Minh Thái
Chủ nhật ngày 24 tháng 11 năm 2019
Bà Phạm Chi Lan cho rằng, dự
án đường sắt 100.000 tỷ đồng vừa lãng phí vừa vô lý vừa không phù hợp với lợi
ích tổng thể của đất nước.
Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ tiêu chuẩn có tổng chiều dài 392km, diện tích đất sử dụng trên 1.650 ha, vốn đầu tư là 100 nghìn tỷ đồng. Tuyến đường sẽ đi qua 8 tỉnh, thành phố là: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ tiêu chuẩn có tổng chiều dài 392km, diện tích đất sử dụng trên 1.650 ha, vốn đầu tư là 100 nghìn tỷ đồng. Tuyến đường sẽ đi qua 8 tỉnh, thành phố là: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Trao đổi với báo chí, chuyên
gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định, bà không tán thành kế hoạch xây dựng dự án
đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng 100.000 tỷ đồng.
Lý giải cho quan điểm của
mình, bà Phạm Chi Lan đưa ra ba lý do.
Thứ nhất, dự án này tốn quá
nhiều tiền của bởi 100.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư này dù có huy động ở đâu thì
rốt cục dân cũng là người trả, những người nộp thuế là người phải trả.
Thứ hai là việc tốn kém chi
phí của người dân như thế nhưng hưởng lợi sẽ là ai?, bà Lan đặt câu hỏi, đồng
thời bày tỏ nghi ngờ rằng kết nối tuyến đường sắt này có vẻ đang theo ý tưởng
từ phía Trung Quốc đề xuất để tạo nên tuyến kết nối từ phía Vân Nam, Trung Quốc
sang cảng Hải Phòng.
Cũng theo vị chuyên gia kinh
tế, trên thực tế, giao lưu về vận tải hàng hoá giữa bản thân tỉnh Lào Cai và
các tỉnh xuyên suốt trên tuyến đường sắt này cũng không có nhiều đến mức phải
cần một tuyến đường sắt tốn kém như vậy. Chưa nói về chi phí, rõ ràng việc
hưởng lợi từ dự án này thì Việt Nam thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.
"Vậy, Việt Nam có cần bỏ
tiền ra để đầu tư cho Trung Quốc hưởng lợi theo kiểu này không?", bà Phạm
Chi Lan đặt câu hỏi.
Bà Phạm Chi Lan không tán thành kế hoạch xây dựng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh minh họa |
Điều thứ ba, theo bà Lan, nếu tính về góc độ kinh
tế, sử dụng 100.000 tỷ đồng này đầu tư vào việc gì sẽ có lợi hơn cho nền kinh
tế Việt Nam? Nếu về giao thông, tại sao không đầu tư về giao thông cho miền
Nam, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kết nối giữa TP.HCM với Đồng bằng
sông Cửu Long.
Bà Lan nhận định, mạng lưới giao thông khu vực phía
Nam và Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang bị thiếu hụt hết sức nặng nề và nó làm
cản trở sự phát triển của toàn TP.HCM khi phát huy vai trò như đầu tàu tăng
trưởng của Việt Nam.
"Với những đóng góp lớn về mặt kinh tế của
Đồng bằng sông Cửu Long mà lại không đầu tư hạ tầng chính đáng cho khu vực này
so với các khu vực khác thì không công bằng", bà Lan nói.
Bà Phạm Chi Lan cũng cho rằng việc đầu tư hạ tầng
kéo lên phía Bắc hiện nay là quá đủ rồi bởi trên thực tế giữa Lào Cai qua các
tỉnh về Hà Nội và ra Hải Phòng đã có các tuyến đường có sẵn, đặc biệt là các
tuyến đường bộ cao tốc.
Bà cũng cho rằng đối với việc phát triển hệ thống
đường sắt, hiện Bộ GTVT đã có đề xuất xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc Bắc –
Nam với tổng mức đầu tư 58 tỷ USD.
"Tại sao lại có thể tham lam như vậy, vừa muốn
58 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam, lại vừa muốn 100.000 tỷ làm đường
sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tôi cho rằng dự án đường sắt 100.000 tỷ đồng
vừa lãng phí vừa vô lý vừa không phù hợp với lợi ích tổng thể của đất
nước", bà Phạm Chi Lan nhận định.
Bà Lan cho rằng đối với việc đề xuất về các dự án
giao thông, Bộ GTVT nên “mở mắt” ra để nhìn rộng ra cả nước chứ đừng cắt riêng
cho từng đoạn. Hiện, số tiền đổ vào lĩnh vực giao thông đã quá nhiều so với chi
tiêu của ngân sách, gánh nặng người dân phải chi trả là rất lớn, trong khi giao
thông lại có rất nhiều dự án chưa hiệu quả.
"Bộ GTVT nên tập trung cải thiện hiệu quả các
dự án để phục vụ cho phát triển kinh tế hơn là việc đề xuất thêm dự án này hay
dự án khác. Việc 'đẻ' thêm các dự án chỉ làm tăng thêm mối nghi ngờ về các nhóm
lợi ích muốn đạt được qua đầu tư", bà Phạm Chi Lan nói.
Trước đó, đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng
Nguyễn Ngọc Đông làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP Hải Phòng,
tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương về phương án quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu
chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Mới đây nhất, tại buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên
vào ngày 7/11, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng nhất trí với phương
án của Bộ GTVT. Tuy nhiên, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên đề nghị cần nghiên cứu điều
chỉnh một số vị trí, hướng tuyến để đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của
tỉnh.
Đồng thời, tỉnh cũng đề nghị cần nghiên cứu vị trí
xây dựng nhà ga trung gian ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm và ga nhường tránh ở xã
Hòa Phong, thị xã Mỹ Hào nối sang huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương thuận lợi cho
việc kết nối với các tuyến giao thông của tỉnh.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu đơn vị tư vấn
và các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, lựa chọn vị trí xây
dựng nhà ga theo đề xuất của tỉnh Hưng Yên, đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất.
Hồi đầu tháng 4/2019, Phó Tỉnh trưởng Thường trực
tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) kiến nghị tới Chính phủ các giải pháp để hai bên thúc
đẩy quan hệ hợp tác, trong đó có việc cải tạo tuyến đường sắt chung chuyển nối
từ Lào Cai tới Hải Phòng nhằm thúc đẩy giao thương của Vân Nam và thị trường
phía Tây Nam của Trung Quốc với các tỉnh của Việt Nam.
Theo quy hoạch, tuyến đường sắt
Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ tiêu chuẩn có tổng chiều dài 392km, diện tích
đất sử dụng trên 1.650 ha, vốn đầu tư là 100.000 tỷ đồng. Tuyến đường sẽ đi qua
8 tỉnh, thành phố là: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên,
Hải Dương, Hải Phòng.
Trên tuyến có 73 cầu lớn, với
tổng chiều dài hơn 130km, trong đó phải xây mới 96 cầu; 25 hầm dài 25km; 38 nhà
ga, trong đó xây mới 29 nhà ga.
Dự báo năng lực vận tải trong dài
hạn của tuyến là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày. Tốc độ
thiết kế tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là 160
km/h, mang nhiều ưu điểm vượt trội, thời gian từ Lào Cai đi Hà Nội mất 3 giờ,
Lào Cai đi Hải Phòng mất 4 giờ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire