Cần xem các doanh nghiệp sản xuất tư nhân Việt Nam là những hạt giống quan trọng để có được khu vực tư nhân lớn mạnh và một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Ảnh: QUỐC HÙNG |
Rõ ràng vị thế, vai trò của
doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã và đang có những thay đổi lớn. Lần tìm đọc
lại một bản báo cáo nghiên cứu về kinh tế tư nhân Việt Nam từ năm 1997, báo
cáo số 1 trong chuỗi báo cáo nghiên cứu chính sách của chương trình MPDF,
một chương trình Phát triển Mêkông do tập đoàn Tài chính Quốc tế IFC tài
trợ. Tác giả báo cáo là hai học giả quốc tế James Riedel và Trần Sĩ Chương.
Đây có thể xem là loạt nghiên cứu đầu tiên và bài bản nhất về kinh tế tư
nhân Việt Nam ở giai đoạn mở cửa.
Báo cáo cách đây 20 năm nhận
định rằng khu vực tư nhân Việt Nam phần lớn đi lên từ hộ gia đình đang có
quy mô quá bé nhỏ, quá yếu ớt để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngược
lại khu vực doanh nghiệp nhà nước lại quá cồng kềnh và cứng nhắc để duy trì
tính cạnh tranh.
Qua phỏng vấn trực tiếp các
doanh nghiệp tư nhân chính thức, báo cáo nhận định và phân tích năm khó
khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang đối mặt là vấn đề
tín dụng, quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất, hệ thống thuế, cơ chế
thương mại (giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp) và tệ hành chính quan liêu.
Trong báo cáo năm 1997 này, các
chuyên gia gợi ý cần xem các doanh nghiệp sản xuất tư nhân Việt Nam là
những hạt giống quan trọng để có được khu vực tư nhân lớn mạnh và một nền
kinh tế phát triển mạnh mẽ. Báo cáo khẳng định công nghiệp hóa định hướng
xuất khẩu là chiến lược khả thi duy nhất để phát triển nhanh nền kinh tế
Việt Nam. Điều tối quan trọng dẫn đến thành công của chiến lược này là sự
phát triển của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.
Những
doanh nghiệp tư nhân đầu đàn hiện nay dường như vẫn đang “mải mê” với bất
động sản, xây dựng và đầu tư tài chính, những ngành nghề nằm trong nhóm
có năng suất lao động thấp nhất.
|
Sau 20 năm, Đảng đã soạn thảo
nhiều nghị quyết, Quốc hội đã ba lần ban hành Luật Doanh nghiệp, Chính phủ
cùng các bộ, ngành đã ban hành và thực thi hàng loạt nghị quyết, chương
trình hành động. Việt Nam từ 25.000 doanh nghiệp hoạt động chính thức tăng
lên hơn 600.000 doanh nghiệp hiện nay và đang đặt ra mục tiêu có được 1
triệu doanh nghiệp đến năm 2020. Các hộ kinh doanh, từ con số 800.000 hộ
theo thống kê năm 1997 đã tăng lên hơn 3,5 triệu hộ hiện nay.
Những điều quen
Tuy nhiên, dù đã 20 năm, dù số
lượng doanh nghiệp chính thức tăng lên hơn 20 lần, đọc báo cáo của doanh
nghiệp tư nhân Việt Nam 20 năm trước vẫn là những điều thật quen.
Điều quen thứ nhất là hầu hết
vẫn là doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ. 97% doanh nghiệp nhỏ và vừa
theo tiêu chí chính thức, hơn 40% doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1
tỉ đồng theo số liệu của Tổng cục Thuế. Lo ngại hơn là theo thời gian, quy
mô doanh nghiệp đang ngày càng nhỏ đi theo nhiều báo cáo và nghiên cứu.
Vì quy mô quá nhỏ, thiếu mất
nhóm doanh nghiệp cỡ vừa (hiện chỉ chiếm khoảng chưa đến 3%) góp phần tạo
ra một khu vực doanh nghiệp tư nhân kém cạnh tranh. Báo cáo Việt Nam 2035
của Ngân hàng Thế giới đã nhận định rằng quy mô quá nhỏ và tính phi chính
thức của khu vực kinh tế tư nhân đã cản trở việc tăng năng suất lao động
nhờ hiệu quả kinh tế theo quy mô, cản trở quá trình ứng dụng công nghệ và
tăng cường đổi mới, sáng tạo.
Điều quen thứ hai là những khó
khăn, vướng mắc. Đọc báo cáo cách đây 20 năm sao thấy giống như hiện nay.
Tại hội nghị ngày 17-5 vừa qua, các ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp dân
doanh được gửi qua Phòng Thương mại và Công nghiệp việt Nam (VCCI) hay phản
ánh trực tiếp tại hội nghị này vẫn chủ yếu là vốn (như tiếp cận vốn khó
khăn, chi phí vốn quá cao); vẫn là đất đai và sự bấp bênh của quyền sử dụng
đất; vẫn là vấn đề thuế và nóng bỏng hơn là những phàn nàn về tệ hành chính
quan liêu. Có chăng điểm khác là không còn những giấy phép xuất khẩu, nhập
khẩu cấp cho từng doanh nghiệp như xưa mà thôi.
Điều quen thứ ba là những nhận
định về khu vực doanh nghiệp nhà nước sao quá quen. Doanh nghiệp nhà nước
vẫn cồng kềnh và cứng nhắc, những chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước
chậm chạp ít khi đạt được kế hoạch đề ra, đây vẫn là khu vực sử dụng nhiều
nguồn lực xã hội, nắm giữ nhiều tài nguyên và độc quyền kinh doanh trong
nhiều ngành quan trọng, thiết yếu.
Những câu hỏi nhức nhối
Bên cạnh những điều quen, đọc
lại báo cáo nghiên cứu thực hiện cách đây 20 năm, những câu hỏi nhức nhối
vẫn cứ đặt ra. Hai mươi năm, một phần năm thế kỷ, thời gian đủ để một quốc
gia trên thế giới kịp “thay da đổi thịt” nhưng sao nền kinh tế hay khu vực
doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam lại chuyển động chậm quá! Tại sao phải đi
mãi một hành trình rất dài để khẳng định được rằng kinh tế tư nhân là một
bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước nhà, điều là hiển nhiên ở tất cả
các nước khác?
Báo cáo cách đây hai mươi năm
hầu như không hề nhắc đến các doanh nghiệp FDI. Theo báo cáo, các doanh
nghiệp tư nhân trong nước mới là chủ thể chính của nền kinh tế định hướng
xuất khẩu. Nhưng nhìn lại hiện nay, 10 đồng xuất khẩu của Việt Nam đã có
hơn 7 đồng là đóng góp từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp tư nhân Việt
Nam vẫn loay hoay chưa thể kết nối thành công vào những chuỗi sản xuất toàn
cầu. Họ như những người đứng ngoài, cô đơn trên đất nước mình với thực
trạng khu vực công nghiệp hỗ trợ non kém.
Đáng tiếc là hiện nay chưa có
một thước đo riêng về sức khỏe và sự lớn mạnh của khu vực tư nhân trong
nước, các báo cáo thành tích hàng năm đang bị những con số màu hồng từ kết
quả sản xuất, xuất khẩu của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung,
Intel, Canon... che khuất mất.
Sau hai mươi năm, quá buồn là
Việt Nam chưa hình thành được một khu vực doanh nghiệp tư nhân sản xuất lớn
mạnh, có năng lực cạnh tranh quốc tế. Hiện nay, tìm được một thương hiệu
của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam mang tầm cỡ châu lục để tự hào thật sự
rất khó. Những doanh nghiệp tư nhân đầu đàn hiện nay dường như vẫn đang
“mải mê” với bất động sản, xây dựng và đầu tư tài chính, những ngành nghề
nằm trong nhóm có năng suất lao động thấp nhất. Như báo cáo của Ngân hàng
Thế giới đánh giá, những ngành này dù chiếm tỷ trọng rất lớn về tổng tài
sản trong khu vực doanh nghiệp, nhưng lại có xu hướng đầu tư không dài hạn,
được hình thành và nuôi dưỡng bởi một hệ thống phân bổ vốn và đất đai kém
minh bạch.
Nguồn: Theo Thời Báo Saigon
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire