22/12/2021

Câu hỏi “xách mé”

Nguyễn Đình Cống

Tôi thường gặp câu hỏi xách mé của một số dư luận viên rẳng: “Ông (hoặc mày) đã làm được gì cho Tổ quốc mà dám phản biện việc này việc kia của Nhà nước và Chủ nghĩa Mác Lê”. Câu hỏi đó được đặt ra cho nhiều trí thức. Gần đây  có lưu truyền một danh mục 10 câu hỏi lớn (được cho là của một nhân vật đã từng nổi danh), trong đó có nhiều câu xách mé mà câu số 1 là : Việt Nam có 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ nhưng không có bất kì bằng sáng chế nào. Vậy những giáo sư, tiến sĩ đó, họ làm gì?.


Câu hỏi “Đã làm gì cho Tổ quốc” là đúng, là hay, là có ý nghĩa khi mỗi người tự hỏi mình. Còn khi đem hỏi người khác thì cần thận trọng, trước hết phải nghĩ, hỏi thế nhằm mục đích gì, mình chân thành, có thiện chí muốn biết sự thật, hiểu về họ, hay  là một câu xách mé, đểu cáng. Rồi còn phải xem mình đứng vào vị trí nào để hỏi người ta.

Quả thực nhiều người mang danh trí thức của VN là hữu danh vô thực, họ chủ yếu là những cán bộ có chức quyền trong hệ thống chính trị mà rất kém năng lực chuyên môn, số đông trong họ là thuộc trí thức của Đảng. Còn những trí thức chân chính hoàn toàn có quyền tự hào về những phát minh, sáng chế của mình đóng góp cho khoa học và sự phát triển của đất nước, chỉ là số này còn tương đối ít so vói con số 9000 và 24000 do câu hỏi nêu ra.

Khoa học và công nghệ của VN đã có những bước tiến bộ rất đáng kể, trong đó có những lĩnh vực theo kịp với thế giới như Tin học, Y học, Nông nghiêp, Toán học. Trong việc này không thể bỏ qua sự đóng góp của những trí thức chân chính. Đành rằng có một số nông dân và thợ thủ công tài giỏi đã sáng chế ra một số máy móc có hiệu quả, nổi tiếng. Nhưng phần đóng góp của trí thức vẫn là cơ bản và quan trọng. Về mặt hình thức, đã có một số trí thức Việt nhận được các giải thưởng danh giá của thế giới  và trong nước. (của thế giới như giải Kovalepskaya, trong nước như giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Kova v.v…). Tôi biết nhiều người được  giải như vậy nhưng không nhớ hết. Chỉ xin nêu ra vài cái tên như Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu, Vũ Đình Cự, Trần Vĩnh Diệu, Phạm Thị Hòe, Trần Doãn Sơn v.v… ( Ai muốn biết rõ xin vào Google, tìm danh sách người được giải thưởng KHCN).

Khi được dư luận viên cật vấn; “lão già đã làm được gì?” tôi chỉ buồn cười và thương cho người hỏi. Dư luận viên đã biết gì mà dám xấc xược hỏi như vậy. Phải chăng họ được các thầy tuyên huấn mớm cho một ít điều xằng bậy rồi phun ra như nọc độc. Còn các trùm về tuyên huấn thì co vòi rụt cổ, tự bịt tai bịt miệng và ẩn nấp khi được đề nghị đối thoại công khai về các vần đề liên quan đến chủ nghĩa Mác Lê và đường lối cộng sản.

Viết bài nay tôi bênh vực cho các trí thức chân chính của dân tộc. Ngoài một số người miệt mài giảng dạy, nghiên cứu và đã có nhiều phát minh, sáng chế thì phản biện những điều sai của chủ nghia, phê phán những đường lối sai lầm cũng là đóng góp cho sự phát triển. Lại có một số trí thức làm được đồng thời cả ba việc : Giảng dạy, nghiên cứu, phản biện.

Đặt câu hỏi là nên, là đúng. Đặt được những câu hỏi thông minh chứng tỏ có trí tuệ cao. Đặt ra câu hỏi xách mé là đang tự mình chui đầu vào vũng bùn nhơ nhớp, tự làm hại thanh danh, thế mà lại nhầm tưởng rằng thông minh. Khổ thân chưa. Xin hãy tỉnh ngộ, đừng quá ngu muội tin vào những lời xui dại của tuyên huấn.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire