Hồ Trung Tú
Đêm 8/3/1969, trên đường đi thực tế ở xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chị rơi vào một trận càn lớn và trốn xuống một chiếc hầm bí mật bên bờ sông Bà Rén. Đêm đến, chị và bốn du kích địa phương ra khỏi hầm, tìm đường thoát. Người du kích tên Hải vấp phải một quả dù sáng, địch bắn ra như vãi trấu. Chị ngã xuống, anh Nguyễn Văn Mười (nay vẫn còn sống ở địa phương) đỡ chị nhưng nhận ra chị đã tắt thở. Suốt 10 ngày sau đó, quân địch dùng máy cày D7 cày trắng vùng đất này và thân xác chị lẫn vào đất mà không bất cứ ai có thể biết ở đâu.
Nhà thơ Bùi Minh Quốc, chồng chị, sau đó tìm đến và chỉ có thể viết những dòng tiếc thương
“Thôi em nằm lại, với đất lành Duy Xuyên
Trên mồ em mùa Xuân ở mãi
Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên
Trời chiến trường không một phút bình yên...”
Đêm 8/3/1969, trên đường đi thực tế ở xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chị rơi vào một trận càn lớn và trốn xuống một chiếc hầm bí mật bên bờ sông Bà Rén. Đêm đến, chị và bốn du kích địa phương ra khỏi hầm, tìm đường thoát. Người du kích tên Hải vấp phải một quả dù sáng, địch bắn ra như vãi trấu. Chị ngã xuống, anh Nguyễn Văn Mười (nay vẫn còn sống ở địa phương) đỡ chị nhưng nhận ra chị đã tắt thở. Suốt 10 ngày sau đó, quân địch dùng máy cày D7 cày trắng vùng đất này và thân xác chị lẫn vào đất mà không bất cứ ai có thể biết ở đâu.
Nhà thơ Bùi Minh Quốc, chồng chị, sau đó tìm đến và chỉ có thể viết những dòng tiếc thương
“Thôi em nằm lại, với đất lành Duy Xuyên
Trên mồ em mùa Xuân ở mãi
Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên
Trời chiến trường không một phút bình yên...”
Sau 1975, Bùi Minh Quốc đã nhiều lần tìm kiếm, thế nhưng đều bất lực. Ai nói gì anh cũng bỏ công đào xới, lớn nhất là năm 1983, theo trí nhớ của anh Nguyễn Văn Mười, khu vực đào rộng đến cả 100 mét vuông. Trong những năm rộ lên phong trào tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm, anh cũng đã nhờ đến hai người nổi tiếng mà báo chí nói đến rất nhiều, khu vực đào xới rộng cả sào đất, sâu đến gần chục mét, nhưng cũng chỉ tìm thấy một tấm chéo dù chị vẫn dùng quàng cổ nguỵ trang.
Xem như chị đã thực sự nằm lại với đất lành Duy Xuyên, Bùi Minh Quốc và đồng đội tổ chức làm lễ truy điệu với tấm chéo dù ấy và dựng cho chị một tấm bia tưởng niệm nơi chị đã ngã xuống.
Mọi chuyện, mọi hy vọng như đã khép lại. Thế nhưng trong một lần gặp ông Đặng Xuân Ba, một nhà ngoại cảm ở Đà Lạt, thì ý muốn tìm thấy hài cốt vợ lại bùng lên trong anh, và họ lên đường về lại làng Thi Thại, khu vườn nhà ông Võ Bắc.
Ở một hướng đào khác hẳn các lần trước, chỉ trong một ô đất 60x150cm ông Ba vạch trên đất, ở độ sâu chỉ 1,5mét; một mẩu xương rồi hai mẩu xương được tìm thấy. Xương cốt của ai đây ? Hai chiếc cúc áo có chữ của hãng Levis được đưa lên. Chị Quý là người kháng chiến, đâu có mặc áo “hàng hiệu” như vậy ? Một chiếc kẹp tóc tự tạo có chạm khắc hình những bông hoa và trái tim được đưa lên. Chị Quý tóc phi-dê ngắn đâu có dùng kẹp bao giờ ?
Thế nhưng sau khi chùi rửa kỹ, ở mặt sau chiếc kẹp hiện lên dùng chữ chạm khắc vụng về bằng đinh “Tặng chị X.Quý” và dòng dưới ký tên E1.Bùi Minh Quốc bật khóc. Lòng đất rộng mênh mông, sâu hun hút. Chiếc kẹp tóc lại bé dường kia. Ai chứng kiến bao nhiêu lần anh đào xới tìm kiếm, bao nhiêu khối đất được sàng lọc mới thấy hết sự kỳ diệu và lạ lùng khi anh cầm được chiếc kẹp tóc ấy trên tay.
Theo nhà văn Nguyên Ngọc thì chữ E1 có thể là Trung đoàn 1, thuộc Sư đoàn II, Lực lượng vũ trang Quân khu 5, lúc ấy biên chế hơn 500 người đóng quân rải trên các xã vùng đông Quảng Nam. Dương Thị Xuân Quý trước khi hy sinh đã có hơn 6 tháng sống ở các xã này. Có thể một người lính nào đó đã quý mến chị.
---
Thế nhưng , chỉ vài tháng sau , đọc thấy trên báo Tiền Phong ông Đặng Xuân Ba bị bắt vì lừa đảo làm nhà ngoại cảm đi tìm mộ, lục trong túi ông thấy có 6 lọ pênixilin, trong đó có mẩu giấy ghi sẵn tên các liệt sĩ mà ông nhận đi tìm ! Đồng thời có vài mẩu xương, vài chiếc cúc áo bộ đội.
http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=63525&ChannelID=2
Ngồi bên cạnh hố đào, thả xuống hố vài mẩu xương, vài chiếc răng, lọ pinixilin, chiếc kẹp tóc, cây bút đã được làm cũ đúng vào thời đó, là chuyện không cần phải là nhà ảo thuật mới làm được
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire