21/02/2012

LÊN TIẾNG VỀ TIÊN LÃNG: NHIỆM VỤ BẤT KHẢ THI

Áp sát tiếp cận trận địa theo Ca Ca Binh Pháp
Nhà báo Nguyễn Lâm của báo Tuổi trẻ viết một bài rất hay về vai trò của các vị dân cử các cấp trong vụ án cướp đất ở Tiên Lãng. Nhà báo hỏi khá nhẹ nhàng: Vụ Tiên Lãng, Đại biểu dân cử sao ít lên tiếng?  Và anh nhắc nhở: "Điều tối thiểu một đại biểu Quốc hội hay đại biểu HĐND, nhất là những đại biểu ứng cử ở Tiên Lãng, có thể làm trong trường hợp này là đến với người dân để thăm hỏi, động viên". 
Ngay cả điều tối thiểu ấy cũng chẳng thấy các vị dân cử cao quý ấy làm. Hình như nhiệm vụ khả thi của các vị bây giờ là: Trốn và im. Các vị chỉ hăng hái, năng động, xông xáo vào những ngày bầu cử. Các vị  tiếp xúc cử tri, các vị hứa hẹn, các vị xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông, các vị tuyên bố về đủ thứ trên trời...Còn bây giờ khi đụng chuyện, dân lành bị bè lũ cường quyền áp bức trấn lột thì các vị trốn mất tăm và im re re. Hôm nay đố một nhà báo nào tìm cho ra một vị dân cử nào ở khu vực Hải Phòng chịu trả lời phỏng vấn về vụ Tiên Lãng. Đó là sau khi đã có kết luận của Thủ Tướng để chống lưng rồi đấy. Chứ đừng nói là trước đó. Bè lũ Lê Văn Hiền làm chuyện ác đức, sai phạm pháp luật tày trời như vậy nhưng có Hội đồng Nhân dân nào lên tiếng, có vị dân cử nào liên quan đến Hải Phòng lên tiếng?  Ôi sao mà... thế!

Nhưng nói như vậy cũng tội nghiệp cho các vị dân cử, vì các vị phải chịu sự lãnh đạo toàn diện của đảng. Đảng bảo gì nghe nấy, đố dám làm khác. Đảng bảo ra ứng cử thì mới ra ứng cử, đảng tổ chức cho tiếp xúc với dân thì mới đi tiếp xúc, đảng cho lên ti vi thì mới lên ti vi...
Nhà báo Nguyễn Lâm lại hỏi tại sao các vị ít lên tiếng? Tại sao tối thiểu là đi thăm hỏi động viên người dân cũng không đi? Hê hê, nhiệm vụ bất khả thi !  Việc gì cũng đảng lo cho hết, quen rồi. Bây giờ đảng không tổ chức cho đi thăm viếng thì làm sao mà đi. Tự bỏ tiền túi ra mà đi ấy à? Không có đảng tổ chức, tự về Hải Phòng, Tiên Lãng ai mà đón tiếp, không khéo lại bị xã hội đen và chính quyền sở tại hành hung thì ai cứu giúp.
Nhưng thật ra nói như vậy cũng oan cho nhiều vị. Bởi lẻ cũng có nhiều vị không đến nỗi ngại tốn tiền túi, ngại không được đón tiếp, ngại xã hội đen hành hung...mà chỉ ngại là tự ý làm không qua chỉ đạo của đảng thì có mà ra rìa như Ông Nguyễn Minh Thuyết ấy à! Mà ông Thuyết mới nói đôi chút khác ý ở hội trường chứ chưa làm gì cả đấy.
Cũng chẳng trách các vị dân cử tội nghiệp ấy làm gì. Đảng toàn trị, nên đảng phân công ai việc gì nấy làm, mỗi người mỗi nhiệm vụ.  Anh nầy làm nhân dân, anh nầy làm dân cử, anh kia làm chính phủ, anh nọ làm đoàn thể, anh đó làm tư pháp, anh nầy nữa ...làm báo ..v..v...Cứ ngồi đó cho ra ban bệ, cho ra nhà nước pháp quyền và làm theo đúng chỉ đạo từng việc một. Vì vậy mà vụ Tiên Lãng, từ thấp lên cao, cả một bộ máy chính quyền đồ sộ đều im re, không riêng gì anh dân cử. Chờ đó để ăn tết xong, đảng lo và đảng đã phân công cho anh Thủ Tướng đứng ra phân xử. Phân xử của anh Thủ Tướng là đúng theo công thức và chỉ đạo của đảng, cứ thế mà làm, không ai được thêm bớt nữa nhé!
Ấy thế mà anh báo nầy lại cả gan một cách rụt rè, đặt ra câu hỏi như dưới đây. Không sợ hả anh Tuổi Trẻ?
Vụ Tiên Lãng: Đại biểu dân cử sao ít lên tiếng?
TT - Mặc dù Thủ tướng đã có kết luận về việc vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, nhưng đó mới chỉ là hành động của người đứng đầu Chính phủ. Từ phía các đại biểu dân cử, lẽ ra có thể làm hoặc lên tiếng nhiều hơn.
Điều tối thiểu một đại biểu Quốc hội hay đại biểu HĐND, nhất là những đại biểu ứng cử ở Tiên Lãng, có thể làm trong trường hợp này là đến với người dân để thăm hỏi, động viên.
Bà Thương, vợ ông Vươn, bên căn nhà bị phá sập - Ảnh: Đức Bình
Đó không chỉ là thôi thúc do cái nghĩa, cái tình, lòng trắc ẩn. Với tư cách là người từng về đó hứa hẹn nhiều điều, được cử tri bầu ra thì theo Hiến pháp, các đại biểu phải “liên hệ chặt chẽ” với cử tri Tiên Lãng để “thu thập và phản ảnh trung thực ý kiến, nguyện vọng”; “trả lời những yêu cầu và kiến nghị” của người dân.
Các đại biểu còn phải “xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó”. Như vụ việc này cho thấy có rất nhiều vấn đề công dân cần đến sự đôn đốc, theo dõi, giúp đỡ của đại biểu dân cử.
Hơn thế, về gặp người dân Tiên Lãng không chỉ vì một vụ việc Đoàn Văn Vươn. Quan trọng hơn, thông tin từ vụ việc này cần phục vụ hoạt động giám sát, chất vấn, ban hành chính sách, pháp luật nói chung. Đại biểu là người chuyển những thông tin thu thập được từ Tiên Lãng (tâm tư, nguyện vọng, con số, sự kiện, hình ảnh, tiếng nói...) ra nghị trường, biến nó thành những câu chất vấn, bài phát biểu, kiến nghị giám sát, thảo luận về Hiến pháp, luật, nghị quyết...
Chẳng hạn, trước những thông tin trái chiều về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (trước khi có kết luận của Thủ tướng), đại biểu HĐND TP Hải Phòng đã có thể kiến nghị thường trực HĐND hoặc các ban của HĐND TP tiến hành một hoặc nhiều phiên giải trình, có tính chất “ba mặt một lời”, để tất cả các bên cùng ngồi một chỗ cung cấp thông tin cho HĐND, làm rõ thông tin để có cơ sở kiến nghị giải quyết.
Tương tự như thế, đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng, các ủy ban liên quan của Quốc hội như Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật, Ban Dân nguyện hoàn toàn đủ thẩm quyền để thành lập đoàn giám sát, tiến hành các phiên giải trình làm rõ các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Ngay cả sau khi có kết luận của Thủ tướng, từ những vấn đề ở Tiên Lãng, các cơ quan của Quốc hội vẫn có thể tiến hành các phiên giải trình như thế, chẳng hạn về sở hữu đất đai, về sự độc lập của tòa án, về cơ chế khiếu kiện hành chính...
Đặc biệt, trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện nay, đây là cơ hội để đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề bộc lộ từ vụ Tiên Lãng như sở hữu đất đai, chính quyền địa phương, tòa án. Hoặc với tư cách nhà lập pháp, đại biểu Quốc hội chính là người sẽ thảo luận và bấm nút thông qua các đạo luật liên quan trực tiếp đến những vấn đề của vụ Tiên Lãng như Luật đất đai, Luật khiếu nại, tố tụng hành chính, Luật hình sự...
Quả thật, hiện nay đại biểu dân cử gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cản trở trên nhiều phương diện, từ cơ chế bầu cử, kiêm nhiệm, điều kiện làm việc... Nhưng đã nhận lấy “gánh nặng trách nhiệm”, đại biểu không còn cách nào khác là làm hài lòng cử tri qua các việc làm cụ thể như gặp gỡ cử tri, chất vấn, giám sát, thảo luận, tranh luận, thông qua các đạo luật cần cho cuộc sống.
Tiếng vọng của Tiên Lãng cần được dội lại ở nghị trường, đừng để nghị trường lặng lẽ tiếng dân, đừng để Tiên Lãng chìm trong quên lãng ở nghị trường.
NGUYÊN LÂM

10 commentaires:

  1. Nói khí không phải, nói e bè lũ cường hào ác bá phiền lòng, theo tôi phải treo thằng Thành BT và bọn sai nha tay chân của hắn lên phơi nắng phơi gió ít ngày sau đó mang ngâm nước rồi đuổi cổ ra bãi sình cho nó móc đất đắp đê để kiếm cái ăn cho chúng nó biết thế nào là nỗi khổ của Nhân Dân , những người đã nuôi chúng nó bằng mồ hôi nước mắt.
    Tiên sư lũ chó! Bọn cẩu tặc này giành chén cơm của người lao động, uống mồ hôi và máu của người cùng khổ mà đến giờ này chúng nó vẫn câng câng, nhơn nhơn cái mặt lên để láo với toàn Dân, thách thức cả Dân Tộc này thì đúng chính hiệu là 1 bọn vô nhân, súc vật, cẩu trệ tệ hại nhất trên đời.

    RépondreSupprimer
  2. Nguyễn An Liên21 février 2012 à 23:32

    Anh bạn nặc danh 11:40 , đề nghị anh không được xúc phạm lũ chó !

    RépondreSupprimer
  3. CHUẨN BỊ QUYÊN GÓP NUÔI VỢ CON THẰNG HIỀN, THẰNG LIÊM, RỒI TỚI THẰNG THÀNH, THẰNG CA.. MỆT HẾT XIẾT! CÓ KẺ HẢO TÂM BẢO SẴN SÀNG NUÔI VỢ CON MƯỜI MẤY, THẬM CHÍ MẤY TRĂM ĐỨA NỮA.ÔI LÒNG NHÂN ÁI BAO LA WÁ !

    RépondreSupprimer
  4. Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.

    RépondreSupprimer
  5. Kết quả có rồi. Chúng nó thí chốt để giữ ghế! Nhục ơi là nhục!

    Tiên Lãng cách trung tâm tp. Hải Phòng 30km mà sự việc xảy ra 1 tháng sau bí thư thành phố vẫn không biết gì, ngồi tại chỗ nói quàng nói xiên; PCT TP Đỗ Trung Thoại quýnh lên đổ thừa cho Dân phá nhà và ăn cướp kiểu chó cắn càn; Đỗ Hữu Ca chường bộ mặt gian ác ra phát biểu như thằng lú, chủ tịch TP thì trốn như gián (chờ thằng trên đầu có cớ sự gì thì lên thay). Chưa kể một bầy đoàn sai nha tay thớt tay dao chực lăm lăm xẻo thịt đám DÂN ĐEN. Vậy mà giờ đến hồi cuối màn kịch cũng lại chỉ chơi TRÒ THÍ CHỐT.
    TƯ mà không vào cuộc là không xong đâu.
    Nói như Lê Đức Anh, Nhân Dân đang chờ ý kiến của trung ương.

    RépondreSupprimer
  6. Ông Chênh đặt vấn đề và lý giải hoàn toàn chính xác. Các đại biểu dân cử từ cấp cơ sở cho đến cấp Trung ương đại đa số là đang viên CS nên khi đảng chưa cho phép đâu có dám làm bất cứ việc gì dù chỉ đến và chia sẻ bằng một câu thăm hỏi bình thường đối với gia đình ông Vươn, ông Qúy.Ngay đến cả ông nguyên UV BCT, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải khi ngồi tiếp chuyện với ông Bush- Tổng thống USA- mà cứ phải dán mắt đọc bài viết sẵn bằng tiếng Việt, không dám sai một chữ, một ý đã chứng minh điều này đấy thôi.Dân chủ như vậy là gấp vạn lần dân chủ tư sản-lời bà Phó Doan- mà.

    RépondreSupprimer
  7. Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.

    RépondreSupprimer
  8. Khó lắm các bác ơi! Tuy là đại biểu "dân cử" nhưng đa số đều là đảng Viên ĐCS ( trên 90%). Đã là đảng viên thì phải tuân thủ theo chỉ thị của Đảng. Đại biểu dân cử ( quốc hội, HĐND)ở HP đều là đảng viên và họ đều dưới sự lãnh đạo của Ô Thành (bí thư thành ủy ,kiêm chủ tịch HĐND.
    Tóm lại, há miệng là gặp kỷ luật Đảng.

    RépondreSupprimer
  9. Nhà báo Nguyễn Lâm dũng cảm phết. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu quốc hội ra ứng cử ở Hải phòng, trong đó có Tiên lãng đấy. Bài báo gần như chỉ mặt đặt tên Thủ tướng Ba Dũng ra trước báo chí do đảng kiểm soát rồi.

    RépondreSupprimer
  10. DÂN BỊ CƯỚP ĐẤT23 février 2012 à 15:52

    Dưới sự lãnh đạo của đảng, đến thời điểm này ta có thể thấy toàn bộ hệ thống Lập pháp-Hành pháp-Tư pháp đã bộc lộ rõ bản chất là con rối trong tay đảng, bởi nếu không phải vậy thì cứ đúng Luật mà làm, cần gì phải Thủ tướng nói ra thì mới dám nói sai hay đúng!?

    RépondreSupprimer