Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỷ đồng.
Nhiều con số đáng chú ý về tình trạng nợ nần của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ “tiết lộ”.
Tại văn bản chất vấn gửi đến Bộ trưởng, bên cạnh tình hình nợ trong, ngoài nước của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, đại biểu Quốc hội còn muốn biết Nhà nước có phải dùng ngân sách hàng năm để trả nợ thay cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hay không, nếu có là bao nhiêu?
Tính đến thời điểm 31/12/2011, văn bản trả lời chất vấn cho hay tổng số nợ phải trả của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là 1.292.400 tỷ đồng, tăng 18,9% so với 2010. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần.
Đặc biệt, có đến 30 tập đoàn, tổng công ty tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó có 8 đơn vị có tỷ lệ trên 10 lần, 10 doanh nghiệp từ 5 – 10 lần, 12 tập đoàn, tổng công ty từ 3 - 5 lần.
Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất là 0,34 lần, tổng nợ phải trả/tổng nguồn vốn bình quân tính theo số liệu báo cáo hợp nhất là 0,62 lần.
Với tổng tài sản/tổng nợ phải trả, theo báo cáo hợp nhất bình quân năm 2011 là 1,62 lần, theo Bộ trưởng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, dẫn đến chi phí tài chính lớn và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.
Cụ thể hơn, ông Huệ cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỷ đồng. Văn bản trả lời mở ngoặc đơn giải thích rằng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện khoanh nợ khoản tiền mua điện của Petro Vietnam.
Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí vẫn đang nợ quá hạn 1.731 tỷ đồng (nợ của Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất – nhận bàn giao từ Vinashin). Rồi nợ quá hạn của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 467 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 là 128 tỷ đồng, Tổng công ty Rau quả nông sản 30 tỷ đồng.
Theo báo cáo của công ty mẹ, tổng số nợ phải trả là 606.606 tỷ đồng, tăng 22% so với 2010, nợ nước ngoài là 142.853 tỷ đồng, bằng 23,5% tổng nợ phải trả, tăng 14% so với năm 2010.
Đáng chú ý, Công ty mẹ - EVN nợ nước ngoài lên tới 99.260 tỷ đồng (do vay đầu tư nhà máy điện). Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam là 24.027 tỷ đồng (do vay đầu tư mua máy bay mới). Có đến 18 công ty mẹ, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó 5 công ty mẹ trên 10 lần.
Với nợ nước ngoài, Bộ trưởng Huệ cho hay, theo quy định của Luật Quản lý nợ công thì trong trường hợp doanh nghiệp khó khăn Bộ Tài chính sẽ ứng tiền từ quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ thay, không lấy từ ngân sách hàng năm. Các doanh nghiệp phải nhận nợ bắt buộc và có trách nhiệm hoàn trả dần số tiền được ứng cho quỹ.
Cho tới thời điểm hiện tại, quỹ tích lũy trả nợ đang ứng trả thay cho Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty công nghiệp Xi măng, đều là các doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh vay và đang gặp khó khăn trong việc trả nợ với tổng số tiền là 109,7 triệu USD.
Các dự án trên hiện nay đang thực hiện tái cơ cấu và cam kết sẽ hoàn trả hết số tiền nhận tạm ứng trong 5 năm tới đây, Bộ trưởng cho biết.
Dòng cuối cùng văn bản, Bộ trưởng Huệ viết, “Bộ Tài chính xin trả lời đại biểu để thông báo cho cử tri được biết".
Nguyên Vũ
TBKTVN
Các tập đoàn, tổng công ty đóng góp 40% giá trị GDP hàng năm
Kinh tế rạc quá rồi!
RépondreSupprimerSáng nay ở Egypt vừa có tai nạn giao thông giữa xe bus chở học sinh với tầu hỏa làm hơn 40 học sinh bị tử thương. Lý do vì nhân viên đường sắt không thực hiện đúng chức trách của mình và không hạ cây ngáng đường khi tầu hỏa chạy qua. Ngay sau đó bộ trưởng giao thông Egypt đã nhận trách nhiệm về mình và xin từ chức. Giá ở Việt Nam các lãnh đạo nhà mình cũng có can đảm như vậy nhỉ. VINASHIN, VINALINES chìm nghỉm mà từ bộ trưởng đến thủ tướng vẫn cứ chễnh chệ ngồi vững ở vị trí của mình. Không hiểu còn lãnh đạo nước nào trơ trẽn như vậy không? Chắc là không.
RépondreSupprimerKhiếp!nợ như chúa chổm!châu Âu thì có Hy Lạp, Châu Á chắc là Việt Nam!vãi luyện!
RépondreSupprimerHiện nay không ai cứu nổi, nhà nước,ngân hàng, doanh nghiệp hết tiền. Dư nợ ngân hàng :2,89 triệu nghìn tỷ, thế chấp tài sản bằng BĐS chiếm 67%, vào khoảng 1,78 triệu nghìn tỷ. Nợ xấu BĐS có lẽ chiếm không dưới 50% dư nợ BĐS, cũng vào khoảng 900.000 tỷ ( 45 tỷ đô). Nợ doanh nghiệp nhà nước 1,3 triệu nghìn tỷ . Nợ xấu DNN cũng chiếm trên 50% dư nợ DNN, cũng vào khoảng 650.000 tỷ ( 32 tỷ đô). Tổng dư nợ xấu sẽ vào khoảng gần 80 tỷ đô, túc là 1,6 triệu nghìn tỷ
RépondreSupprimerÔng Alan Phan đã nói đại ý rằng nhà nước hết tiền, ngân hàng hết tiền, doanh nghiệp BĐS hết tiền.
RépondreSupprimerChỉ có trời cứu.
Tốt hơn hết là hãy để chúng chết đi.
Thế chả lẽ đổ tiền xuống biển à ! Nó chỉ chuyển hóa từ chỗ này sang chỗ khác thui các cụ ạ , Phần lớn vẫn còn nằm trong " Dân " đấy .
RépondreSupprimerDù là triệu nghìn tỷ hay tỷ nghìn tỷ thì cũng là giấy in ra,doanh nghiệp là của nhà nước.Tất cả đều trong một tay ta cả,có gì đâu mà nhắng cả lên.Từ chức cái con khỉ.
RépondreSupprimerNếu đúng vậy thì đánh pháp đuổi nhật làm gì.Khủng khiếp quá.Trách nhiệm ư làm gì có .Sống chết mặc bay ,tiền thày bỏ túi.Dân Tộc tôi ơi .
RépondreSupprimerThôi kệ di, các cụ có học hành gì đâu? ở rừng ra thì làm như thế theo tôi cũng ok rùi đó. Nên đồng ý với chú Bình là xin giải nonel cho ông ấy. Còn toàn bộ quan chức từ cấp tỉnh trở lên phong giáo sư-tiến sĩ tùy chức vụ. Cho giống bắc hàn chú ủn mới 27 tuổi còn lên được đại tướng- lên làm vua nữa là. Nó như phó doan- chúng ta là dân chủ gấp vạn lần tư bản giảy chết- là tinh hoa của dân tộc. Trời thằng bé nhà tôi đậu y khoa hà lội năm rùi k=kiên quyết không học bác sỉ kìa- bảo sao cũng không nghe mà cương quyết xuống học y tá không thì con nghỉ. Bó tay.....bác nào biết chỉ dùm nhé qua địa chỉ tanmam@kunghe.com.vn
RépondreSupprimerChân thành cảm tạ