Việt Nam Phật Quốc Tự tại Lâm Ti Ni |
Đường đến đất Phật
Kỳ 2: Lâm Tỳ Ni và Việt Nam Phật Quốc tự
Ký sự của Huỳnh Ngọc Chênh
22:45:00, 06/12/2006
Tôi cùng đoàn du khách Việt Nam vượt qua biên giới phía bắc Ấn Độ để đến Nêpal vào một buổi tối. Xuất phát từ kinh thành Xá Vệ từ lúc 1 giờ trưa nhưng mãi đến 8 giờ tối mới đến được cửa khẩu vì xe đi lạc đường. May mắn thay, chúng tôi đến những phút làm việc cuối cùng trong ngày của công an cửa khẩu của cả hai bên. Chúng tôi kịp thời làm giấy tờ để cả đoàn qua được cửa khẩu trót lọt và về đến khách sạn an toàn.
Nước Nêpal hiền hòa nằm dưới chân dãy Hymalaya huyền thoại chào đón chúng tôi bằng buổi bình minh tươi đẹp. Sau khi ăn sáng chúng tôi đi bộ đến vườn Lâm Tỳ Ni ở bên kia đường, đối diện với khách sạn mà chúng tôi ở lại qua đêm.
Mới sáng sớm đã thấy hàng trăm du khách và phật tử từ khắp năm châu có mặt trong vườn Lâm Tỳ Ni. Chỗ này là nhà sư Tây Tạng vạm vỡ trong áo cà sa màu đỏ đang cùng những phật tử của mình thực hiện những nghi lễ tôn giáo dưới gốc cây bồ đề bên cạnh hồ nước mà hoàng hậu Maya đã tắm trước khi hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa. Chỗ kia là các nhà sư Nhật Bản trong sắc phục màu đen đang ngồi thiền trước trụ bia của vua A Dục dựng lên ghi lại Phật tích. Dưới tán cây vô ưu râm mát, nơi hoàng hậu Maya với lên hái một cành hoa trước khi lâm bồn, là nhà sư Thái Lan đang ngồi giảng kinh cho các đệ tử của mình. Hàng trăm nhà sư và du khách khác thì đang xếp hàng chờ vào xem tảng đá mà vua A Dục đặt đánh dấu chính xác chỗ hoàng hậu lâm bồn.
Sách Đại Đường Tây Quốc Ký của ngài Huyền Trang ghi lại rằng vương quốc của vua Tịnh Phạn có chu vi chừng 4.000 lý (1.880 km2). Cách đây 2.600 năm, vào năm 563 trước công nguyên, khi sắp đến ngày lâm bồn, hoàng hậu Maya Devi, vợ vua Tịnh Phạn, xin phép nhà vua cho bà rời hoàng cung trở về quê nhà để sinh con đầu lòng theo đúng phong tục và truyền thống xứ này. Khi rời khỏi kinh thành chừng 25 cây số, ngang qua khu vườn tại làng Lâm Tỳ Ni, thái tử Tất Đạt Đa, người sau này trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni đã giáng trần dưới gốc cây vô ưu trong khu vườn xinh đẹp này.
Tác giả đứng trước Việt Nam Phật Quốc Tự |
Nhưng sau đó thì chiến tranh, rồi sự tàn phá của giặc giã, vườn Lâm Tỳ Ni hoang tàn, trụ bia và viên đá bị ngã đổ và chôn vùi xuống lòng đất mãi đến thế kỷ thứ 19 mới được giới khảo cổ khai quật lên và dựng lại như cũ. Tuy nhiên ngày nay, vườn Lâm Tỳ Ni thuộc vào vương quốc Nêpal với dân chúng ở chung quanh không còn là phật tử nữa. Vườn bị bỏ hoang phế, điêu tàn.
Các nhà sư Việt Nam tại Lâm Ti Ni |
Lời phát nguyện đó như một nghiệp duyên nào đó sau này đã gắn phần còn lại cuộc đời của ông vào vùng Phật tích quan trọng này.
Kể từ đó, đi bất cứ nơi nào trên thế giới để thuyết giảng kinh Phật cũng như các môn học khác ông đều nhắc lại tâm nguyện này với các đệ tử của ông. Trong hầu hết các bài thuyết giảng, ông đều mang Lâm Tỳ Ni của Phật giáo ra so sánh với các thánh địa Mecca, Vatican, Benares, và Jerusalem của lần lượt các tôn giáo: Islam, Thiên Chúa, Hindu và Do Thái giáo.
Và nhân ông gieo ra, đã gặt được quả: năm 1993 khi ông đang dốc sức xây chùa Việt Nam Phật Quốc tự tại Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ thì có một nhóm đệ tử của ông bay đến mời ông qua Nêpal yết kiến nhà vua của nước này để nhận đất xây chùa gần vườn Lâm Tỳ Ni như nguyện ước của ông.
Nhà vua cho phi công chở ông bay trên vùng trời Lâm Tỳ Ni để chọn đất. Ông nhận 2 mẫu đất và quyết tâm ở lại đó xây chùa dù lúc đó trong túi ông chỉ còn vỏn vẹn 60 đô la.
Các nhà sư Tây Tạng làm công phu tại Bồ Đề Đạo Tràng |
Khi đến nơi này, chúng tôi đếm được khoảng 22 ngôi chùa đã và đang mọc lên. Những ngôi chùa này tuy được cấp đất và khởi công sau Việt Nam Phật Quốc tự của thầy Huyền Diệu nhưng phần lớn nhờ vào ngân sách của quốc gia nước đó nên đã hoàn thành trước và quy mô hoành tráng hơn.
Nhờ vậy mà Lâm Tỳ Ni ngày nay càng lúc càng trở nên hưng vượng đến mức không ngờ, ngay cả quốc vương Birendra của Nêpal khi còn sống cũng đã kinh ngạc trước sự phát triển nhanh chóng một cách thần kỳ của vùng thánh địa này.
Huỳnh Ngọc Chênh
(Thanh Niên)
(Thanh Niên)
Kỳ 3: Khi đàn hạc bay về
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire