GNsP (21.03.2017)
– Thông báo số 41/TB-CQCSĐT của cơ quan cảnh sát điều tra Thị xã Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “gây rối trật tự
công cộng” theo Điều 245 BLHS đối với giáo dân giáo xứ Dũ Yên thuộc giáo phận
Vinh, khi bà con xuống đường phản đối Formosa và đòi lại các quyền lợi chính
đáng của họ vào ngày 05.03.2017.
Thông báo này được Trung tá
Nguyễn Thanh Thiện, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT ký vào ngày 08.03.2017.
Nội dung thông báo cho biết: “Vào
khoảng 9 giờ ngày 05.03.2017, có khoảng 300 giáo dân xứ Dũ Yên… kéo lên tập
trung tại khu vực cầu Tây Yên chặn đường quốc lộ 12C không cho các phương tiện
tham gia giao thông qua lại gây ách tắc giao thông trên tuyến…”
Về nội dung thông báo, Linh mục
Phanxicô Phan Khánh Dư, Quản xứ giáo xứ Dũ Yên và bà con giáo dân nhận xét,
nội dung thông báo đưa ra là vu khống, kết tội bà con giáo dân “không có cơ
sở, mập mờ, gian dối”.
Được biết, Giáo xứ Dũ Yên thuộc
phường Kỳ Thịnh, Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những nơi chịu nhiều
ảnh hưởng sau vụ thảm họa Formosa hủy diệt môi sinh. Bà con giáo dân chủ yếu là
ngư dân sống bám biển và diêm dân.
Trong đơn phản hồi được gửi đến
giới chức địa phương của linh mục Quản xứ và bà con giáo dân tường thuật, vào
ngày 05.03.2017, hơn 2000 người đã lên đường “đòi lại quyền lợi của dân đã bị
mất mà chính quyền Kỳ Anh (trước đây là huyện nay là Thị xã Kỳ Anh) đã hứa như:
Ruộng đất do dự án mất trên 70% còn 6 tháng chưa hỗ trợ; Xây dựng trạm xá thôn;
Xây dựng chợ; Kênh thoát lũ ngăn cách không sản xuất được, diện tích đất bị
đập; Hậu quả Formosa”. Trong ngày biểu tình, bà con cầm các băng rôn khẩu hiệu
với các thông điệp “Formosa cút khỏi Việt Nam”; “Trả lại cho dân khí trời, môi
trường biển…”
Linh mục Quản xứ và bà con xứ Dũ
Yên khẳng định nguyên nhân/động cơ/mục đích người dân muốn đòi lại quyền và
lợi ích của họ bị xâm phạm, khi giới chức địa phương đã “thất hứa”. Bên cạnh
đó, bà con là những ngư dân và diêm dân “mất cơ nghiệp”, không chuyển đổi được
nghề nghiệp, họ từ cuộc sống ổn định nay rơi vào bế tắc, bần cùng sau sự cố
thảm họa hủy diệt môi trường biển do “thủ phạm” Formosa xả thải, được “tiếp
tay, bảo kê” bởi nhà cầm quyền cs.
Chính vì thế, không còn con đường
nào khác, bà con xứ Dũ Yên kiên cường đấu tranh đòi minh bạch, đòi giải quyết
khiếu kiện/khiếu nại của họ một cách thỏa đáng để cuộc sống của họ được ổn
định, có miếng cơm manh áo, có đủ chi phí cho con em được học hành và phát
triển… Những tiếng kêu thoi thóp ấy đã mạnh mẽ hợp sức lại lên tiếng với ước
mong vọng đến “cung đình”. Trớ trêu thay, chưa thấy “cung đình” thấu
hiểu, bênh vực quyền lợi của dân đen, mà họ còn bị quy kết, vu khống, đe
dọa bắt bớ…
Điều 245 BLHS là “bảo bối”
của nhà cầm quyền thường sử dụng nhằm trấn áp những tiếng nói
khác với họ, cũng như làm căn cứ bỏ tù những nhà yêu nước. Một Cấn
Thị Thêu kiên cường chống lại bọn cường hào, ác bá địa phương chiếm
đất bà con Dương Nội phải nhận án tù về tội “gây rối trật tự công
cộng”! Một Bùi Thị Minh Hằng, nhà hoạt động bất khuất chống tàu
cộng, chống “kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam” phải ngồi tù vì tội
danh “gây rối trật tự công cộng” trong vụ án dàn dựng “hai xe đi hàng
ba”! …Khởi tố bà con Giáo dân giáo xứ Dũ Yên- với những nội dung gian
dối, mập mờ- của công an Hà Tĩnh hôm nay không phải “chiêu trò” gì
mới, mà chỉ “học lại” cách làm của công an Hà Nội vào năm 2008
khi muốn ngăn chặn bà con giáo dân giáo xứ Thái Hà đòi quyền lợi,
đòi đất đai… bị chiếm đoạt phi pháp.
Người dân tập trung tưởng
niệm các chiến sỹ hy sinh vì đất nược bị ngăn chặn, chụp mũ “gây
rối trật tự công cộng”. Nhưng cùng lúc, những người “cưa đá” gây ồn
ào, những người “nhẩy múa” nhố nhăng, xông vào giật băng rôn, vòng hoa,
gây rối xúc phạm người dân lại được tung hô là “yêu nước”. Người dân
tập trung biểu lộ ý kiến, kiến nghị ôn hòa công khai là “gây rối…”;
trong khi những người đồng phục đánh người dân, la hét, chửi rủa lại
được “trả lương”…
Những nghịch lý trớ trêu này
càng chứng tỏ nhà cầm quyền này đang bế tắc và đi lùi đến chỗ tiêu
vong.
Huyền Trang, GNsP
Ảnh: Truyền Thông Tây Yên
Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire