01/07/2020

Việt Nam liệu có dám đối đầu ở Biển Đông?


Hữu Sự


Bắc Kinh đang cân nhắc những biện pháp đối phó ở Biển Đông
 

Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông như Philippines đã từng làm 4 năm trước và Trung Quốc đã thua kiện?
Chủ tịch Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông ở Hải Khẩu, thủ phủ của tỉnh đảo Hải Nam, ông Wu Shicun cho biết phía Trung Quốc đang tiếng hành chuẩn bị hồ sơ pháp lý để phản đối Việt Nam về vùng lãnh thổ tranh chấp ở Trường Sa.


Bắc Kinh sử dụng công hàm ngoại giao 1958 do Phạm Văn Đồng ký làm bằng chứng quan trọng cho thấy Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Nhưng Việt Nam đã lập luận rằng ghi chú là không hợp lệ, cho rằng tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông liên quan đến Nam Việt Nam trong khi Phạm Văn Đồng đại diện cho Bắc Việt vào thời điểm đó.
Ngoài ra Trung Quốc còn có thể tuyên bố đường ranh giới quanh Trường Sa nhằm củng cố các yêu sách của họ và khởi động lại các cuộc thăm dầu khí ở đó, đã bị gián đoạn vào năm 1994 khi bị Hà Nội phản đối mạnh mẽ.
Thêm vào đó, tránh tình trạng không tham dự phiên toà như lần bị Philippines kiện năm 2016, Trung Quốc đã được khuyên nên tham gia vào quá trình tố tụng ngay ừ ban đầu trước khi xxasc định có chấp nhận vụ kiện hay không. Bên cạnh đó Trung Quốc cần phải có thêm các chuyện gia luật quốc tế.
Việt Nam và Trung Quốc đã nhiều lần cam kết giải quyết xung đột trên vùng biển một cách hòa bình, nhưng căng thẳng giữa họ thỉnh thoảng bùng lên.
Trung Quốc sẽ không nhượng bộ Việt Nam hay thể hiện sự yếu thế trong việc tranh chấp chủ quyền này, và chắc chắn Trung Quốc sẽ chẳng thể hiện lòng thương xót cho người anh em có cùng ý thức hệ.
Tuy nhiên theo ông Thayer, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Hà Nội sẽ sớm có động thái tiến hành hành động pháp lý nào vào thời điểm này, nếu có thì sẽ gây tổn hại cho tình đoàn kết giữa hai đảng.
Đừng kiện cũng đừng khoan dầu
Theo các nhà quan sát, việc Trung Quốc đã gửi một tàu khảo sát qua vùng biển Việt Nam trong tháng này là nhằm cảnh báo Hà Nội không nên tiến hành các các dự án thăm dò dầu khí mới cũng như đừng có đệ trình kiện cáo gì lên tòa án quốc tế.
Tàu Hải Dương 4 đã di chuyển về phía biển Việt Nam từ ngày 14 tháng 6 và tới ngày 17 đã ở cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý (370 km).
Nhà nghiên cứu an ninh hàng hải Collin Koh cho rằng động thái này là nhằm ra tín hiệu cho Việt Nam phải suy nghĩ kỹ thiệt hơn trước khi khởi kiện Trung Quốc ra toà quốc tế như Philippines đã làm năm 2013.
Chiến lược của Trung Quốc được nhận định là đe doạ và quấy rối bất kỳ các công ty thăm dò và khai thác quốc tế nào bén mảng đến vùng biển này không gì ngoài mục đích ép các quốc gia có tranh chấp chủ quyền buộc phải chấp nhận phương án cùng khai thác dầu khí chung với đối tác duy nhất là Trung Quốc.
Trước sức ép của Trung Quốc, công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol trung tuần tháng Sáu 2020 đã phải nhượng lại cổ phần cho phía Việt Nam và rút ra khỏi dự án thăm dò khai thác ở 3 vị trí ngoài khơi Việt Nam, trong đó có mỏ Cá Rồng Đỏ.
Trước thềm đại hội 13, lãnh đạo Việt Nam mong muốn giải toả căng thẳng ở Biển Đông để không làm hỏng chương trình nghị sự đã được đề ra. Bất kỳ một cuộc đối đầu nào ở Biển Đông cũng có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hội nghị quan trọng này.
Việt Nam có dám đối đầu vũ trang?
Khi được hỏi liệu Việt Nam có đáp trả Trung Quốc bằng các hành động quân sự, ông Thayer nhận xét chiến lược đáp trả như vậy không thuộc “văn hoá chiến lược của Việt Nam”.
Trường hợp của Việt Nam không giống như Indonesia. Indonesia ở cách xa Trung Quốc hơn.
Trung Quốc chỉ tuyên bố chủ quyền lịch sử ở vùng biển Natuna và không có tranh cãi về các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Việt Nam dễ bị Trung Quốc tấn công trên bộ dọc theo biên giới lẫn trên biển.
Trong khi đó, nằm giáp biên giới với Trung Quốc, Việt Nam dễ bị Trung Quốc tấn công dọc biên giới đất liền phía bắc và và cả trên biển. Việt Nam thiếu chiều sâu chiến lược đặc biệt là vùng duyên hải.
Ông Thayer cho rằng Trung Quốc có thể mở hoạt động từ Trạm Giang và Quảng Châu ở miền Nam Trung Quốc, với các căn cứ hỗ trợ tại Ngọc Lâm thuộc đảo Hải Nam, đảo Phú Lâm, và các đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Hạm đội miền nam của Trung quốc có tới 20 tàu ngầm vốn sẽ là mối đe doạ lớn cho hải quân Việ Nam và có khả năng áp đảo năng lực chống tàu ngầm tác chiến của Việt Nam.
Đội tàu ngầm của Việt Nam sẽ dễ bị tấn công nếu đậu ở cảng, nếu ra khơi thì lại sẽ không có cảng ẩn náu, ông Thayer nhận định.
Việt Nam đã nhiều lần tái khẳng định rằng họ sẽ tự vệ nếu bị tấn công nhưng sẽ không dùng đến lực lượng vũ trang trước. Vì sự chênh lệch về năng lực hải quân mà ông Thayer nhận định nếu Việt Nam đe doạ sử dụng vũ khí chống lại Trung Quốc Đối thì chẳng khác nào là tự sát.
Chỉ riêng bộ chỉ huy quân sự miền Nam Trung Quốc đã có năng lực hàng hải lớn hơn toàn bộ năng lực hải quân của Việt Nam và còn có thể được tiếp cứu từ những bộ chỉ huy hải quân từ vùng khác khác nếu có xung đột.

Theo VNTB 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire