07/04/2021

Chiến lược “Toàn cầu mới”

Thiện Tùng

6/4/2021

 

Đâu không rõ, chớ ở Việt Nam tôi biết có nhiều thầy: Thầy thuốc, thầy giáo, thầy cãi, thầy chùa, thầy pháp, thầy bói.

 

Chân dung BS Nguyễn Đan Quế - người nổi tiếng

Bài viết nầy tôi chỉ đề cập đến một ông thầy thuốc kiêm “thầy bói”. Đó là bác sĩ Nguyên Đan Quế. 


Nhiều ngun thông tin cho biết, nhà ông Quế hiện ở đường Nguyễn Trãi  Sài Gòn. Sau nhiều năm Tây học, ông Quế đỗ đạt bác sĩ. Khi về nước, ông hành nghề thầy thuốc ở bịnh viện Chợ Rẫy, tham gia giảng dạy ở các trường Y và còn hành nghề thầy bói tại gia. Thường người ta bói “tướng số” cho từng cá nhân, còn BS Quế thì bói “thời cuộc”, hay nói rõ hơn là ông nói và viết bình luận bói về “chính trị - Xã hội” như 2 bác sĩ Ngô Thế Vinh và Trần Hữu Dũng đang ở bên Mỹ. Có lẽ ông Quế nói và viết chạm vào vùng “nhạy cảm”, nhà cầm quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bắt giam ông 3 lần, gở tổng cộng hàng chục cuốn lịch. Lần bị bắt sau chót, ông được đặc xá khi chưa hết hạn tù, có lẽ vì ông mang danh là “Người nổi tiếng”. Khi ra tù, đại sứ và tổng lãnh sự Mỹ đến tận nhà riêng của ông thăm ông.

 

Nguyễn Nga nào đó tôi không rõ, viết trên trang chuyên mục “Chính trị-Xã hội” nhận xét về ông Quế nguyên văn: “Thật quá ảo cho những ‘nhà chính trị gia lãng xẹt’ như Nguyễn Đan Quế, với những lời phát biểu và lối suy nghĩ quá mức ảo tưởng. Chính Nguyễn Đan Quế mới là người phải đi chữa bệnh chứ không phải là một bác sĩ”- ý nói ông Quế mắc bịnh tâm thần?.

 

Qua đọc bài Chính luận “Thế Chiến lược Toàn cầu mới” của BS Quế, tôi thấy Nguyễn Nga nào đó nên đến nhờ BS Quế kiểm tra lại não trạng của mình .

 

Mới đây thôi, trên nhiều trang mạng Xã hội, BS Nguyễn Đan Quế trình làng bài Chính luận mang tên ”Thế chiến lược toàn cầu mới”. Ông mở đề:

 

 Chiến tranh không còn phù hợp với trào lưu, nhân loại cần cải thiện cuộc sống chớ không cần chiến tranh hoang phí người và của. Từ đó, đòi hỏi phải có chiến lược mới thích hợp với lòng người hơn;

 

“Thời đại toàn cầu hóa, chiến tranh Quân sự dường như không còn chỗ dụng võ, nhường chỗ cho cạnh tranh Kinh tế.“Mọi biến cố chỉ có thể đối phó được bằng hợp tác Bắc-Nam” và sự giao hòa hai nền văn minh Đông-Tây, không phân biệt xu hướng chính trị”.

 

Ông lý giải về Bắc-Nam, Đông-Tây gẫm cũng có lý. Trích đoạn nguyên văn như sau:

 

Khối BắcKhoảng 20 nước giàu, nằm về Bắc bán cầu, đứng hàng đầu là 5 nước Mỹ, Trung,  Nhật ,  Đức,  Nga, với cơ chế liên hoàn ngầm, họ vừa “chạy đua làm cách mạng Số” (trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử…), vừa “hợp tác để chuyển giao Kỹ nghệ hóa” cho các nước nghèo. Thực chất là bố trí lại nhằm phục vụ cho “Chiến lược Toàn Cầu mới” là Hợp tác Bắc-Nam, chẳng hạn như TPP,  CPTPP, rồi RCEP, EVFTA… ;

 

Khối Nam: khoảng 180 nước tiến hành mạnh mẽ Cách mạng Kỹ nghệ hóa với qui mô toàn cầu nhất, hiệu quả nhất, lấp khoảng cách giàu-nghèo nhanh nhất. Các nước nghèo khi tiến hành Kỹ nghệ hóa cũng áp dụng Số hóa những phần của các lãnh vực nào có thể như: Hành chánh, kinh tế, thương mại, giáo dục, y tế, giao thông … Hiện đang có điều chỉnh Toàn cầu hóa thương mại cho phù hợp hơn, công bình hơn, bình đẳng hơn, bên nào cũng có lợi trong trao đổi hàng hóa của khối Nam với hàng của khối Bắc;

 

“Tóm lại: Cùng lúc với Hợp tác Bắc-Nam và Giao hòa hai nền văn minh Đông-Tây thông qua “Chiếc lượcToàn cầu mới”. Trong tương lai, văn minh Đông phương và Tây phương là 2 mặt của nền văn minh mới Nhân bản”.(hết trích).

 

“Mọi biến cố chỉ có thể đối phó được bằng  hợp tác Bắc-Nam và “sự giao hòa hai nền văn minh Đông-Tây  bằng  chiến lược toàn cầu mới không phân biệt xu hướng chính trị”- đó là nội dung cốt lõi bài “Thế chiến lược Toàn cầu mới” của BS Quế.

 

Đọc xong bài “Thế Chiến lược Toàn cầu mới” của BS Quế, tâm não tôi bị tác động mạnh, thấy cần thiết phải ôn cố, truy tân. 

 

1/ Ôn cố

 

Về chính trị-Xã hội: Nửa thế kỷ đầu của thế kỷ 20 (1900- 1950) thế giới loạn lạc: nước mạnh ăn hiếp, thôn tính nước yếu, dẫn đến kết phe gây ra 2 cuộc chiến tranh thế giới (lần thứ nhứt và thứ hai) máu đổ thây phơi.

Để trật tự hóa, lành lạnh hóa thế giới đang hổn loạn, nửa thế kỷ 20 sau (1949-2000), một sáng kiến hơn cả tuyệt vi, đó là việc thành lập Hội đồng Liên Hiệp quốc(LHQ) và Hội đồng Bảo an ( HĐBA), 2 tổ chức Quốc tế nầy như 2 trọng tài, có nhiệm vụ cai quản chung,  có đủ quyền uy, “thổi còi” trừng phạt bất cứ tổ chức hay quốc gia nào vi phạm luật lệ do  LHQ đề ra. Khi 2 tổ chức quốc tế nầy ra đời, xã hội trật tự, công bằng hơn. Đến năm 1960, hầu như tất cả  các nước thuộc địa được phía chiếm đóng trao trả độc lập, chủ nghĩa đế quốc hết thời, “toàn cầu hóa” về mọi phương diện xuất hiện ngày một rõ nét.

 

Về kinh tế-khoa học kỹ thuật : Thế kỷ 18 nổ ra cuộc Cách mang lần thứ nhứt (1.0) là “điện khí hóa” / Thế kỷ 19 nổ ra cuộc Cách mạng lần thứ hai (2.0) là “Công nghiệp hóa”/ Thế kỷ 20 nổ ra cuộc Cách mạng lần thứ ba (3.0) là “Thông tin điện tử” / Thế kỷ 21 đã và đang nổ ra cuộc Cách mạng lần thứ lần thứ tư (4.0) là “Kỹ thuật số”.

 

2/ Truy tân

 

Không phải do “toàn cầu hóa” lỗi thời mà do LHQ và HĐBA từng bước bị lợi dụng, bị vô hiệu hóa.  Những điều chướng tai gay mắt diễn ra ngày một tăng về số lượng, rộng về quy mô:

 

-  Đã khá lâu rồi, dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự, Mỹ tự cho mình là nước lãnh đạo thế giới. Vô hình trung là Mỹ thuộc cấp trên luôn cả LHQ và HĐBA?.  

 

- Trước chỉ có Mỹ, giờ đây, ít nhứt có thêm Trung Quốc tranh giành với Mỹ, muốn thay Mỹ lãnh đạo thế giới. Mỹ và Trung Quốc đang  kéo cánh tranh giành quyền lực, ngôi thứ với nhau gây rối loạn xã hội, đẩy thế giới vào miệng hố chiến tranh.

 

Câu hỏi đặt ra: Tại sao LHQ và HĐBA không xử trị sự lộng hành của Mỹ và Trung Quốc?... – Đễ thấy là LHQ và HĐBA đang không có thực lực, thực quyền, chỉ  là những tổ chức hư vị, thuộc lực lượng “ăn theo” không hơn không kém, chủ yếu sống dựa vào nguồn cung cấp của Mỹ và Trung Quốc.

 

Như chúng ta đã nghe thấy, trong các cuộc họp LHQ mà tổng thư ký tổ chức tối cao nầy như “con gà mờ”, khóm nóm trước những lãnh tụ các cường quốc. Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Myanmar (27/3/2021) vừa qua, Quân độ Myanmar ra tay sát hại 141 người dân của họ, trong đó có nhiều trẻ em, thế mà ông Antonio Guterrees, Tông thư ký LHQ chỉ thốt ra được 4 chữ và dấu chấm than “tôi vô cùng sốc ! ”. 

 

Điều cần phân biệt: Mỹ lãnh đạo thế giới là vạch đường chỉ lối, giúp đỡ, tôn trọng, bảo vệ… các nước (chỉ can thiệp khi có bất công rồi thu quân về) còn nếu Trung Quốc lãnh đạo thế giới đồng nghĩa với cai trị thế giới, có ý đồ gồm thâu bá quốc, bóc lột bá tánh… để vun đắp cho mình…

- Ai đời, HĐBA mà không có quân trong tay, biểu quyết những vấn đề hệ trọng không theo số lượng ít-nhiều (thiểu-đa – thiểu thua đa thắng) mà chỉ cần một trong số thường trực phủ quyết là không ra được nghị quyết?. Không ra được nghị quyết thì không có quyền mộ binh, không mộ được binh thì chỉ còn “bó tay.com”.  Khi không có quyền và không có quân để dùng, HĐBA chỉ  còn dùng miệng bắn bỗng đôi câu: “vô cùng quan ngại”, “cực lực phản đối”… chọc cười cho thiên hạ.

 

- Ai đời, như Trung quốc chẳng hạn, là nước có tham vọng, luôn gây sự, gây chiến… mà cũng có đại diện trong tổ chức “Giữ gìn hòa bình thế giới” của LHQ.  Rất nhiều nước độc tài, luôn vi phạm nhân quyền mà cũng có đại diện trong “Tổ chức Nhân quyền” LHQ”...

..v.v..

 

Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, khi LHQ và HĐBA từng bước bị vô hiệu hóa, những thách thức toàn cầu vượt ra ngoài khả năng giải quyết của một siêu cường dù giàu mạnh tới đâu. Những thách thức toàn cầu chẳng hạn như: Các cường quốc tách riêng ra tranh hùng tranh bá / Nạn nhân mãn, trái đất phải cõng trên lưng hơn 7 tỷ người / Nạn ô nhiễm môi trường gây ra biến đổi khí hậu / Chiến tranh không gian, chiến tranh mạng, chiến tranh sinh học / Nạn khủng bố dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo / Nạn khang hiếm lương thực, thực phẩm / Nạn khan hiếm nguyên nhiên liệu, năng lượng / Nạn di dân do đói nghèo hoặc xung đột vũ trang gây ra..v.v…

 

Khi  thấy mình không thể lãnh đạo thế giới quá hổn tạp nầy, Mỹ đang tập hợp đồng minh của mình đề vừa sớt chia gánh nặng, vừa ngăn không cho Trung Quốc vươn lên lãnh đạo thế giới sẽ gây thảm họa cho nhân loại. Mỹ thoái thoát lãnh đạo thế giới được biểu hiện:

 

- Trong bài bình luận của Nguyễn Quang trên Facebook có viết: “Trong chuyến công du lấn cuối trước khi chấm dứt nhiệm kỳ 2, Tổng Thống Mỹ Obama đến Đức gặp bàThủ Tướng Markel mớm ý trao ngọn cờ lãnh đạo thế giới tự do cho nước Đức”. 

 

-  Khi nhậm chức, tổng thống  Donald Trump tuyên bố “Nước Mỹ trên hết”, hàm ý là Mỹ không thủ vai lãnh đạo thế giới nữa, mà “ta về ta tắm ao tachớ còn gì nữa?. 

 

-  Khi họp bộ tứ Kim cương  (Mỹ, Nhựt, Ấn, Úc), tổng thống  Mỹ Joe Biden nêu quan điểm liên quan đến Trung Quốc và Indo-Pacifi (1), Ông đưa ra 3 giải pháp đối với TQ vừa mềm vừa cứng: cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể, và đối đầu khi buộc phải” -  có ẩn ý muốn sớt chia gánh nặng?.(đăng trên trang Nghiên cứu Quốc tế 3/1/2021). 

 

Theo cảm nghĩ của tôi, tất cả những khó khăn phức tạp vừa kể không thể giải quyết tùy tiện, riêng rẻ mà phải giải quyết toàn cục bằng cách: 

 

- Phải kiện toàn LHQ và HĐBA để hai tổ chức nầy thật sự là những cơ quan quyền lực tối cao của thế giới.

 

- Phải tổ chức, xây dựng mô hình “Chiến lược toàn cầu mới” không phân biệt khuynh hướng chính trị. Những cường quốc như Mỹ, Trung quốc, Nga, Đức, Nhựt nên ngồi lại bàn bạc đồng thuận với nhau, tự nguyện làm bộ Tổng tham mưu cho LHQ để ổn định lại trật tự, kỷ cương thế giới.

 

 Hiện nay trên thế giới đã định hình  3 nhóm nước: Phát triển, Đang phát triển và Chậm phát triền, tất cả đang cố vươn lên:

Các nức phát triển: Trong 20 nước Phát triển thuộc khối Bắc(G20), họ đang vừa chạy đua nhau làm cuộc cách mạng Số” vừa “hợp tác để chuyển giao công/kỹ nghệ cho các nước Đang phát triển” - không cần biết nước ấy theo khuynh hướng chính trị nào. Lòng tốt của các nước Phát triển cỡ nào chưa biết, chỉ chắc chắn rằng, họ đang cạnh tranh thị trường với nhau, bằng cách: sẵn sàng hợp tác chuyển giao công/kỹ nghệ cho các nước Đang phát triển để các nước nầy ngày một khá giả hơn, sớm trở thành khách hàng tiêu thụ sản phẩm (hàng hiệu) do mình tạo ra – kiểu gây ghiền để bán thuốc ghiền. Không chỉ thế, nếu các nước Đang phát triển cần, họ sẵn sàng đầu tư nhà máy, xí nghiệp tại bản xứ để vụ lợi, ngoài thuê nhân công rẻ, sau quá trình sản xuất, họ nhận tinh chất (thành phẩm) mang đi, bỏ lại tạp chất (phế thải) gây ô nhiễm môi trường người bản xứ gánh chịu, như Bauxite và Formosa ở VN chẳng hạn.

 

Trong 180 nước khối Nam bao gồm 2 nhóm nước: Đang phát triển Chậm phát triển:

 

Các nước Đang phát triển, họ cạnh tranh với nhau khốc liệt, muốn vượt lên tuyến đầu của khối để mong một ngày nào đó được gia nhập vào khối Bắc (khối phát triển). Họ chạy đua bất kể chết, nhiều nước trong khối nầy cũng không cần phân biệt khuynh hướng chính trị, bằng chứng: TPP do Mỹ cầm đầu trước đây cũng vô, CPTPP do Nhựt cầm đầu sau nầy cũng vô, RCEP do Trung Quốc cầm đầu cũng vô. Riêng Việt Nam ta còn chơi luôn hiệp ước EVFTA với Liên Âu và còn định ký hợp tác với  Anh với Nga nữa là khác.

 

Các nước chậm phát triển, họ sẵn sàng bán đất, cho thuê đất, bán tài nguyên… để có vốn ngoi lên, trước mắt sớm được gia nhập vào khối các nước Đang phát triển để rồi…sẽ tính tiếp.

 

Trong bối cảnh “Toàn cầu mới”, dầu muốn dầu không, lãnh đạo mỗi quốc gia, không phân biệt thể chế chính trị, phải chấp nhận chạy đua về kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân nước mình, nếu không sẽ bị dân chúng phủ định.

 

Chạy đua chủ yếu về kinh tế, việc hơn kém nhau dựa trên cơ sở “thu nhập bình quân đầu người và khoảng cách giàu-nghèo” (2) với các nước cùng “trang lứa” chớ không phải lấy mình so với mình.  

(Ảnh nhà văn Võ Đắc Danh)


Đã đến lúc Việt Nam ta phải tăng làm, giảm nói. Theo thống kê quốc tế, chỉ so trong phạm vi 10 nước ASEAN, Việt Nam thu nhập bình quân đầu người hiện nay chỉ cao hơn Lào đôi chút, thế mà giới chức lãnh đạo Việt Nam cứ lấy mình so với mình, lấy mức sống nửa thế kỷ trước đây so với ngày nay rồi gáy như “cu mồi”, nào là:

 

-  “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

 

 -  Khi cao hứng, lãnh đạo còn nói: “Mây đen bao phủ lên toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam”. Liền sau đó, nhà thơ thẩn nào đó hứng tát nước theo mưa: “Mây đen phủ kín toàn cầu, mặt trời tỏa sàng trên đầu Việt Nam”.   

 

- Có ông sau lần về quê, khi trở lại quan trường, ông hào hứng nói trên diễn đàn: “Ngày nay ở vùng nông thôn quê tôi gần như mỗi hộ đều có truyền hình, một số đứa trẻ chăn trâu cũng có điện thoại di động”.

..v.v…

 

Vừa phải thôi các vị !“Con gà ghét nhau vì tiếng gáy”. “Làm ít nói nhiều dân chúng không khoái”.  -/-

 

-------------------

Chú thích

 

 (1)  Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương ( tiếng Anh: Indo-Pacific ); Còn gọi là Ấn Độ Dương-Tây Thái Bình Dương (tiếngAnh: Indo-West Pacific ) hay Ấn–Thái Dương, là một khu vực địa lý sinh vật trên Trái Đất, gồm các vùng biển nhiệt đới thuộc Ấn Độ Dương, Tây và Trung Thái Bình Dương cùng với các vùng biển nối hai đại dương này lại với nhau (tức vùng biển thuộc Indonesia). 

 

(2)  Khi tính thu nhập bình quân đầu người phải chú trọng tính đến khoảng cách giàu - nghèo:

 

-  Quê tôi ở nông thôn, nếu hộ nào thu nhập bình quân đầu người trong hộ được 1 triệu VND/tháng coi như “thoát nghèo”, họ mừng như ếch no nước.  TP HCM, trung tâm kinh tế cả nước mà: đàng sau những ngôi nhà cao sang ở mặt tiền, là những khu nhà ổ chuột, lắm người sống dưới mức đủ ăn – quê vợ tôi ở đó và nằm trong số đó. 

 

-  Tính bình quân là lấy cao nhứt cộng thấp nhứt rồi chia ra?.Ví dụ: anh A có thu nhập cao nhứt  19 triệu/tháng + với anh B có thu nhập  thấp nhứt 1 triệu/tháng sẽ ra con số 20 triệu. Lấy 20 triệu chia 2 thì mỗi người được 10 triệu/tháng?. Nhưng quyền chi của anh B cũng chỉ 1 triệu?. Quan chức nhà ta thường lấy cơ ngơi, lương+bỗng của mình rồi tưởng ai cũng có thu nhập như mình -“đừng lấy ta suy ra người” rồi lên giả nữa qúi vị ơi ! .

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire