28/02/2019

Tự do hoạt động hàng hải ở Đông Á liệu có đủ không?

Nguyên tựa: Are Freedom of Navigation Operations in East Asia Enough?

The National Interest ngày 23/02/2019

Tác giả bài báo:  James Holmes
Người dịch: Lam Du

(The National Interest: James Holmes là chủ tịch nhiệm khoa Chiến lược Hàng hải tại Học viện Hải quân mang tên J. C. Wylie. Các quan điểm được trình bày ở đây là của riêng tác giả.)



Câu hỏi đặt ra là một câu hỏi vĩnh cửu đối với những người thi hành chiến lược hàng hải ở châu Á: liệu những hoạt động tự do hàng hải có là đủ hay không? Liệu những chuyến hải hành định kỳ qua các vùng biển nơi một quốc gia ven biển tuyên bố các quyền và đặc quyền vượt ra ngoài những gì đã được quy định bởi một hiệp ước liệu có đủ để đảm bảo tự do hàng hải hay không?


Câu trả lời: các hoạt động tự do hàng hải là cần thiết nhưng không đủ để bảo đảm cho “quyền tự do biển” (“freedom of the sea”), bởi vì đó là quyền tự do gần như vô hạn để sử dụng biển cho mục đích quân sự và thương mại, và cho hệ thống tự do thương mại và buôn bán trên biển.

Các hoạt động tự do hàng hải là cần thiết LÀ VÌ những lý do pháp lý. Như đô đốc hải quân Hoàng gia đã nghỉ hưu, ông Chris Parry, vẫn thường hay nói, các quyền tự do hàng hải là một cái gì đó giống như “quyền đường đi” (something like the “right of way”)  trong luật pháp phổ biến của nước Anh. Chúng (các quyền tự do hàng hải) vẫn còn tồn tại chừng nào mà những người đi biển vẫn còn sử dụng chúng. Quyền đường đi cho phép các công dân đặt chân lên, đi qua các tài sản, sở hữu tư nhân dọc theo những con đường nhất định mà được chứng minh rằng mọi người có thực sự hành dụng các quyền đó (to traipse across private property along certain pathways provided people actually exercise that right). Nếu không ai hành dụng, quyền đường đi sẽ mất dần theo thời gian. Quyền sở hữu lại trở về với chủ sở hữu đất đai một cách đầy đủ.

Hãy hành dụng các quyền ấy hoặc để mất chúng.

Một cách tương tự, nếu một quốc gia ven biển như Trung Quốc hay Nga khẳng định các yêu sách quá đáng đối với quyền tài phán đối với các vùng biển ngoài khơi và không ai thách thức các yêu sách đó, thì tuyên bố của họ - cho dù là những tuyên bố bất hợp pháp – cũng có cách để trở thành một tập quán quốc tế theo thời gian (and no one challenges those claims, its claims - even though unlawful - have a way of calcifying into international custom over time). Luật quốc tế là một hệ thống các luật lệ theo phong tục, tập quán cũng như nó là một hệ thống các hiệp ước và thỏa thuận được thể hiện bằng văn bản. Nếu các hạm đội hải quân và các hạm đội thương thuyền không thực hiện các quyền của họ theo luật biển một cách đầy đủ nhất, thì việc chấp hành các yêu cầu của các quốc gia ven biển đó có thể bắt đầu bị nhìn nhận giống như sự đồng ý với các yêu cầu đó (compliance with the coastal state’s demands could begin to look like consent to those demands). Sự chấp hành, chấp nhận đó (Acquiescence) có thể trở thành một phong tục thống trị và, nếu như vậy, thì tự do biển sẽ bị hạn chế, bị thu hẹp lại trong những vùng biển đang có vấn đề, đang bị tranh chấp (and if so freedom of the sea will have been abridged in the waters at issue).

Do đó, cần phải thách thức các tuyên bố, các yêu sách vượt quá các chuẩn mực luật pháp một cách không chậm trễ và thường xuyên (Hence the necessity to defy extralegal claims early and often = TỨC LÀ CẦN PHẢI THÁCH THỨC MỘT CÁCH KHÔNG CHẬM TRỄ VÀ THƯỜNG XUYÊN CÁC TUYÊN BỐ, CÁC YÊU SÁCH CỦA TRUNG CỘNG VỐN ĐÃ THỰC SỰ VƯỢT QUÁ CÁC CHUẨN MỰC LUẬT PHÁP– người dịch).

Các hoạt động hải hành tự do trên biển là không đủ CÒN VÌ các lý do quân sự và ngoại giao. Đó là các “hoạt động đến và đi” trong khi đó một thế giới rộng lớn của những người đi biển cần phải ĐƯỢC ĐI QUA những vùng biển tranh chấp và ĐƯỢC DỪNG LẠI Ở ĐÓ để đưa ra tuyên bố mà sẽ khuyếch trương tự do biển (should go to contested waters and stay in order to make a statement that resonates regarding freedom of the sea).

Hãy suy nghĩ về điều này. Một chiến hạm Mỹ đã hoàn thành điều gì khi đi ngang qua một thực thể đá ở Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) do Trung Quốc kiểm soát rồi sau đó chiến hạm Mỹ này rời đi (when it passes by a Chinese-held rock in the South China Sea)?. Năm 2016, một tòa án quốc tế đã phán quyết rằng không có một hòn đảo nào ở Trường Sa hay Hoàng Sa là có đủ điều kiện để được là một hòn đảo theo đúng nghĩa pháp lý. Chiến hạm Mỹ đã thực hiện quyền qua lại được quy định rõ trong luật biển. ĐÓ LÀ MỘT ĐIỀU RẤT TỐT.

Nhưng rất có thể có một tàu chiến Trung Quốc sẽ theo sát nó, sẽ ra lệnh cho nó phải rời đi, và có thể đã quấy rối nó trong quá trình di chuyển. Thực tế là việc các tàu Hải quân Hoa Kỳ thực hiện các chuyến tuần tra “đến và đi” đã khiến cho các trình thuật ngoại giao của Bắc Kinh trở nên đáng tin hơn (đối với số thính giả và khán giả thuộc loại con vịt = lends credence to a diplomatic narrative issuing from Beijing – người dịch). (Theo những gì mà người phát ngôn bộ ngoại giao T+ vẫn thường hay nói - người dịch) thì câu chuyện diễn ra như thế này: Người Mỹ đã xâm nhập vào lãnh hải của chúng tôi (TQ) và chúng tôi (TQ) đã xua đuổi chúng (Americans broke into our territorial waters and we chased them off ). Các phát ngôn viên của (bộ ngoại giao) Trung Quốc đã tạo tác một câu chuyện thuộc loại giả kim thuật của ngành ngoại giao (Chinese spokesmen essay a sort of diplomatic alchemy). Họ cố gắng miêu tả họ như là những người đang nhân danh tự do biển để nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực chiến sự (They try to portray demonstrating on behalf of freedom of the sea into cutting and running from an embattled zone). Nếu một lượng lớn khán giả có ảnh hưởng tin theo những trình thuật loại này của Trung Quốc, thì nó (những trình thuật loại này) sẽ trở thành hiện thực trong tâm trí của họ cho đến khi và trừ khi được gỡ bỏ.

Làm thế nào để giải ảo, để bóc trần những trình thuật thuộc loại này của Trung Quốc? Thay vì xuất hiện thoáng qua, thỉnh thoảng, những người bạn của tự do hàng hải nên (mà chính xác là CẦN PHẢI – người dịch) xuất hiện ở vùng biển tranh chấp như Biển Đông (biển Nam Trung Hoa), và họ nên ở lại. THƯỜNG XUYÊN cần phải được là khẩu hiệu của họ (Constancy should be their watchword).

May mắn thay, Washington và các thủ đô có tư duy tương tự dường như đã làm sáng tỏ một chiến lược như vậy. Ông chủ của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (của Hoa Kỳ), Đô đốc Phil Davidson, gần đây đã nói với Ủy ban Quân lực Thượng viện (Hoa Kỳ) rằng các đồng minh sẽ tham gia các hoạt động triển khai tự do hàng hải trong tương lai. Càng nhiều (tầu thuyền) mang cờ các nước, càng nhiều tầu thuyền trong những không gian, những vùng biển đang tranh chấp thì càng tốt (The more flags fly in contested expanses the better).

Đó là lý do tại sao mà những tin tức gần đây từ thủ đô các đồng minh lại ấm lòng đến thế (out of allied capitals is so heartening). Chẳng hạn, Tokyo đã điều động một trong số các “khu trục hạm trực thăng”, thực chất là các hàng không mẫu hạm hạng nhẹ, niềm tự hào của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản, đến phối hợp hoạt động với các đơn vị Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông. Bằng việc làm đó, giới lãnh đạo chính trị của Nhật Bản đã tuyên bố rằng họ sẽ không chịu áp lực của Trung Quốc ở bất cứ nơi nào xung quanh vùng lòng chảo châu Á.

Các nước châu Âu cũng đã nhập cuộc. Vào hồi mùa thu năm ngoái, London đã điều phái một tàu vận tải đổ bộ của Hải quân Hoàng gia Anh tới khu vực này để hiện diện gần các thực thể đá (tức là các đảo nhân tạo, và không hiểu tại làm sao mà Trung + lại có thể làm được điều này nhỉ - người dịch) của Trung Quốc. Và tháng trước, một tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh đã tham gia cùng các tàu Hải quân Hoa Kỳ ở Đông Nam Á trong những hoạt động phối hợp kéo dài nhiều ngày. Vương quốc Anh thậm chí còn có ý định mở một căn cứ quân sự ở Biển Đông, đánh dấu sự  trở lại của họ đối với các tuyến đường biển nằm ở “phía đông kênh đào Suez” nhiều thập kỷ sau thời kỳ giải thuộc địa (punctuating its return to seaways “east of Suez” decades after decolonization). Một căn cứ sẽ neo giữ sự hiện diện của Anh và các đồng minh trong khu vực, trợ giúp các lực lượng hải quân đến và ở lại đó (helping naval forces go there and remain).

Các hàng không mẫu hạm của các quốc gia châu Âu cũng sẽ sớm tham gia các hoạt động hỗn hợp này. Paris đã thông báo rằng hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle, vừa mới hoàn thành công việc đại tu giữa đời của nó (fresh from its midlife overhaul), sẽ có chuyến hải hành đến Biển Đông trong năm nay. Siêu hàng không mẫu hạm đầu tiên của Anh, Nữ hoàng Elizabeth, sẽ đến tiếp theo trong năm nay hoặc năm sau và một phi đoàn máy bay của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ gồm các phi cơ chiến đấu tàng hình F-35 sẽ gia nhập lực lượng không quân của nó. Luân Đôn đã cho biết ý tưởng về việc xây dựng một lực lượng hàng không mẫu hạm Anh-Pháp để giúp các quốc gia châu Âu duy trì sự hiện diện liên tục và đáng nể trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Paris vẫn chưa hoàn toàn hiện diện ở đó, nói theo ngôn ngữ chính trị, nhưng thậm chí ngay cả chỉ riêng một hành động bàn thảo về việc tập hợp các nguồn lực hải quân cũng đã tạo ra được một sự tiến bộ.

Và nếu các đồng minh duy trì sự hiện diện hải quân tại hiện trường trong một thời gian dài thì sao? Bắc Kinh sẽ thấy ngày càng khó khăn để thuyết phục người khác rằng hải quân của họ đã xua đuổi những con tàu không bao giờ rời đi. Dụ ngôn về sức mạnh Trung Quốc và sự yếu kém của đồng minh sẽ không qua được bài kiểm tra tức cười này.

Để kết luận, xin chuyển sang lý thuyết chiến lược. Đô đốc J. C. Wylie (1911 - 1993) mô tả việc kiểm soát một nơi nào đó hoặc một cái gì đó là mục đích của chiến lược quân sự, và ông mô tả “người đàn ông tại hiện trường với một khẩu súng “ – một người lính – như là người trọng tài tối cao của việc kiểm soát ấy. Người lính xuất hiện tại hiện trường và ở lại đó, vượt qua sự phản kháng của khu vực ấy. Người lính ấy là hiện thân của sự kiểm soát lãnh thổ (He embodies control of dry land). Người lính ấy là người kiểm soát, Wylie nói.

Áp dụng nhanh logic của Wylie vào với các vấn đề hải quân, lực lượng hải quân tại hiện trường nào mà tự hào về hỏa lực mạnh mẽ thì đều là đối trọng hải quân đối với người lính. Nếu họ gia tăng sự hiện diện thường trực, thì các lực lượng không chỉ mang cờ Mỹ mà còn mang cờ các nước châu Á và châu Âu đều có thể kiểm định những nỗ lực của Trung Quốc nhằm áp đặt quyền kiểm soát cũng như kiểm định sự tự tin của nó. Sự xâm phạm ngày càng gia tăng của nó (TQ) đối với quyền tự do biển có thể bị chặn đứng vì những cuộc biểu dương lực lượng ở tầm mức, quy mô thế giới của những người đi biển.

Thành công trong cuộc đối thoại bằng vũ khí này phải chăng đã được ấn định trước? Khó khăn đấy. Kết quả của sự cạnh tranh chiến lược không bao giờ (đơn giản) như vậy. Nhưng một sự biểu dương sức mạnh và quyết tâm đa quốc gia, bền bỉ có thể chứng minh là đủ để hạn chế các thách thức từ Trung Quốc. 
                                THE END 




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire