Ngọc Mai / Khánh An
Trước những hành vi ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của
Trung Quốc, các chuyên gia đặt ra khả năng vận dụng công cụ pháp lý để bảo vệ
chủ quyền VN ở Biển Đông.
Giữa lúc tình hình Biển Đông diễn
biến phức tạp khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc ngang
nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vấn đề can thiệp
pháp lý của quốc tế lại được đặt ra nhằm giải quyết vấn đề một cách hòa bình, ổn
định vì lợi ích chung.
“Việt Nam sẽ thắng”
Trả lời phỏng vấn Thanh
Niên, Giáo sư James Kraska (Trung tâm luật quốc tế Stockton, Đại học
Hải chiến Mỹ) khẳng định hoạt động của nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 và các
hành vi liên quan là sự xâm phạm vô cùng nghiêm trọng đến quyền khai thác tài
nguyên của Việt Nam tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Hành
động của Trung Quốc làm xói mòn thỏa thuận chính của Công ước LHQ về luật Biển
năm 1982 (UNCLOS), cho phép các nước ven bờ đặc quyền kiểm soát nguồn tài
nguyên. “Nếu Trung Quốc có thể chiếm đoạt tài nguyên của một nước ven bờ mà
không bị trừng trị, thì không có quốc gia ven bờ nào có được sự đảm bảo gìn giữ
quyền lợi. Điều này là phiên bản thời hiện đại của Đối thoại Melos thời Hy Lạp
cổ đại”, ông Kraska nói. Trong cuộc đối thoại giữa lãnh đạo đảo Melos và đội
quân xâm lược từ thành bang Athens diễn ra năm 416 trước C.N có một câu nói
khét tiếng mang đại ý “kẻ mạnh làm theo ý thích còn kẻ yếu phải chấp nhận chịu
đựng”.
“Việt Nam nên nộp đơn kiện Trung Quốc theo
Phụ lục VII (của UNCLOS - NV) và sẽ thắng”, ông Kraska nhận định trên Twitter.
Tương tự, Giáo sư luật quốc tế Jonathan Odom thuộc Trung tâm châu Âu về nghiên cứu
an ninh George Marshall (Mỹ) cũng kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc như
Philippines từng làm, và sẽ đạt được thắng lợi pháp lý về quyền tài phán cũng
như khẳng định sự vi phạm của Trung Quốc.
Về khía cạnh pháp lý của phương án khởi kiện, chuyên gia nghiên
cứu luật biển Hoàng Việt thuộc Hội Luật gia Việt Nam, giải thích rõ với Thanh
Niên ngày 23.7: “Tòa trọng tài quốc tế và Tòa án công lý quốc tế hiện không thể
xử lý vì cả hai yêu cầu phải có sự đồng ý của hai bên thì mới có thẩm quyền xét
xử nhưng Trung Quốc chắc chắn từ chối. Phương án khả dĩ nhất như tiền lệ vụ
Philippines kiện Trung Quốc, đó là sử dụng Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ
lục VII. Tòa này không nhất thiết có sự đồng ý của bên kia nên Việt Nam có
thể khởi kiện”.
Theo ông Hoàng Việt, trong trường hợp này, Việt Nam có thể
khởi kiện Trung Quốc dựa trên quy định điều 298 của UNCLOS về giải thích hoặc
áp dụng điều khoản của công ước. Việt Nam sẽ khẳng định khu vực Trung Quốc
đưa tàu khảo sát vào nằm trong thềm lục địa và EEZ của Việt Nam. Lúc này Trung
Quốc có thể đưa ra 2 lập luận cơ bản, dựa trên yêu sách đường lưỡi bò và vùng
nước quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, cả hai lập luận này đều đã bị tòa bác bỏ
trong vụ kiện của Philippines. Do đó, khả năng tòa ra phán quyết ủng hộ Việt
Nam là rất cao.
“Để xem xét khởi kiện, Việt Nam cần tập hợp các bằng chứng,
video, báo chí, hình ảnh, tọa độ thu thập được về hoạt động của tàu Trung Quốc. Khi đã đầy
đủ, Việt Nam gửi lên tòa và lúc tòa mở sẽ thông báo cho các bên. Việt
Nam và Trung Quốc sau đó sẽ được tòa yêu cầu gửi lập luận pháp lý của mỗi
bên. Nếu Trung Quốc tham gia thì cũng sẽ gửi lập luận của mình. Mỗi bên được gửi
2 lần và tòa sẽ xét xử và ra phán quyết”, chuyên gia Hoàng Việt nói với Thanh
Niên. Ông cũng cho hay hầu hết các chuyên gia về luật quốc tế đều nhận định khả
năng thắng kiện của Việt Nam là rất cao vì tòa tôn trọng và ưu tiên cao nhất
về quyền tại vùng biển của quốc gia so với các lập luận pháp lý khác. Trong trường
hợp này, khu vực Trung Quốc xâm phạm hoàn toàn nằm trong EEZ và thềm lục địa của
Việt Nam.
Nguồn: Theo TNO
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire