Thống kê của Quốc hội
cho thấy nhiều tỉnh Chủ tịch Ủy ban tỉnh ủy quyền cho cấp phó tiếp công dân.
Trường hợp ủy quyền
đến 70% như Nam Định, Bình Dương, Lào Cai, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Quảng
Nam,... vẫn chưa phải là đặc biệt.
Có tỉnh tỷ lệ tiếp dân
của Chủ tịch tỉnh so với quy định là 0%, như Bắc Giang, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Phú
Yên,…
Không nghe dân nói,
không nói với dân, không nhìn thấy nỗi cơ cực của dân, gói gọn trong một câu là
làm trái pháp luật, vậy mà người ta vẫn làm Chủ tịch tỉnh, thế thì pháp luật có
ý nghĩa gì với những cán bộ “tam không” này?
Thiếu tướng Phan Anh
Minh - Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh từng đề cập đến vai trò của
Hải quan trong cuộc chiến chống buôn lậu:
“50% số vụ án buôn
lậu phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh đều có bóng dáng của nhân
viên Hải quan đằng sau”. [1]
Báo Tuoitre.vn mới đây
có bài viết với cái tít khá nhạy cảm: “Đưa
phong bì cho cán bộ hải quan là “truyền thống”! ”. [2]
Theo tướng Phan Anh
Minh thì quan hệ “hải quan - buôn lậu” chỉ mới xuất hiện trong khoảng 50% vụ
việc, vẫn chưa quá bán, còn Tuoitre.vn thì khẳng định đây là “truyền thống” của
hải quan, không thấy chỉ rõ bao nhiêu phần trăm.
Dư luận thắc mắc không
biết nét “truyền thống” nêu trên của Hải quan có “lây” sang phía mà tướng Phan
Anh Minh là thành viên?
Xin nêu một số ý kiến
của báo chí.
Báo Thanhnien.vn nêu
câu hỏi: “Cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh nhận hối lộ bao
nhiêu?”. [3]
Báo Nld.com.vn trong
bài: “ "Ông trùm" khai cho ông Phan Văn Vĩnh đồng hồ Rolex, 27 tỉ
đồng và 1,7 triệu USD?” viết:
“Kết luận điều tra nêu rõ: "Tại cơ
quan điều tra, ông Vĩnh thừa nhận mua đồng hồ Rolex trên và trả cho Dương với
số tiền 1,1 tỉ đồng, bản thân Dương là người phụ thuộc nên không có sự mua bán
ở đây.
Trong khi
đó, Phan Văn Vĩnh là thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, 1 tháng
lương của ông Vĩnh tương đương chỉ 20 triệu đồng.
Vậy số
tiền ông Vĩnh khai mua đồng hồ Rolex với giá 7.000 USD, mà phải trả 1,1 tỉ
đồng, bằng 55 tháng lương, tương đương với 4 năm 7 tháng không chi phí gì.
Mặt khác,
Dương không anh, em họ hàng thân thiết. Từ căn cứ trên, có đủ cơ sở kết luận
ông Phan Văn Vĩnh được Dương cho chiếc đồng hồ Rolex trên là đúng”. [4]
Cơ quan điều tra “có đủ cơ sở kết luận ông Phan Văn Vĩnh
được Dương cho chiếc đồng hồ Rolex trên là đúng” nhưng tại tòa ông
Vĩnh chỉ bị kết tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”,
không (hoặc chưa) bị kết tội nhận hối lộ, thế có phải “truyền thống” của hải
quan chưa “lây” sang ông Vĩnh?
Nói đến “truyền thống”
mà không nhìn rộng ra cả đội ngũ cán bộ, công chức có phải là thiếu sót nghiêm
trọng?
Vậy “truyền thống” của
cán bộ công chức nước Việt mình là gì?
Câu trả lời là không
thể thống kê hết được vì đội ngũ cán bộ công chức nước ta rất giàu “truyền
thống”, chẳng thế mà thông báo “Gặp mặt truyền thống” nhan nhản trên các phương
tiện truyền thông mỗi dịp “truyền thống” đó sao.
Tuy nhiên cũng xin
lượm lặt vài “Truyền thống tiêu biểu” đã được các vị lãnh đạo cao nhất của
Đảng, Chính phủ khẳng định.
Truyền thống “Đầu
tiên” và cũng là điển hình nhất (dân gian nói lái là “Tiền đâu”) đã được Tổng
Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu với cử tri Hà Nội:
“Cái gì cũng phải tiền, không tiền
không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu”. [5]
Bọn “ghẻ” ở cấp thấp
chỉ liên quan đến cái gọi là “tham
nhũng vặt”, ở cấp cao hơn không gọi là “vặt” mà gọi là “quốc nạn” hay “giặc
nội xâm”.
Tuy nhiên, dẫu “bé”
hay “cao” thì lẽ sống của bọn ghẻ cũng vẫn là … “phong bì”, thứ mà Tuoitre.vn
diễn đạt là “truyền thống”.
Vậy nếu nói ngắn gọn
“Ghẻ sống bằng … truyền thống” liệu đã rõ nghĩa?
“Truyền thống” thứ hai
được một vị lãnh đạo Chính phủ tổng kết là “Cắp ô”.
Theo lời vị lãnh
đạo Đài phát thanh truyền hình Hà Nội:
“Chỉ khoảng 60% là "đủ năng
lực" làm việc tốt. Còn lại 40% năng lực hạn chế cũng không bỏ được,
không loại được vì nhiều người là "con ông này, cháu bà kia từ trung ương
trở xuống thành phố".
Cơ quan chịu trách
nhiệm gần như là tuyệt đối việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách
của thủ đô có 40% “cắp ô”, vậy nơi khác là bao nhiêu?
Truyền thống thứ ba là
xài “Tiền chùa”, dưới đây là vài tít bài:
“4 năm chi 1.200 tỷ đi
công tác nước ngoài, ai lo? [6]
“Bốn bộ ngành chi hơn
1.000 tỷ đi nước ngoài một nhiệm kỳ”. [7]
“Thanh Hóa dự chi hơn
1,7 tỷ đồng cho 3 lãnh đạo đi Mỹ”. [8]
Truyền thống thứ tư là
“Tam không” - “Không nghe, không nhìn, không nói”.
“Truyền thống” này
nghe nói có nguồn gốc bên Ấn Độ hay Nhật Bản, được thể hiện bằng hình ảnh ba
con khỉ, con bịt tai, con bịt miệng, con bịt mắt.
Tư tưởng Tam không |
Thực ra tư tưởng Tam
không là khuyên con người không nghe lời xấu, không nói lời cay nghiệt, không
nhìn việc ác, tuy nhiên nó đã được không ít cán bộ, công chức Việt “vận dụng sáng
tạo” vào hoạt động hàng ngày và người ta gọi đó là lực lượng “Tân Tam không”.
Khi được hỏi về những
sai phạm của cơ quan, đơn vị dưới quyền, thường câu trả lời của lãnh đạo là
“chưa thấy báo cáo, chưa nghe phản ánh” và cấp trưởng thường không mấy khi trả
lời mà dành cho cấp phó hoặc người phát ngôn.
Khoản 5 điều 12 Luật
Tiếp công dân quy định:
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực
tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh ít nhất 01 ngày trong 01
tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 18 của Luật này”.
Thống kê của Quốc hội
cho thấy nhiều tỉnh Chủ tịch Ủy ban tỉnh ủy quyền cho cấp phó tiếp công dân.
Trường hợp ủy quyền
đến 70% như Nam Định, Bình Dương, Lào Cai, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Quảng
Nam,... vẫn chưa phải là đặc biệt.
Có tỉnh tỷ lệ tiếp dân
của Chủ tịch tỉnh so với quy định là 0%, như Bắc Giang, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Phú
Yên,…
Không nghe dân nói,
không nói với dân, không nhìn thấy nỗi cơ cực của dân, gói gọn trong một câu là
làm trái pháp luật, vậy mà người ta vẫn làm Chủ tịch tỉnh, thế thì pháp luật có
ý nghĩa gì với những cán bộ “tam không” này?
Liệu có phải cách chức
những người vi phạm pháp luật thì tới 1/6 số tỉnh không còn Chủ tịch tỉnh, thế
thì lấy ai lãnh đạo?
Báo Doanhnghiepvn.vn
ngày 8/5/2017 bình luận phát biểu của một vị cấp phó như sau:
“Nợ xấu tăng vì... lợn
rớt giá”. [9]
Thật thú vị khi ngắm
bức hình minh họa “Tam không”, con khỉ “không nói” được bố trí ở vị trí trung
tâm.
Mới chỉ điểm sơ sơ đã
có tới bốn “truyền thống”.
Nếu viết tiếp hay bạn
đọc có bình luận thật nhiều thì có lẽ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến “Tân Tam
không”. Thôi thì cứ viết để bạn đọc có được vài phút thư giãn.
Tài liệu
tham khảo:
[1]http://www.baogiaothong.vn/tuong-cong-an-50-vu-an-buon-lau-co-bong-dang-hai-quan-d141179.html
[2]https://tuoitre.vn/dua-phong-bi-cho-can-bo-hai-quan-la-truyen-thong-20181213080435506.htm?fbclid=IwAR0K-dGgWYebcP4YkSVg0GzJIvmicFhLuHTQ5Q-XmjbkU4OdA0u3bSSET8U
[3]https://thanhnien.vn/thoi-su/cuu-tong-cuc-truong-tong-cuc-canh-sat-phan-van-vinh-nhan-hoi-lo-bao-nhieu-984668.html
[4]https://nld.com.vn/phap-luat/ong-trum-khai-cho-ong-phan-van-vinh-dong-ho-rolex-27-ti-dong-va-17-trieu-usd-20180719074410676.htm
[5] http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tong-bi-thu-tham-nhung-nhu-ngua-ghe-142288.html
[6]http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/4-nam-chi-1200-ty-di-cong-tac-nuoc-ngoai-ai-lo-3360480/
[7]https://vnexpress.net/thoi-su/bon-bo-nganh-chi-hon-1-000-ty-di-nuoc-ngoai-mot-nhiem-ky-3775172.html
[8]https://news.zing.vn/thanh-hoa-du-chi-hon-1-7-ty-dong-cho-3-lanh-dao-di-my-post874946.html
[9] http://doanhnghiepvn.vn/no-xau-tang-vi-lon-rot-gia-d98751.html
Xuân Dương
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire