Giáo sư Yuri Maltsev
Phạm Nguyên Trường dịch
Marxism-Leninism là ý thức hệ tàn ác và làm chết nhiều người nhất trong lịch sử nhân loại.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin, muốn phớt lờ cuộc Cách mạng Bolshevik
– tháng này sẽ là kỷ niệm 100 năm. Putin nói với các cố vấn rằng sẽ không cần kỷ
niệm sự kiện này. Ông ta biết rõ hơn - không có gì đáng tự hào.
Bắt đầu bằng cuộc Cách mạng
năm 1917
Những hiện tượng kinh hoàng của chủ nghĩa xã hội thế kỷ XX - của Lenin, Stalin, Hitler, Mussolini, Mao và Pol Pot - là con đẻ của năm 1917. 70 năm trước đó, Marx và Engels dự báo rằng việc lật đổ chế độ tư bản cần bạo lực và “chuyên chính vô sản. . . nhằm quét sạch tàn dư của chủ nghĩa tư bản”. Lenin đã tiến hành “quét sạch” bằng những chiến dịch khủng bố bừa bãi, như những người xã hội chủ nghĩa Nga trước ông ta đã làm và những người khác sẽ tiếp tục làm sau khi ông ta chết.
Rudolph Rummel (đã quá cố), nhà nhân khẩu học nghiên cứu về những vụ giết người hàng loạt do chính phủ tiến hành, ước tính tổng thiệt hại về người mà chủ nghĩa xã hội đã gây ra trong thế kỷ XX: khoảng 61 triệu người ở Liên Xô, 78 triệu ở Trung Quốc, và khoảng 200 triệu người trên toàn thế giới. Những nạn nhân này bị chết trong những nạn đói do nhà nước tổ chức, trong quá trình tập thể hoá, trong các cuộc cách mạng văn hoá, trong những vụ thanh trừng, trong các chiến dịch chống thu nhập “bất hợp pháp” và những cuộc thí nghiệm tàn độc khác trong quá trình sắp xếp lại xã hội.
Đây là vụ khủng bố vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại
Cuộc đảo chính của Lenin, ngày 7 tháng 11 năm 1917, ngày chính phủ lâm thời của Kerensky rơi vào tay lực lượng Bolshevik, đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử nhân loại: Chế độ nô lệ dành cho tất cả mọi người. Kế hoạch hóa nền kinh tế tập thể đã dẫn tới tình trạng cưỡng bức, bạo lực và giết người hàng loạt. Marx và Engels đã định nghĩa chủ nghĩa xã hội là “xóa bỏ tư hữu”. Thành phần cơ bản nhất của tư hữu - quyền tự chủ - đã bị bãi bỏ ngay từ đầu.
Phá hoại trên quy mô lớn
Các mục tiêu lớn nhất của những người Marxist mãi mãi vẫn là gia đình, tôn giáo, và xã hội dân sự - đây là những trở ngại mang tính thiết chế đối với việc áp đặt nhà nước toàn trí toàn năng lên đời sống của con người. Sau khi những người Bolsheviks nắm được quyền lực, Lenin bắt đầu tiêu diệt những thiết chế này.
Vụ giết hại trẻ em đã trở thành bình thường sau khi ông ta ra lệnh giết Sa Hoàng Nicholas II, hoàng hậu Alexandra và năm người con của họ. Hàng triệu gia đình bị bao vây và bị cưỡng bức di chuyển đến những vùng xa xôi hẻo lánh và không có người ở tại Siberia và Kazakhstan. Hàng trăm ngàn trẻ em đã chết vì đói hoặc bệnh tật trong suốt cuộc hành trình đến nơi lưu đầy và bị chôn trong những ngôi mộ không để lại dấu vết gì.
Năm 1935, Stalin áp dụng Điều 12 của Bộ luật Hình sự Liên Xô, cho phép tử hình hoặc giam giữ như người lớn trẻ em từ mười hai tuổi trở lên. “Luật” này nhắm tới những đứa trẻ mồ côi, vốn là con em của các nạn nhân của chế độ, vì người ta tin rằng chúng sẽ là hậu họa của chế độ. Nhiều người trong số trẻ em này, có cha mẹ đã bị bỏ tù hoặc bị hành quyết, thường bị gọi là bụi đời. Chúng bị đưa vào những căn nhà bẩn thỉu, xác xơ, trong khu các gulag, cùng với những tên tội phạm nguy hiểm và đã bị bọn lính canh và thường phạm hành hung và hãm hiếp.
Liên Xô là nước đầu tiên đặt ra mục tiêu về tư tưởng và thực tiễn là xoá bỏ tôn giáo, hay nói cách khác, tiêu diệt về mặt thể xác của những người có đạo. Việc quốc hữu hóa tài sản của nhà thờ được khởi động cùng với nghị định của Lenin, ngày 20 tháng 1 năm 1918: thánh đường, nhà thờ, đất của nhà thờ, và tất cả các tòa nhà thuộc sở hữu của các nhà thờ đều bị cướp bóc, và những món đồ có giá trị (vàng, bạc, bạch kim, tranh, biểu tượng, hiện vật lịch sử) đều bị những người cộng sản vô thần lấy cắp hoặc bán sang phương Tây - thông qua các điệp viên, những người có cảm tình với cộng sản và những du khách như ông trùm kinh doanh người Mỹ, Armand Hammer, từng gặp Lenin vào năm 1921.
Có đạo thường đồng nghĩa với án tử hình. Mục đích là sự độc quyền tuyệt đối của nhà nước trong lĩnh vực tư tưởng, với phương tiện là tôn giáo thế tục - chủ nghĩa xã hội. Hầu như tất cả hàng giáo phẩm và hàng triệu tín đồ tất cả các tôn giáo (truyền thống) đều bị bắn hoặc bị đưa đến các trại lao động. Các trường dòng bị đóng cửa, còn các ấn phẩm tôn giáo thì bị cấm.
Marxism-Leninism giả bộ là “chủ nghĩa xã hội khoa học”, là lời giải thích phổ quát về tự nhiên, đời sống và xã hội. Tuy nhiên, lệch lạc khỏi hệ tư tưởng của nó, đặc biệt là khoa học “tư sản” truyền thống, có thể bị án tử hình. Phạm vi cuộc bức hại các nhà khoa học là cuộc diệt chủng thực sự.
Thất bại nhục nhã
Sau bảy mươi tư năm đau đớn và khổ sở, Cách mạng Bolshevik đã thất bại hoàn toàn. Đất nước lớn nhất hành tinh, với những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng không thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của người dân. Không có quyền sở hữu và các thể chế thị trường dựa trên quyền sở hữu, hệ thống không có những phương tiện phân bổ hợp lý nguồn lực.
Tư tưởng có thể đem lại những hậu quả.
Từ kinh nghiệm sống ở Liên Xô – tôi ra đi đúng vào năm Vladimir Putin báo cáo cho các lãnh đạo của ông ta về việc Bức tường Berlin sụp đổ - tôi có thể làm chứng cho lời tuyên bố của nhà kinh tế học người Áo, Ludwig von Mises, rằng chủ nghĩa xã hội là “cuộc nổi dậy chống lại kinh tế học”.
Tuy nhiên, ở phương Tây vẫn có những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Nhiều người Mỹ tin rằng chủ nghĩa xã hội là tốt, trong khi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít, quốc xã (chủ nghĩa xã hội quốc gia) là bạo lực và chống lại dân chủ. Một cuộc thăm dò ý kiến công chúng được công bố vào năm ngoái đã chứng minh rằng giả định chung: 43% những người trả lời dưới ba mươi tuổi có quan điểm ủng hộ chủ nghĩa xã hội; chỉ có 32% có quan điểm ủng hộ chủ nghĩa tư bản mà thôi. Đây là một cảnh báo đầy sức mạnh. Não trạng bài tư bản đã mang lại biết bao đau khổ và những vụ giết người hàng loạt ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa và đã làm giảm mức sống và chất lượng đời sống trong các nền kinh tế hỗn hợp.
Liên Xô đã vĩnh viễn trở về với cát bụi, những bức tượng khổng lồ của Marx và Lenin rải rác ở phương Đông thì cũng thế, nhưng những tư tưởng đã để lại hậu quả, và không có tư tưởng nào thu hút được nhiều đệ tử hơn là Marxism-Leninism. Người Nga có câu châm ngôn: “Bài học duy nhất của lịch sử là nó chẳng dạy chúng ta điều gì”. Đối với quá nhiều người, câu này vẫn đúng như từ xưa đến nay.
Giáo sư Yuri Maltsev bảo vệ bằng B.A và M.A. ở Đại học Quốc gia Moskava và bằng Tiến sĩ về Kinh tế học lao động tại Viện Nghiên cứu Lao động ở Moskva, Nga. Trước khi chạy sang Mỹ, năm 1989, ông là từng là thành viên của một nhóm các nhà kinh tế học Liên Xô tham gia soạn thảo gói chính sách Perestroika của Tổng thống Gorbachev.
Những hiện tượng kinh hoàng của chủ nghĩa xã hội thế kỷ XX - của Lenin, Stalin, Hitler, Mussolini, Mao và Pol Pot - là con đẻ của năm 1917. 70 năm trước đó, Marx và Engels dự báo rằng việc lật đổ chế độ tư bản cần bạo lực và “chuyên chính vô sản. . . nhằm quét sạch tàn dư của chủ nghĩa tư bản”. Lenin đã tiến hành “quét sạch” bằng những chiến dịch khủng bố bừa bãi, như những người xã hội chủ nghĩa Nga trước ông ta đã làm và những người khác sẽ tiếp tục làm sau khi ông ta chết.
Rudolph Rummel (đã quá cố), nhà nhân khẩu học nghiên cứu về những vụ giết người hàng loạt do chính phủ tiến hành, ước tính tổng thiệt hại về người mà chủ nghĩa xã hội đã gây ra trong thế kỷ XX: khoảng 61 triệu người ở Liên Xô, 78 triệu ở Trung Quốc, và khoảng 200 triệu người trên toàn thế giới. Những nạn nhân này bị chết trong những nạn đói do nhà nước tổ chức, trong quá trình tập thể hoá, trong các cuộc cách mạng văn hoá, trong những vụ thanh trừng, trong các chiến dịch chống thu nhập “bất hợp pháp” và những cuộc thí nghiệm tàn độc khác trong quá trình sắp xếp lại xã hội.
Đây là vụ khủng bố vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại
Cuộc đảo chính của Lenin, ngày 7 tháng 11 năm 1917, ngày chính phủ lâm thời của Kerensky rơi vào tay lực lượng Bolshevik, đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử nhân loại: Chế độ nô lệ dành cho tất cả mọi người. Kế hoạch hóa nền kinh tế tập thể đã dẫn tới tình trạng cưỡng bức, bạo lực và giết người hàng loạt. Marx và Engels đã định nghĩa chủ nghĩa xã hội là “xóa bỏ tư hữu”. Thành phần cơ bản nhất của tư hữu - quyền tự chủ - đã bị bãi bỏ ngay từ đầu.
Phá hoại trên quy mô lớn
Các mục tiêu lớn nhất của những người Marxist mãi mãi vẫn là gia đình, tôn giáo, và xã hội dân sự - đây là những trở ngại mang tính thiết chế đối với việc áp đặt nhà nước toàn trí toàn năng lên đời sống của con người. Sau khi những người Bolsheviks nắm được quyền lực, Lenin bắt đầu tiêu diệt những thiết chế này.
Vụ giết hại trẻ em đã trở thành bình thường sau khi ông ta ra lệnh giết Sa Hoàng Nicholas II, hoàng hậu Alexandra và năm người con của họ. Hàng triệu gia đình bị bao vây và bị cưỡng bức di chuyển đến những vùng xa xôi hẻo lánh và không có người ở tại Siberia và Kazakhstan. Hàng trăm ngàn trẻ em đã chết vì đói hoặc bệnh tật trong suốt cuộc hành trình đến nơi lưu đầy và bị chôn trong những ngôi mộ không để lại dấu vết gì.
Năm 1935, Stalin áp dụng Điều 12 của Bộ luật Hình sự Liên Xô, cho phép tử hình hoặc giam giữ như người lớn trẻ em từ mười hai tuổi trở lên. “Luật” này nhắm tới những đứa trẻ mồ côi, vốn là con em của các nạn nhân của chế độ, vì người ta tin rằng chúng sẽ là hậu họa của chế độ. Nhiều người trong số trẻ em này, có cha mẹ đã bị bỏ tù hoặc bị hành quyết, thường bị gọi là bụi đời. Chúng bị đưa vào những căn nhà bẩn thỉu, xác xơ, trong khu các gulag, cùng với những tên tội phạm nguy hiểm và đã bị bọn lính canh và thường phạm hành hung và hãm hiếp.
Liên Xô là nước đầu tiên đặt ra mục tiêu về tư tưởng và thực tiễn là xoá bỏ tôn giáo, hay nói cách khác, tiêu diệt về mặt thể xác của những người có đạo. Việc quốc hữu hóa tài sản của nhà thờ được khởi động cùng với nghị định của Lenin, ngày 20 tháng 1 năm 1918: thánh đường, nhà thờ, đất của nhà thờ, và tất cả các tòa nhà thuộc sở hữu của các nhà thờ đều bị cướp bóc, và những món đồ có giá trị (vàng, bạc, bạch kim, tranh, biểu tượng, hiện vật lịch sử) đều bị những người cộng sản vô thần lấy cắp hoặc bán sang phương Tây - thông qua các điệp viên, những người có cảm tình với cộng sản và những du khách như ông trùm kinh doanh người Mỹ, Armand Hammer, từng gặp Lenin vào năm 1921.
Có đạo thường đồng nghĩa với án tử hình. Mục đích là sự độc quyền tuyệt đối của nhà nước trong lĩnh vực tư tưởng, với phương tiện là tôn giáo thế tục - chủ nghĩa xã hội. Hầu như tất cả hàng giáo phẩm và hàng triệu tín đồ tất cả các tôn giáo (truyền thống) đều bị bắn hoặc bị đưa đến các trại lao động. Các trường dòng bị đóng cửa, còn các ấn phẩm tôn giáo thì bị cấm.
Marxism-Leninism giả bộ là “chủ nghĩa xã hội khoa học”, là lời giải thích phổ quát về tự nhiên, đời sống và xã hội. Tuy nhiên, lệch lạc khỏi hệ tư tưởng của nó, đặc biệt là khoa học “tư sản” truyền thống, có thể bị án tử hình. Phạm vi cuộc bức hại các nhà khoa học là cuộc diệt chủng thực sự.
Thất bại nhục nhã
Sau bảy mươi tư năm đau đớn và khổ sở, Cách mạng Bolshevik đã thất bại hoàn toàn. Đất nước lớn nhất hành tinh, với những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng không thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của người dân. Không có quyền sở hữu và các thể chế thị trường dựa trên quyền sở hữu, hệ thống không có những phương tiện phân bổ hợp lý nguồn lực.
Tư tưởng có thể đem lại những hậu quả.
Từ kinh nghiệm sống ở Liên Xô – tôi ra đi đúng vào năm Vladimir Putin báo cáo cho các lãnh đạo của ông ta về việc Bức tường Berlin sụp đổ - tôi có thể làm chứng cho lời tuyên bố của nhà kinh tế học người Áo, Ludwig von Mises, rằng chủ nghĩa xã hội là “cuộc nổi dậy chống lại kinh tế học”.
Tuy nhiên, ở phương Tây vẫn có những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Nhiều người Mỹ tin rằng chủ nghĩa xã hội là tốt, trong khi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít, quốc xã (chủ nghĩa xã hội quốc gia) là bạo lực và chống lại dân chủ. Một cuộc thăm dò ý kiến công chúng được công bố vào năm ngoái đã chứng minh rằng giả định chung: 43% những người trả lời dưới ba mươi tuổi có quan điểm ủng hộ chủ nghĩa xã hội; chỉ có 32% có quan điểm ủng hộ chủ nghĩa tư bản mà thôi. Đây là một cảnh báo đầy sức mạnh. Não trạng bài tư bản đã mang lại biết bao đau khổ và những vụ giết người hàng loạt ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa và đã làm giảm mức sống và chất lượng đời sống trong các nền kinh tế hỗn hợp.
Liên Xô đã vĩnh viễn trở về với cát bụi, những bức tượng khổng lồ của Marx và Lenin rải rác ở phương Đông thì cũng thế, nhưng những tư tưởng đã để lại hậu quả, và không có tư tưởng nào thu hút được nhiều đệ tử hơn là Marxism-Leninism. Người Nga có câu châm ngôn: “Bài học duy nhất của lịch sử là nó chẳng dạy chúng ta điều gì”. Đối với quá nhiều người, câu này vẫn đúng như từ xưa đến nay.
Giáo sư Yuri Maltsev bảo vệ bằng B.A và M.A. ở Đại học Quốc gia Moskava và bằng Tiến sĩ về Kinh tế học lao động tại Viện Nghiên cứu Lao động ở Moskva, Nga. Trước khi chạy sang Mỹ, năm 1989, ông là từng là thành viên của một nhóm các nhà kinh tế học Liên Xô tham gia soạn thảo gói chính sách Perestroika của Tổng thống Gorbachev.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire