Tựa bài viết: U.S.-China Trade Talks
Face Big Obstacle: Ensuring That Promises Are Kept”
Tác giả: Keith Bradsher
The New York Times số ra ngày February, 12, 2019
Người dịch: Lam Du
Hơn
17 năm sau, ngành viễn thông Trung Quốc vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước
TQ. Chỉ gần đây, Trung Quốc mới nói là sẽ cho phép các công ty nước ngoài sở
hữu các doanh nghiệp ngân hàng của riêng họ tại đây (TQ). Và sau gần hai thập
kỷ đấu tranh pháp lý, Trung Quốc vẫn còn đang xem xét các ứng dụng của Visa và
Mastercard để cho phép họ tham gia vào thị trường xử lý thanh toán của quốc gia
này (TQ).
Những
lời thất hứa đang treo lơ lửng trên đầu ông Robert Lighthizer, đại diện thương
mại Hoa Kỳ và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, khi họ đến Bắc Kinh trong một
cuộc đàm phán kéo dài hai ngày để chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc. Họ đang đối mặt với hạn chót là ngày 2 tháng 3, cái thời hạn mà Tổng
thống Trump đã đe dọa là sẽ tăng hơn gấp đôi mức thuế mà chính quyền Trump đã áp
đặt vào hồi mùa thu năm ngoái đối với các loại hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào
Hoa Kỳ trị giá 200 tỷ đô la một năm.
Các
nhà đàm phán Mỹ muốn tạo ra một cơ chế mà sẽ tự động tăng các thuế suất đối với
các loại hàng hóa Trung Quốc nếu các hoạt động xuất khẩu (của TQ) sang Mỹ tiếp
tục tăng, ba người nắm được các tiến triển của các cuộc đàm phán này đã nói như
vậy, với điều kiện giấu tên vì các cuộc đàm phán chưa được công khai.
Thậm
chí ngay cả một thỏa thuận tạm thời mà trong đó chỉ đơn giản là thể hiện những
khác biệt giữa hai quốc gia cũng đã có thể mang lại lợi ích cho cả 2 chính quyền
của Trung Quốc, vốn đang vật lộn với việc kinh tế TQ đang tăng trưởng chậm lại,
và chính quyền của ông Trump, người muốn tuyên bố một chiến thắng (nào đó) sau
một loạt các thất bại chính trị. Nhưng các cuộc đàm phán phải đối mặt với những
trở ngại lớn, bao gồm việc thực thi những lời hứa trước đó của Trung Quốc sẽ
như thế nào, và liệu các quan chức Trung Quốc có sẽ đưa ra những cam kết tiếp
theo về các vấn đề như bảo vệ sở hữu trí tuệ, tạm dừng các chuyển giao bắt buộc
đối với các công nghệ Mỹ và hạn chế các trợ cấp của chính phủ cho các nhà xuất
khẩu hay không.
“Tại thời điểm này, một hiệp định toàn diện
dường như là điều không thể”, ông Mark Wu, giáo sư Trường Luật Harvard và cũng
là cựu quan chức thương mại Hoa Kỳ cho biết như vậy.
Hôm
thứ Ba, ông Trump cho biết rằng ông sẽ xem xét lùi hạn chót ngày 2 tháng 3 nếu
ông cảm thấy các cuộc đàm phán đang diễn ra tốt đẹp.
“Nếu
chúng ta tiến gần đến một thỏa thuận mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể khiến
nó trở thành một thỏa thuận thực sự, tôi sẽ cho phép tôi được để cho họ có thêm
chút ít thời gian”, TT Trump đã nói như vậy trong phát biểu tại Phòng Bầu dục.
Ông Trump nói thêm rằng ông muốn bất kỳ một thỏa thuận nào cũng “là một thỏa
thuận thực sự, chứ không phải là một thỏa thuận mà nhìn có vẻ tốt về mặt thẩm
mỹ trong khoảng thời gian một năm”.
Nhưng
ông dường như cũng thừa nhận rằng không phải tất cả các vấn đề còn tồn tại có
khả năng được giải quyết bởi các nhà đàm phán và rằng ông và Chủ tịch Tập Cận
Bình của Trung Quốc có thể sẽ cần phải gặp nhau một lần nữa trước khi đạt được
thỏa thuận cuối cùng.
“Vào
một lúc nào đó, tôi hy vọng sẽ gặp lại ông Tập”, ông Trump nói, trong khi lưu ý
rằng hai nhà lãnh đạo có khả năng “sẽ thực hiện các phần của thỏa thuận mà nhóm
đàm phán không thể thực hiện được”.
Các
nhà đàm phán Mỹ có thể sẽ nhận được một sự chào đón lạnh nhạt tại Bắc Kinh.
Theo
lời của những người nắm bắt được các chi tiết về các toan tính về chính sách
kinh tế của Trung Quốc cho biết thì, ngay vào ngày 1 tháng 12 (2018), tại
Buenos Aires, đã đạt được một thỏa ước tạm thời giữa ông Trump và ông Tập, và
thỏa ước này được chứng minh là không được tán thành trong chính quyền Trung
Quốc. Thỏa thuận về cơ bản là cho phép ông Trump duy trì các mức thuế suất mà
ông đã áp đặt đối với các loại hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, trong
khi đó Trung Quốc đã rút lại nhiều động thái trả đũa.
Sự
bất mãn nội bộ ở Bắc Kinh có thể góp phần vào sự thiếu tiến bộ trong các cuộc
đàm phán thương mại kể từ đó cho đến nay. Ngày 31 tháng 1 (2019), các quan chức
thương mại Hoa Kỳ đã lưu ý tại cuộc giao ban thông báo ngắn gọn tại Nhà Trắng
rằng các nhà đàm phán đã không đưa ra được một khung khổ dự thảo về một thỏa
thuận cuối cùng có thể có những nội dung như thế nào.
Tuy
nhiên, do đã biết được các hồ sơ của chính quyền Trung Quốc trong việc không tuân
giữ các hứa hẹn thương mại, (cho nên) các nhà đàm phán Mỹ cảm thấy rằng bất kỳ một
thỏa thuận nào cũng phải có một cơ chế nào đó để nhanh chóng áp đặt các mức
thuế suất cao hơn đối với các loại hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, nếu
phía TQ không tuân thủ các hứa hẹn thương mại ấy.
Cơ
chế mà họ có trong đầu là một cơ chế mà Bắc Kinh, trong quá khứ, đã kịch liệt
bác bỏ.
Khi
Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, tổ chức có quy mô
toàn cầu này đã phê chuẩn một quy định cho phép các nước thành viên tăng các
mức thuế suất nếu việc tăng xuất khẩu của Trung Quốc làm gián đoạn thị trường
nội địa của họ. Do đã biết về sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc, nhiều
quốc gia đã miễn cưỡng áp dụng quy định này.
Tổng
thống George W. Bush đã từ chối bốn cơ hội áp dụng quy định này, bởi vì các cố
vấn của ông e ngại rằng nếu làm như vậy thì có thể gây ra một cuộc chiến thương
mại toàn diện.
Tổng
thống Barack Obama đã áp dụng nó một lần, vào năm 2009, để áp thuế đối với lốp
xe do Trung Quốc sản xuất. Trung Quốc đã đáp trả bằng cách áp thuế đối với ô tô
Mỹ, và giữ nguyên các biểu thuế đó cho đến năm 2013, và đối với việc nhập khẩu sản
phẩm thịt gia cầm vào TQ, mà Bắc Kinh mới chỉ dỡ bỏ vào năm ngoái. W.T.O. đứng
về phía Hoa Kỳ, mặc dù, tại Mỹ, chính quyền Obama đã bị chỉ trích về chi phí
tăng thêm đối với người tiêu dùng.
Nhưng
nay thì toàn cảnh bức tranh thuế quan đã đổi khác. Quyền sử dụng các điều khoản
như vậy chống lại Trung Quốc theo các quy định của W.T.O. đã hết hạn vào năm
2013, về mặt lý thuyết, điều này khiến cho bất kỳ động thái trả đũa nào của
Trung Quốc giờ đây trở nên mang tính phòng thủ hơn trên trường quốc tế.
Các
nhà đàm phán của chính quyền Trump muốn có thể sử dụng chiến thuật này trong
mọi trường hợp (want to be able to use the maneuver anyway), theo những người
nắm rõ tình hình các cuộc đàm phán. Điều này sẽ bao gồm việc giảm bớt các yêu
cầu pháp lý đang tồn tại hiện nay, theo Điều thứ 421 của Đạo luật Thương mại
năm 1974, theo đó yêu cầu chính quyền chứng minh việc các nước khác xuất khẩu
hàng hóa đang gây tổn thương cho các ngành công nghiệp Mỹ trước khi tổng thống
có thể áp thuế.
Việc
nâng cao triển vọng về các mức thuế suất như vậy là một canh bạc đối với chính
quyền Trump. Bất chấp sự phản đối trước đây của Trung Quốc, các quan chức Mỹ hy
vọng rằng sự suy yếu kinh tế hiện tại quốc gia này (TQ) sẽ quan trọng hơn, có
sức nặng hơn so với những lo ngại trên bàn đàm phán. Nhiều công ty Mỹ từng chỉ
trích đạo luật thương mại này. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày càng chia rẽ hơn
về vấn đề này, một số doanh nghiệp thì chia sẻ quan điểm của chính quyền Trump rằng
Trung Quốc đã làm quá nhiều để giúp các nhà xuất khẩu của mình và không khuyến
khích nhập khẩu.
Các
quan chức thương mại Hoa Kỳ được thúc đẩy bởi những gì họ coi là một bản tường
trình dông dài về những nguyên nhân thất bại của Bắc Kinh trong việc thực hiện
những hứa hẹn thương mại của mình.
Trung
Quốc vẫn đang trong quá trình điều chỉnh để cho phép các công ty thẻ tín dụng
nước ngoài như Visa và Mastercard gia nhập thị trường của mình. Trung Quốc đã
đồng ý cho phép các dịch vụ thanh toán điện tử nước ngoài khi gia nhập W.T.O.,
và sau đó thua kiện tại cơ quan thương mại quốc tế này vào năm 2012 vì đã không
thực hiện cam kết ấy.
Vào
năm 2001, Trung Quốc cũng đã đồng ý rằng sẽ để cho các ngân hàng nước ngoài
được phép hoạt động tại TQ, nhưng sau đó đã đặt ra các quy định nghiêm ngặt đến
mức các ngân hàng nước ngoài khó mà đáp ứng nổi. Các ngân hàng nước ngoài hiện chỉ
chiếm chưa đầy 2% trong tổng số các ngân
hàng đang hoạt động tại Trung Quốc.
Trung
Quốc cũng đồng ý vào năm 2001 rằng sẽ cho phép một số dịch vụ viễn thông nước
ngoài được phép thâm nhập vào nước này. Nhưng Bắc Kinh đã ấn định quyền truy
cập hết sức hạn hẹp và đã ngăn chặn các dịch vụ internet như Google và
Facebook và các dịch vụ điện toán đám
mây ở nước ngoài như của Amazon (blocked internet services like Google and
Facebook and overseas cloud computing services like Amazon’s).
Trung
Quốc đã cấm thịt bò Mỹ trong một lo ngại liên quan đến vụ thịt bò điên vào năm
2003. Mặc dù đã có nhiều thỏa thuận kể từ đó để mở cửa trở lại thị trường này,
các lô hàng thịt bò Mỹ cho người hoặc cho thú cưng vẫn tiếp tục gặp nhiều trở
ngại.
Các
quan chức Trung Quốc khẳng định rằng họ đã liên tục thực hiện lời hứa của mình,
nhưng việc hành động theo họ đôi khi mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Có rất ít
bằng chứng cho thấy việc “thọc gậy bánh xe” (the foot-dragging) bắt nguồn từ
chính sách thống nhất của chính quyền. Các quan chức Trung Quốc có đầu óc cải
cách, những người mà đã đàm phán để nước này gia nhập W.T.O., đã hy vọng nó sẽ
buộc Trung Quốc phải trở nên định hướng thị trường hơn và làm rung chuyển phần
kinh tế do nhà nước kiểm soát. Nhưng các quan chức hùng mạnh và các công ty nhà
nước đã chiến đấu để bảo vệ sân cỏ của họ, làm chậm tiến bộ trong nhiều lĩnh
vực.
Sự
quan tâm của người Mỹ trong việc xem xét lại các quy định mang phong cách W.T.O.
để tăng các biểu suất thuế quan không phải là trở ngại duy nhất đối với việc đạt
được thậm chí ngay cả những đường hướng phác thảo của một thỏa thuận trong tuần
này. Các quan chức Mỹ cũng muốn chính phủ Trung Quốc ngừng trợ cấp cho các nhà
xuất khẩu và thực hiện các bước khác để nới lỏng sự kiểm soát, nắm giữ của chính
quyền trong các hoạt động kinh tế.
Nhưng
các quan chức chính quyền của Trump đã liên tục từ chối cung cấp một văn bản
chi tiết mà theo đó có thể xét đoán về những suy nghĩ của họ về việc họ nghĩ rằng
Trung Quốc nên sửa đổi luật pháp và chính sách của mình như thế nào, trong khi họ
khẳng định rằng chỉ những thay đổi được soạn thảo bởi các quan chức Bắc Kinh
mới có thể được đưa vào (văn bản chi tiết ấy).
Bất
chấp khoảng cách dường như là rộng lớn giữa hai quốc gia này, một số chuyên gia
cho rằng có thể đạt được nhiều tiến bộ nếu hai bên đồng ý về cách thực thi một
thỏa thuận.
“Đây sẽ là cơ hội tốt nhất để đối đầu với các
chính sách bảo hộ và ăn cướp (công ăn việc làm và sự thịnh vượng của nước Mỹ -
người dịch) của Trung Quốc (to confront China’s predatory and protectionist
policies), Michael Wessel, một thành viên của Ủy ban đánh giá kinh tế và an
ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc, một cơ quan tư vấn do Quốc hội thành lập, đã nói như
vậy.
THE END
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire