Lê Công
Hình minh họa |
Cuộc chiến này cũng có thể mang tính sống còn giữa một bên là bảo thủ trì trệ và một bên là đổi mới thật sự, trong đó, yếu tốt thoát Trung được người dân quan tâm hàng đầu.
Rồi thì chưa biết lịch sử sẽ chọn ai hay vận hội của dân tộc đã tới chưa, nhưng
với sự quan tâm này thì trong con mắt của người dân, dường như cũng đã có một
sự chọn lựa khả dĩ nhất.
Người mà được dân chúng đặt niềm tin ấy, chưa hẳn đã là một bậc minh quân để có thể xoay chuyển tình thế trong một sớm một chiều, nhưng dầu sao thì ít nhất ông cũng có thể đóng trọn vai trò "bản lề" cho một cuộc chuyển đổi mang tính bước ngoặc.
Do vậy, cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi có một sự tập trung đánh phá ác liệt vào uy tín của ông như đã từng trong hơn 5 năm về trước. Cũng vào thời đó, một cây bút có sức công phá như tên lửa tomahak đã có bài viết nói về độc tài, nhằm ám chỉ sự tập trung quyền lực của ông là nguy cơ để biến từ một nền "độc tài tập thể sang độc tài cá nhân". Và một tràng AK không thương tiếc của một cô nàng diễn viên khi hùng hổ tuyên bố "tôi không muốn cái chữ kí của một người bán nước hại dân xuất hiện trong nhà mình" khi từ chối nhận tấm bằng khen mang chữ kí của ông ... Cùng với biết bao những đàm tếu thâm độc khác nữa!
Họ đã đổ hết những khó khăn trì trệ trong xã hội hiện nay là do lỗi của ông mà cố tình hay không nhận ra tính qui luật nghiệt ngã cùng vai trò của một thể chế tam tứ quyền, nó chi phối như thế nào.
Trước đây, nói là đổi mới nhưng thực ra chỉ học lại và làm lại những cái cũ, những cái mà người ta đã đạp đổ, phá bỏ một cách ngu xuẩn. Điều này chẳng khác gì như một cái lò xo bị kềm hãm lâu ngày và nay, được "cởi trói" để bung ra. Thời của ông Võ Văn Kiệt là thời bắt đầu bung ra, đến thời ông Phan Văn Khải thì bung ra mạnh hơn nữa và đến thời ông NTD là lúc mà nó đã bung ra hết cỡ và dao động chậm dần. Cũng ngay vào thời điểm ấy, những "lực lượng" đã từng bung ra sẽ bắt đầu cọ xát, va chạm để phát sinh những mâu thuẩn về kinh tế, xã hội lẫn chính trị như ta đã thấy trong tình hình rối ren mọi mặt hiện nay; hoặc có thể sẽ bị chết đứ đừ như chuyện đóng băng bất động sản hay tình hình nợ xấu chẳng hạn. Điều này có thể được xem như là một hệ lụy mang tính qui luật chứ không thể đổ lỗi cho một cá nhân nào.
Nhưng như thế vẫn chưa hết, vẫn chưa là đủ cho một kết luận, mà phải xét đến nhiều mặt khác nữa, tỉ như cái anh bạn vàng gì kia đã đóng một vai trò gì và nó đã tác động như thế nào với chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là với giai đoạn mà dường như đã có một sự "bừng tỉnh", từ người lãnh đạo cho đến anh dân thường!
Ai đã từng lên án ông TT Nguyễn Tấn Dũng, đã từng đổ mọi tội lỗi lên đầu ông thì hãy thử trả lời một câu hỏi đơn giản này xem: Người bạn ấy có muốn chúng ta lớn mạnh không, và khi đã không muốn thì họ phải làm gì? ... Họ đã làm gì mà ngay cả từ một người già cho đến trẻ con cũng ghét?
Rồi chuyện các phe phái nổi lên, vì những lợi ích phe nhóm họ sẵn sàng hại nhau, phá nhau bằng mọi thủ đoạn, kềm hãm những nỗ lực của chính phủ trong công cuộc tái thiết đất nước. Đó là còn chưa tính đến chuyện hết sức tế nhị khi ông đơn độc múa gươm giữa một rừng sĩ phu Bắc hà!
Khi nhậm chức, trái với thông lệ các vị tiền nhiệm, quốc gia đầu tiên mà ông viếng thăm là Nhật bản rồi sau là Vatican, ở đó ông đã được chào đón nồng nhiệt. Cùng với 100 ngày sau trên cương vị TT chính phủ, ông nổi lên như một hiện tượng và đã tạo được niềm tin trong con mắt bạn bè thế giới cũng như trong mỗi người dân. Và đây ... cũng chính là lúc ông trở thành cái gai, thành "đối tượng" cho các thế lực xúm vào chống phá với những toan tính riêng tư ... Đơn giản là vậy!
Hiểu như thế để thấy ông đã phải đối mặt với những khó khăn thánh thức như thế nào, thế nhưng ... đâu phải chỉ có từng ấy. Hãy nhớ lại trước đây, ông Phan Văn Khải từng than "trên bảo mà dưới không chịu nghe" ... Điều gì đã khiến cho lãnh đạo của một chính phủ mà phải than như vậy, có phải là ông đã không có thực quyền? Rồi nguyên BT bộ TNMT Mai Ái Trực cũng than trước nghị trường Quốc hội "Trách nhiệm của bộ trưởng là vô hạn nhưng quyền lực thì hữu hạn" ... Ngay chính ông Nguyễn Bá Thanh cũng kêu trời "Mình chỉ mới có ý định thay nó mà nó đã vận động để thay mình rồi!" ... Tạm vài dẫn chứng để thấy, trong cái cơ chế tam tứ nguyên thủ thì quyền lực đã bị phân tán, chồng lấn như thế nào; ở đó không ai là có thực quyền trong lãnh vực trách nhiệm của mình mà sẽ bị chi phối lũng đoạn từ những quyền lực khác. Vậy thì người ta có thể điều hành một chính phủ với quyền rơm vạ đá ấy ra sao mà lại đổ hết trách nhiệm cho họ?
Có lẽ chính vì ông đã sớm ý thức được những mặt hạn chế này nên đã có ý muốn về một sự tập trung quyền lực để dễ bề điều hành, thì ngay lập tức người ta lại cho rằng ông có khuynh hướng độc tài và xem như đó là một nguy cơ cho đảng và chính phủ ... Đó có là một nguy cơ hay không thì hãy xem TQ họ đã tập trung được quyền lực ra sao và chính đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất để giúp họ vươn lên phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Và cuối cùng, hãy nghĩ xem, vào cái ngày quốc khánh của VNCH, có không ít người đã tưởng nhớ và thương tiếc cho cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm, vậy thì có ai trong số này nghĩ về cái sự ngu ngốc của một số tướng lãnh để dẫn đến cái chết của hai ông cũng như sự sụp đổ của nền đệ nhất CH không? ... Vì một lẽ gì đó mà họ chỉ biết đạp đổ, không tính đến chuyện rồi sau sẽ ra sao, hậu quả như thế nào ... Nhắc lại điều này để cùng cảnh giác về một sự lập lại của lịch sử, mà trong đó chúng ta đã bị dẫn dắt và xúi dục như những con cờ tội nghiệp!
Với hôm nay, nếu số phận của cả một dân tộc không phải là chuyện đã an bài như một định mệnh, thì chỉ mong ai hay phe nhóm nào cũng phải đặt quyền lợi của quốc gia, của dân tộc lên hàng đầu. Vì chỉ khi ấy, người ta mới có thể nhường chỗ cho nhau mà gánh lấy cái trọng trách thay vì giành giật hơn thua, chỉ khi ấy người ta mới dám từ bỏ và sẽ mạnh dạn từ bỏ những gì đã níu kéo, kềm hãm cái đất nước này hàng bao nhiêu năm qua.
Lê Công
(FB. Luân Tá Võ)
Người mà được dân chúng đặt niềm tin ấy, chưa hẳn đã là một bậc minh quân để có thể xoay chuyển tình thế trong một sớm một chiều, nhưng dầu sao thì ít nhất ông cũng có thể đóng trọn vai trò "bản lề" cho một cuộc chuyển đổi mang tính bước ngoặc.
Do vậy, cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi có một sự tập trung đánh phá ác liệt vào uy tín của ông như đã từng trong hơn 5 năm về trước. Cũng vào thời đó, một cây bút có sức công phá như tên lửa tomahak đã có bài viết nói về độc tài, nhằm ám chỉ sự tập trung quyền lực của ông là nguy cơ để biến từ một nền "độc tài tập thể sang độc tài cá nhân". Và một tràng AK không thương tiếc của một cô nàng diễn viên khi hùng hổ tuyên bố "tôi không muốn cái chữ kí của một người bán nước hại dân xuất hiện trong nhà mình" khi từ chối nhận tấm bằng khen mang chữ kí của ông ... Cùng với biết bao những đàm tếu thâm độc khác nữa!
Họ đã đổ hết những khó khăn trì trệ trong xã hội hiện nay là do lỗi của ông mà cố tình hay không nhận ra tính qui luật nghiệt ngã cùng vai trò của một thể chế tam tứ quyền, nó chi phối như thế nào.
Trước đây, nói là đổi mới nhưng thực ra chỉ học lại và làm lại những cái cũ, những cái mà người ta đã đạp đổ, phá bỏ một cách ngu xuẩn. Điều này chẳng khác gì như một cái lò xo bị kềm hãm lâu ngày và nay, được "cởi trói" để bung ra. Thời của ông Võ Văn Kiệt là thời bắt đầu bung ra, đến thời ông Phan Văn Khải thì bung ra mạnh hơn nữa và đến thời ông NTD là lúc mà nó đã bung ra hết cỡ và dao động chậm dần. Cũng ngay vào thời điểm ấy, những "lực lượng" đã từng bung ra sẽ bắt đầu cọ xát, va chạm để phát sinh những mâu thuẩn về kinh tế, xã hội lẫn chính trị như ta đã thấy trong tình hình rối ren mọi mặt hiện nay; hoặc có thể sẽ bị chết đứ đừ như chuyện đóng băng bất động sản hay tình hình nợ xấu chẳng hạn. Điều này có thể được xem như là một hệ lụy mang tính qui luật chứ không thể đổ lỗi cho một cá nhân nào.
Nhưng như thế vẫn chưa hết, vẫn chưa là đủ cho một kết luận, mà phải xét đến nhiều mặt khác nữa, tỉ như cái anh bạn vàng gì kia đã đóng một vai trò gì và nó đã tác động như thế nào với chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là với giai đoạn mà dường như đã có một sự "bừng tỉnh", từ người lãnh đạo cho đến anh dân thường!
Ai đã từng lên án ông TT Nguyễn Tấn Dũng, đã từng đổ mọi tội lỗi lên đầu ông thì hãy thử trả lời một câu hỏi đơn giản này xem: Người bạn ấy có muốn chúng ta lớn mạnh không, và khi đã không muốn thì họ phải làm gì? ... Họ đã làm gì mà ngay cả từ một người già cho đến trẻ con cũng ghét?
Rồi chuyện các phe phái nổi lên, vì những lợi ích phe nhóm họ sẵn sàng hại nhau, phá nhau bằng mọi thủ đoạn, kềm hãm những nỗ lực của chính phủ trong công cuộc tái thiết đất nước. Đó là còn chưa tính đến chuyện hết sức tế nhị khi ông đơn độc múa gươm giữa một rừng sĩ phu Bắc hà!
Khi nhậm chức, trái với thông lệ các vị tiền nhiệm, quốc gia đầu tiên mà ông viếng thăm là Nhật bản rồi sau là Vatican, ở đó ông đã được chào đón nồng nhiệt. Cùng với 100 ngày sau trên cương vị TT chính phủ, ông nổi lên như một hiện tượng và đã tạo được niềm tin trong con mắt bạn bè thế giới cũng như trong mỗi người dân. Và đây ... cũng chính là lúc ông trở thành cái gai, thành "đối tượng" cho các thế lực xúm vào chống phá với những toan tính riêng tư ... Đơn giản là vậy!
Hiểu như thế để thấy ông đã phải đối mặt với những khó khăn thánh thức như thế nào, thế nhưng ... đâu phải chỉ có từng ấy. Hãy nhớ lại trước đây, ông Phan Văn Khải từng than "trên bảo mà dưới không chịu nghe" ... Điều gì đã khiến cho lãnh đạo của một chính phủ mà phải than như vậy, có phải là ông đã không có thực quyền? Rồi nguyên BT bộ TNMT Mai Ái Trực cũng than trước nghị trường Quốc hội "Trách nhiệm của bộ trưởng là vô hạn nhưng quyền lực thì hữu hạn" ... Ngay chính ông Nguyễn Bá Thanh cũng kêu trời "Mình chỉ mới có ý định thay nó mà nó đã vận động để thay mình rồi!" ... Tạm vài dẫn chứng để thấy, trong cái cơ chế tam tứ nguyên thủ thì quyền lực đã bị phân tán, chồng lấn như thế nào; ở đó không ai là có thực quyền trong lãnh vực trách nhiệm của mình mà sẽ bị chi phối lũng đoạn từ những quyền lực khác. Vậy thì người ta có thể điều hành một chính phủ với quyền rơm vạ đá ấy ra sao mà lại đổ hết trách nhiệm cho họ?
Có lẽ chính vì ông đã sớm ý thức được những mặt hạn chế này nên đã có ý muốn về một sự tập trung quyền lực để dễ bề điều hành, thì ngay lập tức người ta lại cho rằng ông có khuynh hướng độc tài và xem như đó là một nguy cơ cho đảng và chính phủ ... Đó có là một nguy cơ hay không thì hãy xem TQ họ đã tập trung được quyền lực ra sao và chính đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất để giúp họ vươn lên phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Và cuối cùng, hãy nghĩ xem, vào cái ngày quốc khánh của VNCH, có không ít người đã tưởng nhớ và thương tiếc cho cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm, vậy thì có ai trong số này nghĩ về cái sự ngu ngốc của một số tướng lãnh để dẫn đến cái chết của hai ông cũng như sự sụp đổ của nền đệ nhất CH không? ... Vì một lẽ gì đó mà họ chỉ biết đạp đổ, không tính đến chuyện rồi sau sẽ ra sao, hậu quả như thế nào ... Nhắc lại điều này để cùng cảnh giác về một sự lập lại của lịch sử, mà trong đó chúng ta đã bị dẫn dắt và xúi dục như những con cờ tội nghiệp!
Với hôm nay, nếu số phận của cả một dân tộc không phải là chuyện đã an bài như một định mệnh, thì chỉ mong ai hay phe nhóm nào cũng phải đặt quyền lợi của quốc gia, của dân tộc lên hàng đầu. Vì chỉ khi ấy, người ta mới có thể nhường chỗ cho nhau mà gánh lấy cái trọng trách thay vì giành giật hơn thua, chỉ khi ấy người ta mới dám từ bỏ và sẽ mạnh dạn từ bỏ những gì đã níu kéo, kềm hãm cái đất nước này hàng bao nhiêu năm qua.
Lê Công
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire