Nguyễn Đức
Tuần trước, dư luận trong nước lần nữa “dậy
sóng” trước phát ngôn của ông đại sứ Trung Quốc khi gặp Bí thư Thành ủy TP. Hà
Nội.
Cụ thể, sáng 25-6, Bí thư Thành ủy Hà Nội
Vương Đình Huệ có buổi tiếp đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba. Tại buổi tiếp,
2 bên đã trao đổi về tiến độ các dự án trọng điểm tại Hà Nội, trong đó có dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Theo đó, đại sứ Trung Quốc khẳng định dự án
Cát Linh - Hà Đông không phải là dự án thương mại bình thường mà là dự án có sử
dụng vốn của Chính phủ Trung Quốc, đồng thời “tượng trưng cho tình hữu nghị giữa
2 nước, do đó việc dự án kéo dài sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho cả hai phía”.
Đại sứ Hùng Ba cũng khẳng định Chính phủ Trung
Quốc hết sức quan tâm và theo dõi tiến triển của dự án này. Phía Trung Quốc sẽ
đề nghị các doanh nghiệp, đặc biệt là Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt
Trung Quốc phải đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
“Dự án nhất định phải phù hợp với các yêu cầu
trong hợp đồng và đảm bảo an toàn chất lượng không chỉ trong quá trình bàn giao
mà còn cả vận hành về sau”, đại sứ Hùng Ba nói. Đây là thiện chí hay câu nói xã
giao, đãi bôi?
Nếu là biểu tượng tình hữu nghị hai nước thì
tai sao tiến độ liên tục bị kéo dài? Ngốn gần 1 tỉ USD nhưng đổi lại dân Thủ đô
chưa được giải quyết vấn đề cấp bách về ách tắc giao thông. Chục năm sừng sững
một khối bê tông vô dụng!
Hẳn chúng ta còn nhớ, mới đây tổng thầu Trung
Quốc có yêu cầu phía Việt Nam chi thêm 50 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ đồng) để
chạy thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đây là một yêu cầu hết sức ngạo mạn, khi
nhà thầu liên tục trì trệ tiến độ. Rất cương quyết, phía Việt Nam đã không đồng
ý với đề nghị.
Cũng xin nhắc lại, tổng thầu EPC (Công ty hữu
hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) - chưa bao giờ thi công đường sắt. Vậy
tại sao EPC lại trúng được gói thầu này là 1 điều bí ẩn! Dẫn đến dự án kéo dài
cả thập kỷ.
Với dự án đội vốn liên tục, mà chưa biết ngày
nào đưa vào hoạt động vì lí do mà Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ từng chia sẻ báo
chí: “trong 13 chứng chỉ an toàn thì dự án Cát Linh - Hà Đông đã đạt được 12 chứng
chỉ, còn chứng chỉ cuối cùng phải chờ dự án chạy thực tế mới đánh giá được. Dự
án phải chạy được thì tư vấn Pháp mới có thể thực hiện đánh giá”. Như vậy chưa
biết ngày nào dự án này khai thác thương mại.
Ngài đại sứ Trung Quốc gọi đây là “biểu trưng
cho tình hữu nghị”, tôi cho rằng đây là câu hết sức mỉa mai, hạ nhục cái gọi là
“tình hữu nghị”. Nếu là tình hữu nghị thì không đẩy phía Việt Nam rơi vào “bẫy”
của một phi vụ làm ăn mà Việt Nam thiệt đơn thiệt kép.
Bởi lẽ, khi phía Việt Nam đặt bút kí vay tiền
Trung Quốc, đổi lại doanh nghiệp của Trung Quốc thực hiện “trọn gói” dự án là
các ngành chức năng Việt Nam đã đặt mình vào thế “con nợ” bị động, chủ nợ sẽ
làm trò liên tục quả là khó lường! Cũng cần lôi những kẻ chủ trương, kẻ ký hợp
đồng này ra ánh sáng!
Ngay tại kì họp Quốc hội tháng 5- 2019, giải
trình tại Quốc hội bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng chưa thể nói dự án này khi nào
khai thác. Đến nay ông Thể cũng chỉ có hứa và chờ phía tổng thầu EPC hoàn thiện
dự án.
Đến giờ này có thể nói dự án đường sắt Cát
Linh – Hà Đông là một sai lầm về chủ trương đầu tư. Đây là thất bại trong đàm
phán hợp đồng thương mại với phía tổng thầu Trung Quốc.
Bởi lẽ không có dự án nào đơn vị thi công và
giám sát đều là của Trung Quốc, như vậy khác nào Trung Quốc “vừa đá bóng vừa thổi
còi”. Còn quan chức Bộ Giao Thông và ngành chức năng liên quan cùng mấy chục
triệu dân Việt Nam thành kẻ bất đắc dĩ “xem trò” đội vốn liên tục của nhà thầu
Trung Quốc.
Không thể cứ tiếp tục dâng “thuốc” cho “con
nghiện”, tiền thuế của Nhân dân không thể tiếp tục bị nhà thầu Trung Quốc vắt
mãi mà không có điểm dừng!
Chính phủ có phương án nào hiệu quả hơn để cắt
“khối u” mang tên đường sắt Cát Linh- Hà Đông nhức nhối trên cơ thể ĐẤT NƯỚC
hay không?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire