởi những mái che, mái vẩy, lách người giữa cửa hiệu, quán
ăn, sợ hãi đi bộ dưới lòng đường... Rằng, sự bất lực của quản lý đô thị, sự tùy
tiện (hay tham nhũng?) của một bộ phận chính quyền cơ sở đã đánh cắp của người
dân và xã hội, quyền thượng tôn pháp luật.
Xung
quanh chuyện “xuống đường” của chính quyền Q.1, TP.HCM cũng còn nhiều vấn đề để
bàn, chẳng hạn như về cách làm, về thái độ, về tính triệt để... Nhưng nó khẳng
định một điều chắc chắn rằng: Thượng tôn pháp luật chỉ có được khi chúng ta có
một chính quyền cơ sở quyết liệt, dám làm, dám chịu trách nhiệm và sạch sẽ.
Bốn
năm nay, năm nào Hà Nội cũng lấy “văn minh đô thị” làm chủ đề hành động. Và
không biết bao nhiêu lần thành phố “ra quân” để dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè, tốn
kém không biết cơ man nào là tiền bạc. Nhưng lần nào cũng vậy, chỉ vài chục
phút sau khi lực lượng chức năng quét qua, là mọi thứ lại đâu hoàn đó. Trên
thực tế, chưa có cán bộ nào bị kỷ luật, bị xử lý vì nhận tiền lót tay để làm
ngơ cho việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tư lợi; chưa có lực lượng bảo kê nào
được pháp luật điểm mặt, chỉ tên. Nhưng không ai là không biết, tại rất nhiều
con phố, những người lấn chiếm vỉa hè do đã đóng “hụi chết” hằng tháng cho lực
lượng chức năng, nên ngày thường thì được làm ngơ, còn mỗi lần có “chiến dịch”
dẹp vỉa hè, họ đều được báo trước. Lâu dần người dân thành phố không còn có cảm
xúc gì với các loại “chiến dịch”, họ chỉ nhếch mép cười như xem một màn hài
kịch dở.
Hôm
qua, khi họp với UBND Q.Tây Hồ về chấn chỉnh trật tự đô thị, Bí thư Thành ủy Hà
Nội Hoàng Trung Hải đã chỉ đúng “tim đen” của vấn đề: Có đầy đủ các quy định về
quản lý vỉa hè, vấn đề là các cơ quan chức năng phải thực hiện nó và duy trì
thành nề nếp, “đừng để người dân nghĩ mình làm phong trào, rồi họ lấn chiếm trở
lại”. Có nghĩa, câu chuyện bây giờ không dừng lại ở việc đập phá mái che, tháo
dỡ biển hiệu quảng cáo, dọn dẹp hàng quán lấn chiếm vỉa hè mà là phải duy trì
thành quả ấy bằng cách nào? Cách truyền thống và đơn giản nhất là, quy trách
nhiệm của người đứng đầu chính quyền phường, xã; nhận tiền bảo kê bị lên án và
xử lý, thì cũng phải lên án và xử lý gấp đôi người lấn chiếm vỉa hè và đưa hối
lộ.
Đáng
mừng là cả Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an đều đã bày tỏ sự ủng hộ
với việc trả lại vỉa hè cho người đi bộ ở các thành phố lớn, coi như một việc
cần làm ngay để đảm bảo trật tự và văn minh đô thị.
An
Nguyên
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire