31/12/2019

“MÂY ĐEN BAO PHỦ TOÀN CẦU – MẶT TRỜI TOẢ SÁNG TRÊN ĐẦU VIỆT NAM”

VÌ SAO CÓ CÂU NỔ NGẤT TRỜI CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI LÀM LÃNH ĐẠO VIỆT NAM SƯỚNG RƠN? 







Ngân hàng thế giới vừa đưa ra câu kinh khủng “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam” khiến các lãnh đạo Việt Nam sướng rơn còn dư luận bàng hoàng như nghe nhầm.

Vì sao và do đâu mà Ngân hàng thế giới đưa ra nhận định đó?
Đây là câu giải thích.

Mọi người hãy vào link ngay bên dưới status này sẽ thấy bản báo cáo “Việt Nam 2035 HƯỚNG TỚI THỊNH VƯỢNG, SÁNG TẠO, CÔNG BẰNG VÀ DÂN CHỦ” của Ngân hàng thế giới.


Đoạn giới thiệu như sau:

“Báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” là sáng kiến chung của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Jim Yong Kim chấp thuận vào tháng 7 năm 2014”.

Đây thực chất là một đề án tư vấn của một số chuyên gia Ngân hàng thế giới cho chính phủ Việt Nam hồi đó nên làm thế nào để tới 2035 trở thành một nước thịnh vượng. 

Thật là buồn cười cho Ngân hàng thế giới. Phải chăng quý vị có phép tiên để biến một nước bình thường thành một nước thịnh vượng chỉ trong 20 năm với những tư vấn khái quát của quý vị? Nói vậy sao quý vị không ký hợp đồng tư vấn cho tổng thống Mỹ luôn đi mà phải để ông ấy mất công tuyển cả một đội ngũ cố vấn? Và nếu như vậy quý vị có thể đi khắp thế giới mà làm cho các nước nghèo nàn biến thành giàu có rồi quý vị được hưởng thù lao chắc cũng vàng núi. 

Và vì ký hợp đồng tư vấn rồi nên lâu lâu phải ca ngợi Việt Nam để lãnh đạo sướng rơn lên kể cũng xứng danh là chuyên gia Ngân hàng thế giới nhỉ! 

Nhưng thực chất đề án tư vấn này thế nào?

Ngay phần đầu có đoạn này:

Tập sách này là sản phẩm của các cán bộ thuộc Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển/Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam. Các kết quả tìm hiểu, các giải thích và kết luận đưa ra trong tập sách này không phản ánh quan điểm chính thức của Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới hoặc các chính phủ mà họ đại diện hoặc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam”.

Haiza vậy là đủ hiểu rồi nhe. 

Nhưng chưa hết, phần tiếp theo đoạn này như sau:

"Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam không đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu trong tập sách này”.


Chừng đó thôi tôi xin phép không nói nhiều thêm nữa nhỉ!

Tôi chỉ muốn biết là thủ tướng Dũng đã duyệt chi bao nhiêu cho hợp đồng này? 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire