Nguyễn Đình Cống
Cựu Chủ tịch
nước
Trương
Tấn Sang.
|
Đầu
năm 2018 ông Trương Tấn Sang viết bài: “Lịch sử giúp chúng ta hiểu về hiện tại,
dự báo tương lai”. Bài được nhiều báo đăng, có lắm người quan tâm và bình luận.
Cựu Chủ tịch trình bày việc quan sát di tích Hoàng thành Thăng Long, nhìn ngắm
Hồ Tây, xem tiểu thuyết Bão táp Triều Trần, đọc Đại Việt sử ký, ngẫm nghĩ về Thất
trảm sớ của Chu Văn An, về 5 nguyên nhân gây mất nước do Lê Quý Đôn tổng kết
v.v…, để rồi tức cổ nghiệm kim, suy nghĩ sâu xa về sự hưng vong của đất nước.
Gần cuối bài ông đưa ra nhận xét: “Hôm nay…, niềm tin trong nhân dân đã trở lại, sức khỏe nền kinh tế có phần hồi phục, vị thế đất nước được lan tỏa rộng rãi. Nhìn lại năm ngoái, phải khẳng định một điều, những gì Ðảng ta đã làm trong công tác cán bộ và xây dựng Ðảng là đúng với mong muốn và nguyện vọng của toàn dân”.
Nhưng rồi ông lại viết: “Chẳng phải chúng ta đã chứng kiến những kẻ có lòng tham vô đáy lợi dụng kẽ hở của chính sách, lạm dụng quyền lực để móc túi nhân dân, rồi chính những kẻ đó và bè cánh lại tìm mọi cách để chui sâu, leo cao hơn nhằm bảo đảm cho khối tài sản ăn cắp đó tiếp tục sinh sôi, nảy nở?”. Rồi ông đặt câu hỏi: “Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu? Cuối cùng ông trấn an: “Mỗi chúng ta rồi đây đều phải đứng trước sự phán xét công bằng của lịch sử, của dân tộc. Với niềm tin đó chúng ta cùng phấn khởi bước sang năm Mậu Tuất 2018”. (Niềm tin Đảng kiên quyết chống tham nhũng)
Tôi viết nhận thức của ông Sang là muộn, quá muộn vì đạị đa số nhân loại, trong đó có rất nhiều người Việt, đã biết nó từ rất lâu, đã nói và viết từ lâu. Hồi còn làm Chủ tịch nước ông có biết không, nếu không biết thì tại vì cái gì. Ông viết về tài năng yếu kém và đạo đức suy đồi của những người cầm quyền, về lạm dụng quyền lực, về tìm mọi cách để chui sâu leo cao. Ông có tự liên hệ không, có nghĩ đến việc đứng trước sự phán xét công bằng của lịch sử không. Ông có tự biết tài năng ông yếu kém, nhưng vì sao được ngồi vào ghế chủ tich nước không.
Tôi viết nhận thức của ông Sang là nhầm. Xin giải thích rõ hơn. Những nhận thức đó chủ yếu không sai nhưng không hoàn toàn đúng, chủ yếu là nhầm. (Riêng các ý sau là không phù hợp thực tế: Niềm tin trong nhân dân đã trở lại; và: những gì Ðảng ta đã làm là đúng với mong muốn và nguyện vọng của toàn dân”).
Trước khi nêu ý kiến cá nhân tôi xin điểm vài nhận xét cúa các tác giả khác.
Trung Nguyễn (bài: Thư gửi ông Trương Tấn Sang và giới lãnh đạo cộng sản) nhận xét rằng, “những kiến thức trong đầu các ông về thế giới và cả về đất nước Việt Nam rất lệch lạc”, rằng chế độ cộng sản không những giống mà còn tệ hơn chế độ phong kiến, thế mà ông chỉ hô khẩu hiệu và lừa dối nhau, rằng thực ra ông chẳng lo gì cho dân cho nước mà chỉ lo cho đảng cai trị.
FB Huỳnh Ngọc Chênh (bài: Nhân chuyện ông Trương Tấn Sang đọc lại lịch sử) cho rằng: “Đọc lại lịch sử để biết vượt qua cái hạn chế của tổ tiên chứ không phải học theo các phương cách cổ xưa luẩn quẩn mãi trong chuyện minh chúa hay lú chúa… Cái đất nước đang cần bây giờ là minh chế…”
Nhà bình luận Tuấn Khanh (Việt Nam Thời báo) cho rằng ông Sang chỉ viết những điều chung chung, không đưa ra được cái gì cụ thể, chỉ dẫn những sự kiện của các Triều Lý, Trần, Lê mà không đả động đến Triều Nguyễn, đã từng có nhiều thành công trong chống tham nhũng và chấn hưng đất nước.
GS Nguyễn Đăng Hưng (bài: Lời bình sau khi đọc bài viết của ông Trương Tấn Sang) nhận xét: Cái nguy hiểm trước mắt là những sai lầm chính trị, những biện pháp đàn áp đáng tiếc, phát sinh ra đối kháng giữa dân và nhà cầm quyền … Các vương triều đất Việt đi ngược lại lòng dân hay làm mất lòng dân đều tạo điều kiện cho phương Bắc thôn tính, nước nhà bước vào vòng nô lệ! Hơn bao giờ hết, ngày nay trước hiểm họa lãnh thổ, lãnh hải bị xâm phạm, trước nguy cơ bị chiếm đoạt Biển Đông, chính quyền nên ghi nhận bài học này.
Theo tôi điều nhầm lẫn lớn nhất của ông Sang
cũng như của nhiều lãnh đạo khác của cộng sản trong việc đánh giá tình hình đất
nước là cho rằng cái gốc của những tai họa mà đất nước và nhân dân phải chịu là
sự tham lam, sự xuống cấp đạo đức của một số người cầm quyền. Họ không thấy,
không chịu thừa nhận nguyên nhân gốc gác của mọi tai họa là sự độc tài toàn trị
của Đảng theo Chủ nghĩa Mác Lê. Tất nhiên một mình CN Mác Lê chưa đủ để gây ra
mọi tai họa mà nó kết hợp với những yếu kém của nền văn hóa, với những tính xấu
của người Việt. Chính sự độc tài của cộng sản khi đã nắm chắc chính quyền, đã tạo
ra trong giới lãnh đạo những người vừa tham lam vừa thiếu trí tuệ nhưng có thừa
mánh lới, có thừa mưu mẹo để leo cao, luồn sâu. Họ kết với nhau thành các nhóm
lợi ích. Ngoài mồm họ rêu rao vì nước, vì dân, thực chất họ chỉ lo vinh thân
phì gia, lo củng cố quyền lực. Các nhóm liên kết với nhau thành một tập hợp lớn
để vừa chiếm đoạt, vừa tàn phá tài nguyên của đất nước để làm giàu riêng. Ngày
nay tập hợp lớn đó chính là ĐCS. Nói cách khác từ tập hợp lớn chia thành các
nhóm lợi ích. Các nhóm này vì quyền lợi mà đấu đá nhau, thanh toán nhau.
Nhưng có lẽ không phải ông Sang và lãnh đạo nhầm, họ thấy rõ nhưng cố tình che giấu. Như vậy đã phạm tội lừa bịp. Họ dựng lên nào là Hội đồng lý luận, nào là các Học viện chính trị, nào là Ban Tuyên giáo các cấp để nghiên cứu, để tuyên truyền, rằng mọi sự xấu xa, mọi đồi bại là do một số người suy thoái đạo đức. Thậm chí họ cố tình làm một việc quá sai là đem trộn lẫn khái niệm suy thoái đạo đức với tự diễn biến về tư tưởng. Họ cố bế tỏa đầu óc, cố bịt mắt, cố bưng tai để không nghĩ, không thấy, không nghe đến sự tác hại muôn mặt của chế độ toàn trị của đảng. Phải thấy được chế độ cộng sản còn tồi tệ hơn chế độ phong kiến như Trung Nguyễn, thấy được cái sai lầm về chính trị và sự đàn áp đáng tiếc như Nguyễn Đăng Hưng, thấy được sự cấp thiết xây dựng một Minh Chế như Huỳnh Ngọc Chênh, thấy được nguyên nhân gốc của mọi tai họa từ trong CNML như Nguyễn Đình Cống (không phải chỉ mấy người ấy mà hàng triệu người đều thấy, họ chỉ là đại diện).
Có rất nhiều người, ngay từ đầu biết CN Mác Lê sai nên kiên quyết không công nhận (mặc dù một số vì tình thế bắt buộc phải chịu đựng). Một số khá đông đảng viên ĐCS, trong đó có các cán bộ lãnh đạo, tuy ban đầu tin vào CN Mác Lê, nhưng rồi bỗng ngộ ra rằng con đường cộng sản họ đã từng lựa chọn là sai về cơ bản, sai từ gốc. Nhận ra sai rồi, nhưng phản ứng của mỗi người là khác nhau.
Nếu ông Sang và những cán bộ, đảng viên, dù đã nghỉ hưu hay đương chức, nếu có lòng với dân với nước thì hãy dũng cảm lên tiếng kêu gọi đổi mới thể chế. Có xây dựng được thể chế thật sự dân chủ với tam quyền phân lập, mới có cơ sở loại bỏ tham nhũng đến tận gốc. Còn bài viết “Lịch sử giúp chúng ta hiểu về hiện tại, dự báo tương lai” chỉ mới chứng tỏ ông Sang đang có những phản tỉnh để làm người tử tế. Rất hy vọng ông sẽ vượt lên được chính mình để có thể vững vàng đứng trước sự phán xét của lịch sử.
Nguyễn Đình Cống/(FB Nguyễn Đình Cống)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire