02/03/2018

Lòng bao dung vượt lên trên những hành động man rợ như thế nào?





Mọi người có thể biết đến John McCain là người đã thúc đẩy chinh quyền Mỹ giúp cho nhạc sĩ Vit Khang qua Mỹ theo diện tỵ nạn chính trị. Nhưng ông John McCain là một người vô cùng đặc biệt đối với Việt Nam.
Khâm phục ông vì tánh cao thượng, vì cho dù khi bị bắt với thương t ích đau đớn trên mình, ông còn bị đánh đập đã man, bị bỏ cho đến gần như chết, nhưng sau đó ông vẫn cao thượng quên đi những chuyện tra tấn dã man mà Cng Sản đã trút lên thân thể ông và thúc đẩy tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, rõ ràng ông rất cao thượng, đặt quyền li quốc gia lên trên tất cả.

Dưới đây là bài tường thuật của ông John McCain trích ra từ.
https://buonvuidoilinh.wordpress.com/…/john-mccain-t%C6%B0…/



(Tháng 3, 2008)

“Tôi chuẩn bị cho chuyến oanh tạc miền Bắc Việt Nam lần thứ 23 của tôi từ sáng sớm – đó là trận đánh đầu tiên vào thủ đô của địch, Hà Nội” (Ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ John McCain viết trong tường thuật).
Mục tiêu của chúng tôi là nhà máy nhiệt điện ở gần một cái hồ nhỏ giữa thành phố. Trên độ cao khoảng 9000 feet, khi chúng tôi chuyển hướng vào phía trong thành phố để tới mục tiêu thì đèn báo động lóe sáng và tín hiệu báo có ra đa địch bắt đầu vang lên lớn đến nỗi tôi phải tắt nó đi.
Tôi đã nhìn thấy khói và bụi bốc lên từ mặt đất như những đám mây khổng lồ khi hỏa tiễn đất đối không bắn vào chúng tôi. Chúng tôi càng tới gần mục tiêu, hệ thống phòng không càng ác liệt hơn. Tôi nhận ra mục tiêu ở cạnh một cái hồ nhỏ và tôi nhào ngay xuống đó vừa lúc tín hiệu báo động ngưng kêu để báo cho tôi biết là hỏa tiễn địch đang lao vào tôi.
Tôi biết là phải cho máy bay lăn vòng ra phía ngoài và dùng thao tác tránh né – bay “luồn lách” theo cách nói của các phi công – nhưng chính đó là lúc tôi sắp sửa thả bom, và nếu tôi bay luồn lách thì tôi sẽ không bao giờ có thời gian, và chắc chắn là cũng không có cả can đảm để bay trở lại mục tiêu, một khi tôi thoát được quả hỏa tiễn đó. Như vậy là từ độ cao 1000 mét, tôi thả quả bom, rồi tôi kéo cần lái trở lại để bắt đầu cho máy bay vọt thẳng lên một độ cao an toàn hơn.
Trong giây phút chớp nhoáng, trước khi máy bay bắt đầu phản ứng thì quả hỏa tiễn đã thổi tung mất cánh máy bay bên phải. Tôi biết là máy bay của mình đã bị hỏa tiễn bắn trúng. Chiếc máy bay A-4 của tôi đang bay với tốc độ khoảng 900 cây số/giờ, đã lao nhanh xuống mặt đất theo vòng xoáy trôn ốc. Khi bị trúng hỏa tiễn, tôi đã phản ứng một cách máy móc là với lấy và kéo cái cần bật của ghế ngồi. Tôi bị đập vào máy bay làm gãy cánh tay trái, ba chỗ của cánh tay phải, đầu gối phải và ngất đi. Những người chứng kiến nói rằng cái dù của tôi chỉ vừa mở là tôi rớt ngay xuống chỗ nước nông của hồ Trúc Bạch.
Ðồ trang bị trên người nặng khoảng 25 ki-lô, tôi chìm xuống đáy hồ, và chạm đất bằng cái chân còn lành của tôi. Tôi không hề cảm thấy đau khi chạm đáy hồ, và tôi không hiểu tại sao tôi không thể dùng cánh tay để kéo cái chốt áo cứu đắm của tôi. Tôi lại bị chìm xuống đáy hồ một lần nữa. Khi chạm đáy hồ lần thứ hai, tôi đã cố gắng để bơm phồng cái áo cứu đắm của tôi bằng cách dùng răng để kéo cái chốt của nó ra. Sau đó tôi lại bị bất tỉnh một lần nữa. Lần thứ hai bị chìm thì tôi được kéo lên bờ bằng những cái sào tre. Một đám đông khoảng vài trăm người Việt Nam bu quanh tôi, lột trần tôi ra, khạc nhổ vào mặt tôi, đá và đánh tôi.
Sau khi quần áo và đồ trang bị của tôi bị lột ra hết, tôi thấy đau nhói ở đầu gối bên phải. Tôi nhìn xuống thì thấy cái bàn chân phải của tôi nằm ngay cạnh đầu gối bên trái của tôi ở một góc 90 độ. Tôi bật kêu lên: “Trời ơi! Cái chân của tôi!”. Một người nào đó đã dùng báng súng phang mạnh vào tôi làm xương vai của tôi bị gẫy ra. Một người khác thì dùng lưỡi lê đâm vào mắt cá chân và háng của tôi. Một người đàn bà, có thể là nữ y tá, đã cố gắng thuyết phục đám đông không nên hành hạ tôi thêm nữa. Sau đó bà ấy dùng các thanh nẹp tre để kẹp chân và cánh tay phải của tôi. Tôi cảm thấy đôi chút nhẹ nhõm khi chiếc xe tải của quân đội tới chỗ tôi bị bắt.
Mấy người lính đặt tôi vào cái cáng, mang lên xe tải và lái đi vài khu phố tới một nhà tù được xây cất theo kiểu Pháp, đó là Hỏa Lò mà tù binh chúng tôi gọi là khách sạn Hilton Hà Nội. Khi cánh cửa sắt đồ sộ được đóng lại vang lên tiếng loảng xoảng phía sau tôi, tôi chưa bao giờ cảm thấy khiếp sợ ghê gớm như vậy. Hôm đó là ngày 26 tháng 10, năm 1967. Lúc đó tôi 31 tuổi, và là thiếu tá Hải Quân Hoa Kỳ khi máy bay của tôi bị bắn rớt. Suốt hai thế kỷ, thanh niên trong dòng họ tôi được dạy dỗ để ra chiến trường với tư cách là sỹ quan trong quân lực Hoa Kỳ.


Tôi là con và cháu của các sỹ quan Hải Quân, và cha của tôi tin tưởng rằng mỗi khi gặp nghịch cảnh, tôi phải noi theo những tấm gương mà cha tôi đã nêu lên. Mấy người lính dẫn tôi vào trong một xà lim trống, đặt cái cáng tôi đang nằm trong đó xuống sàn và phủ cái chăn lên mình tôi. Trong vài ngày sau, tôi sống trong tình trạng lúc tỉnh, lúc mê. Những người hỏi cung gọi tôi là tội phạm chiến tranh, và khai thác tin tức quân sự. Họ đánh đập tôi liên hồi, và tôi bắt đầu cảm thấy đau khủng khiếp ở những chỗ chân tay bị gãy. Tôi bất tỉnh sau vài cú đánh.
Tôi nghĩ, nếu mình có thể chịu đựng được, họ sẽ mủi lòng và đưa tôi đi bệnh viện. Nhưng tới ngày thứ tư, tôi nhận biết tình trạng của tôi đã trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi bị sốt nóng và thời gian bất tỉnh trở nên lâu hơn. Tôi nằm trong cái vũng của những thứ do tôi nôn mửa cùng với những thứ do cơ thể tôi bài tiết ra, và đầu gối tôi đã bắt đầu sưng tấy lên khủng khiếp và bị biến màu đi. Nhân viên y tế gọi Zorba tới bắt mạch cho tôi. Tôi hỏi rằng: “Các ông sắp đưa tôi đi bệnh viện có phải không? Ông ta trả lời: “Không, quá trễ rồi”. Nỗi kinh hoàng về cái chết ập tới bất thần. Người Việt Nam luôn luôn từ chối điều trị cho những người bị thương trầm trọng.
Thật là hạnh phúc, tôi lại rơi vào cơn mê. Một lúc sau tôi tỉnh lại khi viên trưởng trại, một tên chó đẻ hèn hạ tên là Bug (Bắc) xô vào xà lim của tôi với vẻ hốt hoảng, lớn tiếng rằng: “Cha của anh là một đô đốc có uy tín lớn, bây giờ chúng tôi đưa anh đi bệnh viện”. “Xin Trời ban phước cho cha tôi”. Thật không thể hiểu được nếu không nhìn thấy họ đã sung sướng biết bao khi bắt được con trai của một đô đốc và tôi hiểu rằng chính cái địa vị của cha tôi đã trực tiếp liên can đến sự sống còn của tôi. Tôi được chuyển đến một bệnh viện ở trung tâm thành phố Hà Nội.
Tới hai ngày sau đó, tôi thấy mình nằm trong một căn phòng bẩn thỉu, muỗi “nhiều như trấu” và chuột nữa. Mỗi khi trời mưa, bùn và nước đọng thành vũng trong sàn nhà. Không có ai lưu tâm đến việc giúp tôi rửa những cáu ghét nhầy nhụa trên thân thể tôi. Tôi đã bắt đầu phục hồi được trí não, và những người thẩm vấn đã tới bệnh viện để tiếp tục làm việc. Sự đánh đập cũng giới hạn trong thời gian ngắn bởi vì tôi đã thốt ra những tiếng kêu thét rợn tóc gáy khi tôi bị đánh và những người thẩm vấn tôi tỏ ra lo ngại rằng nhân viên của bệnh viện có thể phản đối họ. Cuối cùng thì tôi cho họ biết tên chiến hạm của tôi và số hiệu của hạm đội. Khi bị hỏi về những mục tiêu dự trù trong tương lai, tôi kể tên những thành phố đã từng bị oanh tạc.
Ðầu tháng 12, họ giải phẫu chân phải của tôi, cắt hết các dây chằng ở một bên đầu gối, chỗ đó không bao giờ có thể hồi phục hoàn toàn được. Tới cuối tháng 12, họ quyết định cho tôi xuất viện. Tôi bị sốt cao độ, tiêu chảy và mất khoảng 25 ký lô, chỉ còn nặng 45 ký lô thôi. Ngực tôi vẫn còn bó bột và chân đau nhừ tử. Tôi bị bịt mắt, đặt trong thùng xe tải và đưa tới một nhà tù gọi là Ðồn Ðiền (The Plantation). Thật là một niềm khuây khỏa lớn lao cho tôi, vì được giam chung xà lim với 2 người tù khác là hai thiếu tá không quân “Bud” Day và Norris Overly.


Có một điều không thể nghi ngờ được là chính Bud và Norris đã cứu mạng sống của tôi. Sau đó hai người này đã nói ra cái ấn tượng đầu tiên của họ khi gặp tôi là thấy tôi sinh lực kiệt quệ, mắt lồi ra, đờ đẫn vì sốt, đó là một người đứng trước ngưỡng cửa của tử thần. Hai bạn đó nghĩ rằng người Việt Nam đợi cho tôi chết và giao tôi cho hai bạn đó săn sóc tôi để họ khỏi bị lên án nếu tôi chết. Bud đã bị thương nặng khi nhảy dù khẩn cấp ra khỏi máy bay. Sau khi bị bắt, anh ấy đã trốn thoát gần tới một phi trường dã chiến của Mỹ thì bị bắt lại. Bọn người bắt anh ấy đã dùng vòng thòng lọng bằng dây thừng để cuốn quanh vai của anh ấy rồi xiết thật chặt cho tới khi hai bả vai của anh ấy hầu như sắp chạm vào nhau, rồi trói hai cánh tay của anh ấy lại và treo anh lên xà nhà của nơi tra tấn làm hai vai của anh ấy bị xé rời nhau ra.
Tù binh John McCain bị giam tại Hỏa Lò – khách sạn Hilton Hà Nội.
Tình trạng như thế kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Bud không bao giờ chấp nhận sự khai thác của người Việt Nam về những tin tức quân sự. Thà Bud để cho bọn đó đập gẫy cánh tay phải của anh lần thứ hai, đó là cánh tay vốn dĩ đã bị gẫy, và chúng còn dọa đập gẫy nốt cánh tay kia, chứ anh không hề cho chúng một mẩu tin nào. Vì những thương tích của Bud nên anh không thể giúp gì trong việc săn sóc thân thể của tôi. Norris là người có bản chất hòa nhã, nhẫn nhục, đã làm vệ sinh thân thể cho tôi, đút cho tôi ăn và giúp tôi đổ bô phân và nước tiểu.
Nhờ có hai người bạn này, tôi đã bắt đầu hồi phục. Tôi đã sớm tự đứng dậy và có thể dùng đôi nạng để đi lại trong cái xà lim đó. Tháng 4 năm 1968, Bud bị chuyển đi nhà tù khác. Norris thì được trả tự do dưới cái gọi là “ân xá” và tôi còn bị giam riêng trong hai năm nữa. Mặc dầu tôi còn phải dùng đôi nạng để đi lại khập khiễng trong xà lim của tôi, hình dạng tôi vẫn còn thê thảm lắm, tôi không thể nhặt lên hoặc cầm bất cứ một cái gì. Bệnh kiết lỵ đã làm tôi khổ sở. Thức ăn và nước uống bị thải ra ngay tức khắc, và dạ dày bị đau quặn đã làm tôi rất khó ngủ. Cô độc là một vấn đề hãi hùng, nó đã đè bẹp tinh thần và làm suy yếu sức kháng cự của con người một cách có hiệu quả hơn bất cứ một hình thức hành hạ nào khác. Không có ai để tham vấn, con người bắt đầu nghi ngờ sự phán xét và can đảm của mình. Vài tuần lễ đầu tiên là gay go nhất.
Tuyệt vọng ập đến ngay tức khắc, và đó là một kẻ thù ghê gớm, tôi đã phải dựng lại trong trí nhớ những cuốn sách, những bộ phim mà tôi đã thưởng thức. Tôi đã thử viết sách và kịch bản về chính mình, trình diễn những chuỗi sự kiện trong cô đơn của xà lim. Tôi phải thận trọng ngăn ngừa trí tưởng tượng đã trở nên mãnh liệt đến nỗi thường xuyên đưa đẩy tôi tới một nơi trong tâm trí mà từ đó tôi không thể trở lại được nữa. Xà lim của tôi đối diện với phòng thẩm vấn ở bên kia sân. Giường nằm là một tấm ván, và một cái bóng đèn treo lủng lẳng trên sợi dây điện từ trần nhà thòng xuống. Bóng đèn thắp sáng suốt ngày đêm.
Cộng thêm với những khổ sở của chúng tôi là cái mái nhà lợp tôn đã làm tăng cái nóng của mùa hè lên khoảng 5 độ hoặc hơn thế. Giữa tháng 6 năm 1968, viên trưởng trại gọi tôi tới gặp hắn, có bày ra bánh bích quy, thuốc lá và hỏi tôi có muốn về với gia đình không. Tôi muốn nói là có: Tôi bị mỏi mệt, bệnh hoạn và sợ hãi. Nhưng cái quy tắc hành xử đã rõ ràng: “Những tù nhân Mỹ không thể chấp nhận tha có điều kiện, ân xá hoặc đặc ân”. Tôi nói là để tôi suy nghĩ về vấn đề đó. Tôi hiểu việc phóng thích tôi sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cha tôi và các bạn đồng tù, và sau đó tôi được biết cái mà người Việt Nam hy vọng sẽ dành được. Ngày 4 tháng 7 cha tôi được thăng lên chức Tư Lệnh Thái Bình Dương.
Phía Việt Nam định chào mừng cha tôi bằng một ấn tượng tuyên truyền gây chú ý là trả tự do cho con trai của ông và coi đó như một hành động “thiện chí”. Hai tháng trôi qua, không có gì xảy ra. Và những đợt hành hạ lại bắt đầu. Tôi bị lôi vào trong căn phòng trống và giam ở đó 4 ngày. Từng đợt, bọn lính gác trở lại đánh đập tôi. Một tên giữ tôi cho những tên khác đánh đập túi bụi. Tôi bị gãy mấy xương sườn và hai cái răng. Suy nhược vì bị đánh đập và kiết lỵ, chân phải của tôi lại trở nên vô dụng, do đó tôi không thể đứng được. Tới đêm thứ ba thì tôi nằm trên máu, phân và nước tiểu của mình, vì mệt mỏi và đau đớn, tôi không thể chuyển động được.
Ba tên lính gác đỡ cho tôi đứng dậy rồi chúng đánh tôi cực kỳ khủng khiếp. Chúng để tôi nằm trên sàn nhà rên rỉ vì cực kỳ đau đớn ở cánh tay lại mới bị gãy ra. Tuyệt vọng vì đau đớn không thuyên giảm và tra tấn thì tàn bạo hơn. Tôi cố tự sát. Sau vài lần không thành công, tôi tìm cách để đứng dậy. Lật úp cái bô đựng phân và nước tiểu, tôi đứng lên đó, níu vào tường bằng cánh tay còn lành, tôi luồn cái áo của tôi qua cái cửa chớp và buộc thành vòng tròn. Khi tôi đang lồng cái vòng ấy vào cổ, tên lính gác nhìn thấy cái áo của tôi luồn qua cửa sồ, kéo tôi xuống và đánh tôi. Sau đó tôi lại làm lần thứ hai, một cố gắng tự sát nhẹ nhàng hơn. Vào ngày thứ tư, t
ôi đành chịu thua.

Tôi đã ký vào bản tự thú rằng: “Tôi là một tên tội phạm độc hại, và tôi đã thực hiện những công việc của một phi công”. Mấy tên lính gác bắt tôi cho thâu lời thú tội này vào trong băng ghi âm. Tôi từ chối, và bị đánh đập cho tới khi tôi đồng ý. Ðó là hai tuần lễ kinh khủng nhất trong đời tôi. Tôi rùng mình, như thể sự nhục nhã của tôi là một cơn sốt, và sẽ không còn ai nhìn tới tôi nữa, ngoại trừ trong sự thương hại hoặc khinh bỉ. Người Việt Nam dường như không bao giờ bận tâm tới việc làm thương tổn tới chúng tôi, nhưng họ luôn luôn thận trọng không để chúng tôi bị chết. Chúng tôi tin chắc rằng một số tù binh đã bị tra tấn tới chết và hầu hết là bị đối xử dã man.
Có một người, Dick Stratton, có những vết sẹo lớn bị nhiễm độc trên hai cánh tay vì bị tra tấn bằng dây thừng. Hai móng ngón tay cái bị xé rách toạc ra, và anh ấy bị châm bỏng bằng thuốc lá. Tuy nhiên, người Việt Nam đánh giá chúng tôi như những con bài để mặc cả trong vấn đề thương lượng hòa bình, và thường thì họ không có ý định giết chúng tôi khi họ tra tấn để buộc chúng tôi phải hợp tác với họ. Tới cuối năm 1969, những sự đánh đập thường lệ được ngừng lại, thỉnh thoảng chúng tôi nhận được những khẩu phần ăn thêm. Hoàn cảnh của chúng tôi không còn thảm khốc như những năm trước đó nữa. Tôi được trả tự do và trở về Mỹ khi chiến tranh kết thúc, tính tới tháng 3 năm 1973, tôi đã bị cầm tù trong 5 năm rưỡi.
Chúng tôi được dạy phải có niềm tin nơi Thượng Ðế, nơi tổ quốc, và tin nhau. Hầu hết chúng tôi đã sống như vậy. Nhưng điều cuối cùng của những niềm tin này – niềm tin vào nhau – là vũ khí phòng vệ tối hậu của chúng ta, là những thành lũy mà kẻ thù của chúng ta không thể vượt qua được. Ðó là niềm tin tôi đã ấp ủ từ trong Học Viện Hải Quân. Ðó là niềm tin của cha tôi, ông tôi. Trong nhà tù, tôi là một người dơ dáy, què quặt, suy nhược, tất cả những gì tôi còn giữ lại trong phẩm hạnh của tôi là niềm tin của cha-ông (FATHERS) tôi. Như vậy là đủ.


Phỏng theo và trích dẫn từ “Niềm Tin của Tổ Tiên (FATHERS) Dòng Họ Tôi”.


Tác giả: JOHN McCAIN

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire