Mạc Văn
Trang
Mùa đông Vac-sa-va giá lạnh. Mỗi lần đi qua góc phố, nhìn thấy những đám cây
Tầm gửi xanh rờn, bám trên ngọn những cây phong trơ trụi, khẳng khiu, tôi lại
bần thần, nghĩ ngợi vẩn vơ...
Giữa mùa hè
muôn ngàn cây xanh tốt, tràn trề nhựa sống, những cây tầm gửi lẫn khuất trong
cành là xum xuê, ai bận tâm làm chi!
Vào mùa thu,
người ta mê mải ngắm những cây phong lá vàng rực, say đắm chụp những tấm hình
lưu niệm... Có ai để ý gì những cây tầm gửi vẫn ẩn núp trong những tán là vàng
mê hoặc...
Chỉ khi mùa
đông đến, trời dưới 0 độ C, những cơn gió lạnh buốt, cuốn theo những làn nước
mưa quất tơi bời, lá vàng khô trút hết, từng đám cây tầm gửi mới lộ nguyên
hình.
Và giữa mùa
đông lạnh buốt dẫu dưới 30 độ C, cây phủ đầy tuyết, mặt đất đóng băng... những
cây tầm gửi vẫn cứ nhởn nhơ như chẳng có chuyện gì, Tuyết tan, chúng vẫn cứ
xanh rời rợi!
Suốt mùa
đông, để chống chọi với băng giá, những cây phong phải trút bỏ hết lá, đành để
những cành già cỗi chết khô, rơi gãy dưới mưa tuyết; bộ rễ của chúng trườn khỏi
mặt đất băng giá, cứng như đá, chui sâu vào lòng đất, cố hút từng tí chất dinh
dưỡng, chắt chiu giữ cho cây chủ sống còn qua muôn vàn khổ ải của mùa đông dài
đằng đẵng... Vậy mà trên ngọn kia, những cây tầm gửi cứ ung dung hút nhựa của
cây chủ mà phè phỡn, xanh tươi... Chúng hoàn toàn khác với những cây thông vẫn
tươi tốt suốt mùa đông bằng sức sống “tự lực, tự cường” của chính mình...
Rồi khi mùa
xuân đem nắng ấm đến, những cây chủ chưa kịp nảy chồi, xanh lá, thì những cây
tầm gửi, bằng quy trình nào đó, đã sinh sôi, lan rộng từ cành này sang cành
khác, từ cây này sang cây khác, mau lẹ lạ thường!
Có những cây
chủ bị bọn tầm gửi bám vào, sinh sôi quá nhiều, hút hết nhựa sống, mùa xuân đến
cũng không hồi sinh được nữa, khô héo mà chết. Cho đến khi người ta mang cây gỗ
chết đi, đám tầm gữi vẫn xanh tươi, vẫn bám chặt vào những cành cây đã khô
kiệt, hút nốt chút dinh dưỡng cuối cùng!...
Thế nhưng,
người đời thật thiển cận và bất công! Nhân dịp đón Noel và Năm mới, người ta đi
kiếm những cành tầm gửi tặng nhau để treo trong nhà, gọi là CÀNH LỘC. Có lẽ
người đời cho rằng, cây tầm gửi chẳng phải “vất vả, làm lụng” gì, chỉ “ngồi
mát, ăn bát vàng”, quanh năm sung sướng, tốt tươi, ngay cả giữa mùa đông băng
giá! Thế là đám tầm gửi chuyên ăn bám, sống nhờ vào hút nhựa cây chủ, lại được
thiên hạ tôn vinh, còn những cây chủ lầm lũi, âm thầm, chắt chiu sự sống kia,
chẳng mấy ai để ý tới.
Sự đời lạ
thế đấy!
29/1/2018
Mạc Văn Trang
Mạc Văn Trang
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire