Thảo Ngọc
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường đạo luận án TS |
Vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ngày càng phổ biến. Có rất nhiều các hình thức vi phạm sở hữu trí tuệ từ xâm phạm quyền tác giả đến xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý.
Trong đó việc xâm phạm quyền tác giả, mà phổ biến nhất là đạo Luận án Tiến sĩ đang là nỗi nhức nhối và được dư luận quan tâm nhất. Vì những người được cho là giới trí thức, thường là quan chức nhà nước. Họ muốn có tấm bằng TS để làm nấc thang thăng quan tiến chức, nhưng tài năng hạn hẹp, nên đi ăn cắp kiến thức của người khác thì còn gì nhục nhã bằng. Những kẻ đó bị dư luận phỉ nhổ và lên án, coi khinh.
Báo VNEXPRESS ra ngày 01/10/2020 có bài: “Kẻ cắp ngoài đường.”
Tác giả đặt câu hỏi: “Tại sao một kẻ trộm chó lại bị người ta ghét, thậm chí có thể bị đánh trong khi một kẻ ăn cắp tài sản trí tuệ lại ung dung?”(1)
Tác giả liệt kê một loạt tình trạng ăn cắp thương hiệu tại một số nhà hàng, như: “Bỏ ra không biết bao nhiêu tiền, công sức, thời gian để xây dựng nên một thương hiệu cùng dịch vụ tốt, uy tín với khách hàng vậy mà chỉ sau một đêm thương hiệu của mình đã bị lấy đi một cách trắng trợn, ai mà không xót xa….
Một nhạc sĩ sáng tác một bản nhạc, một thời gian sau thấy một bài hát khác có giai điệu rất giống bài hát của mình. Một nghệ sĩ vẽ được một bức tranh đẹp, sau đó thấy tranh của mình bị nhân bản vô tính và bán tràn lan trên vỉa hè. Một đạo diễn sáng tạo ra một tác phẩm sân khấu, sau đó thấy một vở khác rất giống vậy nhưng mang tên một đạo diễn hoàn toàn khác. Thực tế muôn hình muôn vẻ cũng như muôn hình vạn trạng của việc đánh cắp tài sản trí tuệ vậy……”
Những kẻ mang danh là trí thức, lại là cán bộ cao cấp mà ăn cắp là điều vô cùng nhục nhã. Đã vậy khi bị tố giác, thay vì kiện ra tòa để bảo vệ sự trong sạch của mình, thì họ lại dùng luật rừng để bịt miệng và trả thù người tố cáo.
Gần đây dư luận ồn ào về việc ông Bộ trường Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, bị Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Đại học Toulouse, Pháp, gửi một báo cáo đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam, đưa ra bằng chứng là bộ trưởng giáo dục và đào tạo đương nhiệm “ đạo văn”. Bản báo cáo cũng được công bố trên mạng, dẫn đến những lời kêu gọi vị bộ trưởng từ chức.
Bản báo cáo 10 trang được GS Dũng gửi hôm 18/2/2018, tới tổng thư ký của hội đồng, GS Trần Văn Nhung, nói về “sự giả khoa học” cũng như “thiếu cả về đạo đức và trình độ” của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ(2).
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy ( Đà Nẵng), chất vấn ông Phùng Xuân Nhạ về vụ ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn. Bà Thúy nói:“Trong năm 2018 vừa qua có hơn 150 bài báo trên 30 tờ báo giấy và báo điện tử đã nêu đích danh trường hợp GS Nguyễn Đức Tồn, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học đạo văn có hệ thống từ trước khi được phong Giáo sư đến sau khi được phong Giáo sư, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh làm rõ sự việc.” Và bà yêu cầu ông Phùng Xuân Nhạ với tư cách Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết đã chỉ đạo xử lý vụ việc này và các vụ việc khác tương tự như thế nào”.
Thế nhưng ông Phùng Xuân Nhạ lại khẳng định: “ bản chất vấn đề báo chí phản ánh là việc “đạo văn” mà theo quy định pháp luật hiện hành chính là hành vi sao chép vi phạm quyền tác giả”. Và ông Nhạ nói đang chờ xác minh mới có cơ sở giải quyết.
Đúng là kẻ cắp bênh kẻ trộm.
Trở lại bài báo nói kẻ mang danh trí thức mà đạo văn thì tư cách không bằng những kẻ trộm chó. Đúng vậy. Kẻ trộm chó còn phải vất vả lần mò đêm hôm, dãi nắng dầm sương, có khi còn bị đánh cho nhừ tử, thậm chí là mất mạng, nhưng tài sản là vài ba con chó chỉ đáng vài triệu đồng.
Luận án TS là tài sản vô hình. Tác giả phải lao động trí óc hàng mấy năm trời, mất ăn mất ngủ, đọc hết hàng đống tài liệu tham khảo, phải đi nhiều nơi để tìm hiểu các dữ kiện. Tóm lại là rất công phu và vất vả. Vậy nhưng kẻ ăn cắp chỉ ngồi phòng lạnh, rung đùi chôm chỉa và coi của người ta như của mình.
Đặc biệt là những kẻ mang danh trí thức, lại là cán bộ cao cấp như ông Bùi Văn Cường, mà đạo luận án TS và gian dối trong học thuật là điều không thể chấp nhận được. Đúng là tư cách không bằng kẻ trộm chó.
Nhà báo Võ Văn Tạo, trên trang cá nhân của mình đã viết:
“Những tưởng quyền uy của một Ủy viên Trung ương đảng, cùng danh nghĩa công an tỉnh Đắk Lắk có thể che lấp hành vi rừng rú, họ ngang nhiên chà đạp trắng trợn lên luật pháp hiện hành.
Nhiều người đã lên tiếng, gọi đây là hành vi của bọn lục lâm thảo khấu, chứ không phải công an, lại càng không nên có ở một Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy.
Công an Đắk Lắk đã hình sự hóa một vấn đề dân sự”.
Chú thích:
(1):(https://vnexpress.net/ke-cap-ngoai-duong-4169766.html)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire