22/12/2021

Lạm bàn về bản chất và kết nối văn hóa

Nguyễn Đình Cống

Dùng từ “Lạm bàn” vì tôi không phải chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa mà chỉ là một kẻ thất phu có quan tâm đến sự hưng vong của quốc gia. Tôi sống, hoạt động trong môi trường văn hóa hiện tại, tìm hiểu về và xin đề xuất một số ý kiến mà hình như còn ít người bàn tới.

Ngay sau Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24-11-2021 tôi đã viết bài “Vài điều về chấn hưng VH” trong đó nhấn mạnh vào khả năng bị nhầm lẫn giữa hai lĩnh vực là bản chất của văn hóa và hoạt động văn hóa, đồng thời đề phòng sự chệch hướng do sự nhầm đó tạo ra. Nay tôi xin bàn thêm một số vấn đề  thuộc bản chất và kết nối văn hóa.


Ở Việt Nam hiện nay, sách viết về văn hóa tương đối đầy đủ là quyển “ Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của tác giả Hữu Ngọc (sinh năm 1918). Sách dày trên một ngàn trang với gân 40 vạn chữ, bàn đến rất nhiều vấn đề nhưng tiếc rằng vẫn chưa xét kỹ đến bản chất văn hóa. Gần đây cơ quan bàn nhiều đến Phát triển và kết nối văn hóa  có lẽ là Viện Nghiên cứu - Think Tank SENA, do Tiến sĩ Minh Đường chủ trì. Trong nhiều tài liệu của Viện SENA đáng chú ý là sách “Quốc gia trong kỷ nguyên kết nối văn hóa”   sách “ Mùa xuân, cánh én và niềm tin” (sách MX). Đặc biệt sách MX vừa công bố sau Hội nghị VH toàn quốc, được viết với niềm tin rằng Hội nghị VH như cánh én báo mùa xuân tươi đẹp về chấn hưng và kết nối văn hóa sắp đến.

Về cánh én, sách MX đã nêu được một số nhân vật trong quá khứ như những người mở đường thắng lợi mới trong một số việc về phát triển đất nước. Tiếc rằng cũng đã có những cánh én gặp phải sấm sét bão giông hoặc bị tên đạn bắn trúng mà “không thành công, không đem lại mùa xuân, chỉ có thể thành nhân”. Và hiện tại, một số cánh én vừa bay lượn đã bị bắt nhốt hoặc xua đuổi. Sắp tới cũng chưa thấy cánh én nào bay liệng ở chân trời, trong khi cánh én Đoan Trang vừa bị xử 9 năm tù trong sự phn nộ và ngỡ ngàng của những người chờ mùa xuân tới.

Hy vọng, niềm tin là rất cần thiết, nhưng để biến thành hiện thực thì cùng với kế hoạch và công việc phải làm, cần vạch ra được những trở lực cản đường để khắc phục càng sớm càng tốt . Tôi hết sức cổ vũ cho hy vọng, hứa sẽ cùng với các anh chị em đóng góp sức lực, trí tuệ cho công việc chấn hưng và kết nối văn hóa. Nhưng đầu tiên  xin nêu ra vài tảng đá cản đường cần gỡ trước.

Sách MX đã rất đúng khi phát hiện 5 điểm khác nhau giữa  Hội nghị VH năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh điều hành và Hội nghị VH năm 2021 do TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo. Khác biệt cơ bản nhất là ở mục tiêu. Hội nghị năm 1946 là nhằm tìm đường lối mới để phát triển, HN năm 2021 nhằm tìm cách kiên trì con đường cũ với những biện pháp để sửa sai, ngăn cấm. Phải chăng đây là tảng đá rất lớn.

Tổ chức Hi nghị VH năm 2021, điều này có ý nghĩa  đất nước đang trong một tình thế vô cùng khó khăn (sách MX, trang 5), vì sự xuống cấp về đạo đức đã đến mức báo động, vì sự suy thoái về mọi mặt của lãnh đạo các cấp….do bệnh kiêu ngạo của chủ nghĩa CS và chế độ CS gây ra (sách MX, trang 17). Chưa có phân tích, đánh giá về đường lối mà khăng khăng kiên trì nó thì có khác gì đi theo sự dẫn đường của một người khiếm thị.

Phát triển và kết nối văn hóa phải dựa trên cơ s của tình yêu thương và lòng tôn trọng con người. Phải đạt đến yêu thương và tôn trng hoàn toàn. Thiếu đi một chút  thì sự kết nối dễ trở thành câu cửa miệng mà khó biến thành hành động. Không những phải hiểu đúng mà phải thấm nhuần, không phải chỉ là nhận thức ở trong não mà phải thành tình cảm ở trong Tâm.

Đkết nối thì điều cần tôn trọng đầu tiên là “Sự khác biệt”, nhất là về tư tưởng, chính trị và tôn giáo.

Sự khác biệt là bản chất của Vũ Trụ, thế mà những người cộng sản theo Mác Lê chủ trương phải thống nhất tư tưởng, thống nhất một cách tuyệt đối, hễ ai có ý khác với mình đều bị cho là thù địch, bị quy tội chống đối. Quan điểm  phải thống nhất đã ăn sâu vào máu thịt của nhiều người. Hãy nghe ông Phó TT Vũ Đức Đam phát biểu về hai vấn đề then chốt : “Thống nhất nhận thức và chấn hưng văn hóa“. Thế rồi có người vội vã suy ra rằng “Thống nhất các ý kiến khác biệt, kể cả đối lập” ( trang 15 sách MX).

Ô hô!. Đã khác biệt và đối lập mà phải thống nhất thì làm sao được. Ý của ông Phó TT  đúng hay sai, cần được hiểu như thế nào. Không phải chỉ là ý của ông Đam phát biểu ở Hội nghị VH mà trong cả hai quyển sách của SENA đều nhấn rất mạnh đến sự thống nhất này. Sách viết: ”Quan trọng trước hết là “thống nhất nhận thức” trong đó đầu tiên phải thống nhất nhận thức trong Lãnh đạo” (trang 34 sách MX).

Hãy đề phòng, không khéo sẽ nhầm to mà “tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa”. Phải chăng triết lý cũ sai rồi, thể chế cũ không còn hợp, cần tìm ra triết lý mới, lập ra thể chế mới rồi mọi người phải thống nhất với triết lý đó, phải chấp nhận thể chế đó. Vậy là ngựa theo đường cũ, là lặp lại vết xe đổ. Đường cũ, vết xe đó là sự thống nhất bắt buộc. Thế thì không cần thống nhất à?. Cần chứ, nhưng cần thống nhất cái gì?.

 Đây không phải là thống nhất các ý kiến khác biệt mà là thống nhất quan điểm rằng phải chấp nhận và hết sức tôn trọng các ý kiến đó. Phải bắt đầu bằng nhận thức, tình cảm và hành động cụ thể về tôn trọng sự đối lập. Một việc, nói thì dễ nhưng làm được là rất khó.

Có lẽ từ “thống nhât” dễ làm cho một số người hiểu nhầm, dùng nhầm, rằng mọi người phải nghĩ như nhau, nói theo nhau, làm giống nhau. Họ là những người đã để cho sự “Thống nhất tư tưởng” của CS ngấm vào máu thịt, họ không thể dễ dàng chấp nhận sự khác biệt. Vì vậy  sẽ hay hơn khi không nói gì đến thống nhất mà nói nhiều đến tôn trọng sự khác biệt.

Tại sao CS lại quá xem trọng sự thống nhất?. Tại vì trong cách mạng và chiến tranh thì nhất định phải có sự chỉ huy thống nhất, tại vì trong hòa bình mà muốn giữ độc quyền toàn trị thì phải đề cao sự thống nhất. Còn để phát triển và hội nhập văn hóa trong hòa bình thì phải tôn trọng sự khác biệt. Lúc này không khéo ý tưởng về thống nhất lại là một sự cản trở.

Rất cần phân biệt rõ bản chất và hoạt động văn hóa. Như vậy sẽ không nên nói sự phát triển hay nhiệm vụ của văn hóa chung chung nữa vì xét thật kỹ thì hình như không cần, không thể đề ra nhiệm vụ cho bản chất văn hóa, cũng như sẽ  không rõ ràng  khi nói phát triển bản chất văn hóa. Vì sao lại như vậy trong khi bản chất văn hóa có tính quyết định đối với sự ổn định và phát triển xã hội, có tính  định hường trong kết nối văn hóa.

Bản chất văn hóa là thứ gì đó vô hình, trừu tượng, là kết tinh những điều cơ bản của những hoạt động khác nhau của xã hội chứ không phải chỉ là kết quả của riêng những hoạt động văn hóa. Người ta cứ hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, kết quả còn lại của các hoạt động đó là bản chất văn hóa. Kết quả ấy tốt đẹp sẽ tạo nên văn hóa đẹp. Mà hoạt động quan trọng nhất thuộc thể chế chính trị. Tiền đề của chấn hưng và kết nối là tôn trọng sự khác biệt, sự đối lập. Hỏi rằng luật pháp của nhà nước, thế lực đang nắm chính quyền cho phép hay ngăn cản việc đó. Khi Hiến pháp cho phép nhưng lực lượng cầm quyền ra sức ngăn cấm thì làm sao thực hiện được. Còn khi luật pháp có những điều tù mù, tạo cớ cho lực lượng cầm quyền triệt hạ những người bất đồng chính kiến thì mấy ai còn dám thể hiện sự khác biệt.

Trong xã hội tồn tại hai lực lượng: Người cầm quyền chiếm thiểu số và người dân chiếm đa số. Tủy theo chế độ chính trị mà có hai dạng, đó là thiểu số lãnh đạo, đa số được lãnh đạo, và thiểu số thống trị, đa số bị cai trị, (hoặc có thể kết hợp giữa hai dạng). Mọi sự thành bại, tốt xấu của xã hội (đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa) đều có sự đóng góp của cả hai lực lượng này. Nhưng giữa họ tồn tại những thống nhất và mâu thuẩn. Mâu thuẩn chủ yếu của nhân loại trong từng nước là giữa hai lực lượng nói trên (chứ không phải là mâu thuẩn giai cấp như nhiều người bị nhầm).

Sách MX đề xuất việc kết nối với các quốc gia có nền văn hòa hiện đại và kể ra 10 quốc gia hàng đầu. Rồi sách đưa ra nhận định :”Một bộ phận lớn Lãnh đạo và Dân tộc đã đi đúng hướng” (trang 13). Liệu có thật là một bộ phận lớn không. Nếu được  bộ phận lớn thì quả là đáng mừng, nhưng có lẽ chưa được như vậy. Có được bộ phận lớn là quan trọng, nhưng cũng quan trọng không kém là những người lãnh đạo cao nhất trong lực lượng thiểu số. Ở trang 15 của sách có dẫn lời rằng “Chấn hưng văn hóa là sứ mệnh của 5 giới tinh hoa, 5 tầng lớp xã hội, dẫn đầu là giới tinh hoa của tầng lớp chính thể”.

Tôi tán thành với đoạn sau của câu trên (trang 34 của sách MX cũng có ý tương tự) mà không đồng tình với cách diễn đạt “5 giới tinh hoa”. Phải chăng đó là giới tinh hoa của dân tộc được ghép vào 5 tầng lớp của xã hội, còn tôi chia xã hội thành hai lực lượng và giới tinh hoa chỉ có một. Chia ra 5 tầng lớp, phải chăng là : Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh (hay là hạ, sơ, trung, cao, thượng). Chia như thế là để dùng vào việc khác.

Vấn đề quan hệ giữa văn hóa và dân tộc. Trong Hội ngh VH  có người dẫn câu của tiền bối rằng “ Văn hóa còn thì Dân tộc còn, Văn hóa mất thì Dân tộc mất”. Thế rồi sau Hội nghị nhiều bản tin hăm hở nhắc lại câu đó như sáo vẹt mà không nhận ra rằng câu đó không đáng tin. Tôi đã cố tìm mà không tìm thấy vị tiền bối nào nói như thế. Chỉ có Phạm Quỳnh nói về tiếng Việt, rằng “Tiếng ta còn, nước ta còn” và ở trang 11 sách MX có nhắc lại câu trong sách Niềm tin, chính thể, con người rằng “Văn hóa nhân loại còn Thế giới còn, Văn hóa Việt Nam còn, nước Việt còn”. Trong cả hai đoạn trích không có vế thứ hai rằng tiếng Việt mt thì…hoặc Văn hóa mất thì…. Sự thêm thắt “Văn hóa mất thì Dân tộc mất” tưởng rằng là sáng tạo, nhưng không phải, đó chỉ là sự bịa đặt không đúng chỗ. Mà ngay cả nói rằng “Văn hóa còn thì Dân tộc còn” cũng sai về logic, đem đặt Văn hóa thành chủ thể, đem Dân tộc thành phụ thuộc thì không chuẩn. Dân tộc có trước. Có Dân tộc thì có Văn hóa chứ không phải có Văn hóa mới có Dân tộc.

Cũng còn một số ý kiến muốn trao đổi, nhưng bài đã khá dài, xin tạm dừng. Hy vọng sẽ có dịp bàn thêm. Mong nhận được những lời chỉ giáo, bình luận và phản biện.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire