Rất cám ơn nhà báo, anh viết rất dễ hiểu, ai đọc vào cũng hiểu, tuy nhiên tôi vẫn e rằng có kẻ cần hiểu vẫn không hiểu gì hết. Thôi kệ cứ đăng lên cho mọi người đọc chơi cho vui.
Sáng giờ về quê đám cưới, thấy loáng thoáng chuyện bác Tổng so sánh nạn tham nhũng ở ta với chuyện : “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt"... Muốn nhỏ nhẹ phân tích cho bác ấy rõ nói như thế là không đúng với tinh thần Phật pháp nhưng giờ mới ngồi vào viết được. Chắc chuyện cũng chưa nguôi. Mà chuyện này thì sao nguội được.
Rõ ràng ai cũng thấy đây là một ngụy biện, một phép ngụy biện so sánh hình thức còn nội dung thì khác hẳn. (Quên là loại ngụy biện gì, ai nhớ nhắc giùm).
1/ Thứ nhất, đây là chuyện ... xảy ra trong tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân, do Ngô Thừa Ân hư cấu sau chuyện Đường Tam Tang sang Tây Trúch thỉnh kinh cả ngàn năm; tức nó chỉ có trong đầu của Ngô Thừa Ân chứ không ai chắc nó có xảy ra thật hay không . Nay bác nói như nó xảy ra thật đúng như vậy để bảo biện cho chuyện tham nhũng là một quy luật khách quan tất yếu của mọi xã hội thì rõ ràng là không ổn. Không thể một quốc nạn lớn như tham nhũng lại dựa vào "sự thật" từ ông Ngô Thừa Ân nào đó để bảo nó là quốc nạn hay không phải quốc nạn, phải không bác?
2/ Mà tỉ dụ như chuyện đó là có thật, Ngô Thừa Ân có phép đi vào đất Phật để thấy chuyện đó xảy ra mười mươi, thì còn có nhiều cách hiểu nữa chứ không thô thiển cách hiểu mô tả hiện thực như bác thấy. Con đường đi thỉnh kinh là con đường gian nan, và theo nhân duyên đã định thì Đường Tăng phải chịu đủ 72 kiếp nạn, chuyện phải trả một thứ gì đó mới được kinh cũng là một kiếp nạn mà Đường Tăng phải chịu. Và thực ra thì Ngô Thừa Ân cũng đã nói rõ, thứ kinh mà lấy tiền đổi được đó là kinh hạng xoàng, sau kiếp nạn đó thì Đường Tăng và các học trò mới nhận được chân kinh. Và kinh này là không có tiền nào mua đổi được.
3/ Mà cứ cho rằng đất Phật cũng có tham nhũng, đất Mỹ đất Singapore, hay Hà Lan, Phần Lan dẫn đầu về chính phủ trong sạch vẫn cứ có tham nhũng thì em nghĩ cũng không vì thế mà bác nói rằng "bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét" như là một sự thật khách quan thì em thấy không ổn. Có một sự thật là tham nhũng ở bất cứ đâu, ở đất Phật hay ở bất cứ quốc gia nào, thì tham nhũng cũng bị lên án và bất ai có ý định tham nhũng cũng là đều trong tư thế sẵn sàng đánh đổi sinh mạng mình, không chỉ là sinh mạng chính trị mà đó có thể là án tử; tham nhũng bị lên án và người tham những phải luôn luôn trong trạng thái sợ hãi, giấu diếm hành vi đến mức có thể. Nay bác nói thế, coi như gián tiếp tham nhũng được công khai thừa nhận rồi, bọn tham nhũng không thấy sợ gì nữa rồi, nó như một phần cuộc sống mà; Ôi, dân đen bọn em còn biết cậy nhờ vào đâu được nữa đây!
---------
Bác rảnh xin tham khảo thêm bài này:
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-136_4-14738/tac-hai-cua-tay-du-ky-cu-si-tue-dang.html
Và nếu ít thời gian thì đọc một ý kiến này của thầy Thích Nhật Từ cũng được:
Chúng tôi xin lược trích ý kiến của thày Thích Nhật Từ, chủ biên thư viện điện tử Đạo Phật Ngày Nay như sau:
"... Theo Tây Du Ký thì chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm đã bắt giam Tôn dưới chân núi Ngũ Hành ngót 500 năm dài và cũng chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm một lần nữa tạo ra 81 nạn cho 4 thầy trò Ðường Tăng, để rồi dẫn đến kết thúc của tác phẩm chẳng có nghĩa lý gì: ‘’Như Lai là người chủ mưu cuộc hối lộ cái "bát vàng" trước khi giao chân kinh có chữ về Ðông Thổ’’.
Trong truyện Tây Du Ký, Phật Tổ Như Lai chủ mưu cuộc hối lộ bằng cách "ném đá dấu tay," ra lệnh cho hai tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những vị thánh tăng hàng đầu trong hàng đệ tử Phật, đòi "quà thông cảm" với bốn thầy trò Ðường Tăng. Ðiều đó đã làm cho ba vị đồ đệ cương trực của Ðường Tăng bất bình. Nhưng vì thấy tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà "xuống nước nhỏ" (nhưng thật chất là đánh lừa), cả ba vị đã hỷ xả mà không làm lớn chuyện! Bốn thầy trò tưởng mọi việc êm xuôi, hớn hở đem kinh về. Gần về đến Ðại Ðường thì bổng đâu chim Ðại Bàng của Phật Di-lặc cướp bay lên không, rồi sau đó bỏ xuống đất. Lúc đó, thầy trò Ðường Tăng mới vỡ lẽ ra là kinh mà họ khổ công mang về là "kinh vô tự."
Cái gút "kinh vô tự và kinh hữu tự" mà tác giả dựng lên không mang dụng ý thiền học như nhiều người đã cố tình lý giải. Thật ra, nó nhằm tạo ra thái độ căm phẫn của độc giả đối với đức Phật và Bồ-tát, thông qua đó, bôi bác, xuyên tạc Phật giáo. Tôi cho rằng Ngô Thừa Ân đã xúc phạm một cách trịch thượng đến đức Phật, các vị Bồ-tát và các vị thánh tăng. Những điều gì mà đức Phật khuyên người ta nên từ bỏ, xa lìa thì Ngô Thừa Ân lại đem những cái đó gán lên đức Phật".
Trên đây là ý kiến của thày Thích Nhật Từ, chủ biên thư viện điện tử Đạo
Phật Ngày Nay.
========
P.S: Bài tế nhị, nói chuyện vui là chính, xin miễn trích dẫn và đưa trên các báo chính thức
-------------------------------------------------------------------
Facebook ngày hôm nay bùng nổ chuyện Đường Tăng đi thỉnh kinh. Facebooker Quang Nguyenke viết comment: Bài thơ dưới đây được sáng tác từ cảm hứng khi nghe bác cả tổng nói:"Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ":
Ca Diếp cùng với A Nàn,
Đệ tử của Phật mà còn tham ô!
Huống chi một lũ ma cô,
Lòng tham không động là đồ ngu si!
Cõi Phật là chốn từ bi,
Mà còn như vậy,huống gì thế gian!
Cho nên dân có oán than,
Thì ta mặc kệ,chẳng màng ra tay!
Nếu tôi biết rõ và thật, tôi mới nghe TBT DCSVN mới tuyên bố : « …Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hố lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúngta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt… ». Tôi rất hy vọng tin ấy là tin vịt. Nếu nó là tin vịt, tôi xin lỗi về vái dong tôi viết sau. Xin các bạn đừng quan tâm. Nếu nó là tin thật,tôi mạo muội xin phép nói thêm để khiêm tốn góp ý giúp vị TBT cho rõ:
«… Và, trong khi mấy triệu người trên thế giới sắp vận động, thậm chí xuống đuờng lung tung và vô hiệu quả, phá ổn định xa hội, nhân dịp ngày Nhân quyền quốc tế , tôi tran trọng đề nghị quý Ủy ban Nhân Quyèn Liên Hiệp Quốc, mà ta mới là thành viên thêm một điều khỏan rất đơn gian như sau :
« Mỗi người đều có quyền hối lộ. »
Tôi cũng đề nghị bổ sung lại Hiến Pháp của ta để bảo đảm quyền mới ấy :
« Mỗi người Việt Nam đều có quyền hối lộ định hướng XHCN. Ưu tiên cho cán bộ. »
« Cá nhân hay tổ chức nào vị phạm quyền ấy sẽ bị phạt theo nghị định 174/2013/NĐ-CP từ 100 triệu đông trở lên. »
Nam-mô –A -Di –Dà- Phật !
Thôi từ nay dán Xốc ti na vào mõm,khỏi thở thối ngu độn,bịp bợm nữa.
RépondreSupprimerTÉ RA LÀ TẠI LÃO NHÀ VĂN NGÔ THỪA ÂN MÀ VIỆC CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA GẶP KHÓ KHĂN À ? GIỜI ƠI LÀ GIỜI, THẾ CÓ ĐEN ÔNG KHÔNG...
SupprimerChào anh Chênh, tôi cho rằng Thích Nhật Từ hiểu không đúng nội dung Tây Du Ký. Việc Đường Tăng phải nộp bát tộ bằng vàng phải hiểu là sư nhắc nhử về TÍNH VÔ THƯỜNG của đạo Phật. Khi qua bến Vân Lăng, Đường Tăng đã bỏ lại xác phàm. Đến thân xác còn là thứ vô thường thì bát tộ bằng vàng cũng không có nghiã lý gì. Tôi xin phép gửi đến anh qua email của anh bài viết của tôi về Tây Du Ký.
RépondreSupprimerBảo
Tôi thì cho rằng cụ Tổng có óc hài hước,vui tính nhưng nghĩ lại thì thấy không ổn vì những người có óc hài hước thường là thông minh
RépondreSupprimerÔng học triết nhiều đâm lú chăng?! Ngô Bảo Châu phát hiện ra bổ đề còn ông tổng phát hiện ra quy luật hối lộ!? giải nô ben sắp đến Việt nam!
RépondreSupprimerTừ nay sẽ giải tán UB phòng chống tham nhũng, hối lộ he he he!
uyen-hanoi
Thật hết biết và hết lời bình cho cái "khoa học biện chứng" chủ nghĩa Đường Tam Tạng của anh Tổng. Hèn chi tham nhũng cứ ngày một phình to. Anh Tổng dùng cái thần thoại để biện chứng cho cái hiện thực chủ quan. Tiến sĩ danh dự có khác. Há há há!
RépondreSupprimerLú hết chỗ nói.
RépondreSupprimerviệc hối lộ của thày trò đường tăng là vô thường.chính tình tiết này chúng ta mới thấy cái uyên thâm sâu sắc của nhà văn ngô thừa ân.tất cả tham sân si ái ố hỷ nộ đều phải trải qua mới thành chính quả được.
RépondreSupprimer