21/06/2012

CON ĐƯỜNG CỦA CHÚNG TA

Huỳnh Ngọc Chênh
Con đường của chúng ta không phải do một cá nhân nào đó hay một nhóm nào đó, qua một đêm trở dạ đẻ ra. Ấy là con đường mà dân tộc ta đã đổ biết bao máu xương trong hơn 100 năm qua để vạch nên.

Con đường ấy bắt đầu hình thành khi người dân thấy rằng bên cạnh cái ách áp bức đã quen chấp nhận của chủ nghĩa độc tài phong kiến lại xuất hiện thêm một ách áp bức khốc liệt hơn nữa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Quyền làm người của người dân Việt Nam dưới chế độ độc tài phong kiến vốn đã bị tước đoạt lại bị tước đoạt đến không còn gì khi phải tròng lên đầu một ách thống trị nữa.
Con đường đi tìm lại một phần quyền con người đã hình thành, khi Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy vào vùng rừng núi phía Tây Quảng Bình lập chiến khu và ra Hịch Cần Vương kêu gọi toàn dân đánh Pháp. Con đường của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ đó.
Rồi con đường ấy được nối tiếp bởi nhiều phong trào kháng chiến  khác nổ ra khắp mọi nơi thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia. Đó là các phong trào lãnh đạo bởi Nguyễn Trung Trực 1860-1868, Trương Công Ðịnh 1861-1864, Nguyễn Hữu Huân 1863-1868, Võ Duy Dương 1865-1866, Trần Văn Thành 1865-1873, Ðinh Công Tráng 1866-1867, Nguyễn Duy Hiệu và Tiểu La Nguyễn Thành 1885-1886, Nguyễn Thiện Thuật 1885-1889, Tống Duy Tân1886-1892, Phan Ðình Phùng 1885-1895, Hoàng Hoa Thám 1887-1913. 
Những phong trào đó hầu như đều bị dập tắt nhưng con đường họ tiếp nối và vạch ra vẫn còn đó và tiếp tục phát triển theo một hướng mới khi các sĩ phu yêu nước Việt Nam dần dần tiếp cận với ánh sáng văn minh nhân loại do chính người Pháp mang vào.
Các sĩ phu Việt Nam dần hiểu ra thế nào là quyền con người. Đó là cái quyền thiêng liêng tự nhiên đã có khi con người được hình thành chứ không phải do ai ban phát. Đó là các quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền tư hữu, quyền riêng tư, quyền tự do đi lại, tự do nói ra điều mình muốn nói, tự do tin vào thần linh của mình, tự do lập đảng...Những quyền nầy bị nhà cầm quyền độc tài phong kiến tước đoạt trong thời gian quá lâu dài nên người dân mất quyền làm người đi mà không hay. Các sĩ phu Việt Nam dần hiểu ra rằng nếu chỉ chống Pháp mà phù phong kiến thì quyền làm người cũng không dành lại trọn vẹn.
Trong hoàn cảnh mới, con đường được tiếp nối bởi phong trào Đông Du và Việt Nam Quang Phục Hội của nhà nho Phan Bội Châu. Ban đầu, cụ Phan vẫn còn muốn phò vua chống Pháp nhưng rồi dần dần cụ hiểu ra không thể nào duy trì nhà nước độc tài phong kiến thối nát đồng thời với việc mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Một con đường đưa dân tộc thoát ra khỏi vùng tăm tối u mê đã lờ mờ thành hình.
Và khi sự xuất hiện của cụ Phan Chu Trinh với phong trào Duy Tân được khởi xướng từ vùng đất Quảng Nam thì con đường đi tới của dân tộc mới được vạch ra sáng rõ.
Nhà cách mạng dân chủ đầu tiên của Việt Nam đã chỉ ra rằng cần phải khai dân trí để cho người dân nâng tầm hiểu biết, để thấy rằng mình đã bị cướp mất đi quyền làm người, phải chấn dân khí để người dân trở nên tự tin đấu tranh với kẻ áp bức để dành lại quyền làm người, xây dựng một nhà nước do chính họ làm chủ và hậu dân sinh là nhắm đến mục tiêu nâng cao đời sống người dân và đưa đất nước tiến lên giàu mạnh văn minh. Cụ Phan nói đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền với định chế dân chủ để từ đó đưa đất nước vươn lên với năm châu.
Trên một hướng đi được vạch ra rõ ràng như vậy, Phan chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu rồi Nguyễn Thái Học, Hồ Chí Minh... đã tiếp nối nhau dẫn dắt nhân dân đi theo con đường đó.
Nhưng trên con đường giành lại quyền làm người, mỗi nhóm có một cách của mình. Thực ra cũng chỉ có 2 cách cơ bản là đấu tranh ôn hòa và đấu tranh bạo động. Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng đã chủ trương ôn hòa. Phan Bội Châu và tiếp theo sau đó là Nguyễn Thái Học rồi Hồ Chí Minh chọn giải pháp bạo động. Muốn bạo động thì dân ta không đủ sức nên phải tìm dựa vào nước ngoài. Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật, Nguyễn Thái Học thì dựa vào Trung Hoa Dân Quốc còn Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông thì dựa vào Quốc tế Cộng sản.
Giải pháp ôn hòa của cụ Phan đang tiếp tục tiến triển nhưng cần nhiều thời gian. Giải pháp bạo động của Phan Bội Châu rồi Nguyễn Thái Học đều lần lượt thất bại. Hồ Chí Minh làm bạo động đúng thời cơ vào năm 1945 là ngay lúc Nhật đầu hàng. Thật ra lúc nổi lên bạo động cướp chính quyền nhóm của ông Hồ Chí Minh chưa nhờ gì vào ngoại bang mà nhờ vào sự liên minh với nhiều nhóm yêu nước khác trong nước. Những nhóm nầy dần dần bị loại trừ sau khi  chính quyền được cướp thành công.
Đúng theo con đường đã vạch ra, sau khi giành được độc lập, giành lại quyền làm người cho người dân thì phải xây dựng ngay nhà nước pháp quyền theo định chế dân chủ. Ban đầu ông Hồ Chí Minh đã tỏ ra như vậy nhưng sau đó ông ngấm ngầm hướng nhà nước theo cơ chế độc đảng. Mọi chuyện tai hại phát sinh ra từ đây. Anh- Mỹ ủng hộ Pháp quay lại để dẹp đi nhà nước nhuốm màu cộng sản theo kiểu độc tài Xô viết nầy. Nhân dân Việt Nam chưa kịp lấy lại quyền làm người đã phải sa vào cuộc chiến tranh 30 năm vô cùng khốc liệt và tai hại.
Nhà nước cộng sản của ông Hồ nhờ dựa vào thế lực đang lên của Liên Xô và Tàu Cộng nên đã chiến thắng.
Chiến thắng to lớn ấy đã làm cho những người cộng sản vốn đã kiêu ngạo càng trở nên kiêu ngạo hơn để quyết liệt xây dựng một nhà nước chuyên chính cộng sản. Quyền làm người của người dân được  hiến pháp công nhận nhưng trong thực tế đã bị tước đoạt. 
Chưa bao giờ những quyền tự do cơ bản của người dân Việt Nam lại bị xâm phạm nghiêm trọng như trong chế độ cộng sản. Những năm còn bao cấp đến những quyền tự do tối thiểu của người dân như quyền được sống, quyền riêng tư, quyền tư hữu, quyền đi lại, quyền cư trú, quyền mưu sinh hầu như đều bị hạn chế hoặc cấm đoán.
Khi chế độ cộng sản sụp đổ hàng loạt ở Đông Âu và đứng trên bờ vực sụp đổ ở Châu Á, thì người cộng sản Việt Nam buộc phải nhân nhượng  để tồn tại. Họ chấp nhận cơ chế thị trường và trả bớt lại cho dân một số quyền như: tự do mưu sinh, đi lại, cư trú, riêng tư, và một phần quyền tư hữu.
Nhưng hiện nay một số quyền để làm người nữa vẫn chưa được giao trả như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, tự do biểu tình...
Vì vậy người dân Việt Nam lại tiếp tục đi theo con đường mà tiền nhân đã vạch ra.
Đó là con đường đòi lại quyền làm người trọn vẹn, con đường xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự theo định chế dân chủ để nhờ vào đó đưa đất nước vươn lên giàu mạnh và văn minh như một bộ phận nhân loại đã đi.
Cơ chế thị trường, Nhà nước pháp quyền, Định chế dân chủ là hệ thống vận hành xã hội của loài người văn minh. Hệ thống đó là kết quả dò tìm và đấu tranh bằng xương máu của nhân loại qua hàng trăm năm mới hình thành nên. Nó là sự chắc lọc bằng thực tiễn qua nhiều thế kỷ bởi bao nhiêu quốc gia, nên nó là giải pháp vận hành ưu việt nhất của nhân loại hiện nay và chưa có giải pháp nào hay hơn để thay thế. 
Con đường của chúng ta đi là con đường mà nhiều dân tộc khác đã đi trước và thành công. Con đường đó đã đưa một bộ phận lớn nhân loại thoát ra khỏi đêm dài tối tăm, đi lên với ánh sáng văn minh như ngày hôm nay.
 Cụ Phan cách đây 100 năm đã nhìn thấy con đường đi lên văn minh đó và vận dụng vào Việt Nam, vạch ra con đường cho nhân dân ta tiến tới. 
Con đường đó có thể gọi là con đường Phan Chu Trinh, con đường Duy Tân, con đường cách mạng, con đường dân chủ... hay như nhóm Trần Huỳnh Duy Thức mới đây gọi là con đường Việt Nam. Dù gọi nó dưới cái tên gì thì cũng chỉ là một con đường đi lên văn minh mà nhân loại đang đi ấy thôi. Và ở Việt Nam ta thì cũng bắt đầu bằng khai dân trí, chấn dân khí và hậu dân sinh đấy thôi.
Khai trí để nâng cao sự hiểu biết, ít nhất là hiểu rằng ta có những quyền làm người cơ bản đang bị cướp đoạt, chấn khí để tạo ra sự tự tin, lòng can đảm để đấu tranh giành lại cái quyền đã mất và từ đó tính đến chuyện dân sinh làm ăn chính đáng vươn lên giàu mạnh văn minh.
Bất cứ người Việt Nam có tinh thần dân chủ nào cũng đang đi trên con đường ấy, bằng cách nầy hay cách khác, vô tình hay hữu ý. 
Những đoàn người nông dân ít học ngày ngày kéo lên cơ quan công quyền khiếu kiện đòi lại quyền sở hữu đất đai chính đáng của mình tức là họ đang đi trên con đường ấy.
Những blogger lập ra các blog để tự do nói lên suy nghĩ của mình tức là đang đi trên con đường đó.
Những người bị bắt tội oan, khiếu kiện đòi được xét xử trong một phiên tòa công khai đúng luật định là đang đi trên con đường đó.
Những người yêu nước vượt qua mọi ngăn cấm của nhà cầm quyền tập trung đi biểu tình chống Trung cộng xâm lược là đang đi trên con đường ấy.
Nhóm Thức Long Định khởi xướng ra phong trào con đường Việt Nam là đang đi trên con đường đó.
Nhóm Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn lập ra Câu Lạc Bộ Báo chí tự do là đang đi trên con đường đó.
Bà Lê Hiền Đức ngày ngày đi giúp đỡ dân oan là đang đi trên con đường đó.
Nhà thơ Bùi Chát lập ra nhà xuất bản Giấy Vụn là đang đi trên con đường đó.
Anh em Đoàn Văn Vươn nổ mìn tự chế chống lại lũ người cướp đất là đang đi trên con đường đó.
Những người Cộng sản tiến bộ đấu tranh trong đảng, đòi hỏi thay đổi là cũng đang đi trên con đường đó...
Từng người riêng rẻ, từng nhóm người, từng hội người, từng phong trào người...với mọi chính kiến, mọi tín ngưỡng, mọi tầng lớp, tôn trọng sự khác nhau, vượt qua quá khứ để cùng bước tới giành lại quyền làm người...

Đừng nhìn lui, đừng nhìn ngang, để rồi đố kị và loại trừ nhau như trong quá khứ đã từng sai lầm, chỉ hướng tới trước và chúng ta cùng bước. Lẽ nào con đường của chúng ta do tiền nhân vạch ra cách đây vừa tròn thế kỷ mà dân tộc ta đi mãi từ đó đến giờ không đến đích hay sao?

66 commentaires:

  1. Qúa hay bác Chênh ơi. Đọc muốn ứa nước mắt!!!

    RépondreSupprimer
  2. Phạm Duy Phan21 juin 2012 à 20:24

    Dân chủ tự do không thể xin mà có, phải giành lấy. Chẳng có kẻ nào được quyền ban phát cho chúng ta những giá trị phổ quát đó của nhân loại tiến bộ. Chúng ta bao nhiêu năm nay bị cái thế lực băng hoại truy bức, chụp mũ, biến chúng ta trở thành những tên nô lệ, những kẻ hèn, những con người run sợ. Chỉ cần làm những cánh én, những viên gạch lót cho con đường dân chủ, cho con đường của dân tộc vẫn có giá trị gấp ngàn lần những thứ ảo tưởng tự do, những thứ dân chủ giả hiệu.

    RépondreSupprimer
  3. Con đường đi lên dân chủ và tự do.

    RépondreSupprimer
  4. Thầy giáo nhà quê21 juin 2012 à 21:06

    Ngắn gọn và mạch lạc, công chúng rất cần được đọc những bài viết như thế này.
    Cám ơn Bác Huỳnh Ngọc Chênh.

    RépondreSupprimer
  5. Khẩu khí khiêm nhường nhưng sắc nhọn
    Sức mạnh còn hơn vạn tấn bom.

    RépondreSupprimer
  6. Nguyễn An Liên21 juin 2012 à 23:13

    Có rất nhiều tổ chức, cá nhân đang đi trên con đường đó ! Nhưng sao đi mãi vẫn chưa thấy tới, họ có đi cùng hướng không ? Họ có rẽ vào chỗ nào khác không ? Có cần người dẫn đường không ?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đúng hướng. Nhưng chưa có người dẫn đường, Việt Nam lúc này chưa xuất hiện một Aung San Suu Kyi dũng cảm và thông minh.

      Supprimer
  7. Nhân ngày báo chí VN, xin gửi tới nhà báo Huỳnh Ngoc Chênh lời chúc tốt đẹp nhất. Mong ngòi bút của anh mãi mãi sáng, sắc, nhiêt huyết. Chúc anh có "trái tim nóng, cái đầu lạnh" như lời chúc của nguyên PTT Vũ Khoan tới các nhà báo tối nay.

    RépondreSupprimer
  8. Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Xin lỗi bác Lang thang, tôi mạn phép xóa nội dung nầy tuy tôi cũng đồng ý với bác vì nó không lợi cho sự đoàn kết và tính tôn trọng quan điểm của người khác.
      Cám ơn bác đã quan tâm

      Supprimer
  9. Cám ơn anh Hùynh Ngọc Chênh đã bộc bạch được phần nào sự thật đau lòng của dân tộc VN trong lịch sử cận đại, anh nói:

    ..."Thật ra lúc nổi lên bạo động cướp chính quyền nhóm của ông Hồ Chí Minh chưa nhờ gì vào ngoại bang mà nhờ vào sự liên minh với nhiều nhóm yêu nước khác trong nước. Những nhóm nầy dần dần bị loại trừ sau khi chính quyền được cướp thành công.

    Đúng theo con đường đã vạch ra, sau khi giành được độc lập, giành lại quyền làm người cho người dân thì phải xây dựng ngay nhà nước pháp quyền theo định chế dân chủ. Ban đầu ông Hồ Chí Minh đã tỏ ra như vậy nhưng sau đó ông ngấm ngầm hướng nhà nước theo cơ chế độc đảng. Mọi chuyện tai hại phát sinh ra từ đây. Anh- Mỹ ủng hộ Pháp quay lại để dẹp đi nhà nước nhuốm màu cộng sản theo kiểu độc tài Xô viết nầy. Nhân dân Việt Nam chưa kịp lấy lại quyền làm người đã phải sa vào cuộc chiến tranh 30 năm vô cùng khốc liệt và tai hại.

    Nhà nước cộng sản của ông Hồ nhờ dựa vào thế lực đang lên của Liên Xô và Tàu Cộng nên đã chiến thắng.

    Chiến thắng to lớn ấy đã làm cho những người cộng sản vốn đã kiêu ngạo càng trở nên kiêu ngạo hơn để quyết liệt xây dựng một nhà nước chuyên chính cộng sản. Quyền làm người của người dân được hiến pháp công nhận nhưng trong thực tế đã bị tước đoạt"...
    ______________

    Tôi hy vọng cac bác thông cảm cho những phản hồi gay gắt gần đây của vài nhà văn VN trong nước. Cuộc đời gian khổ của họ không cho phép họ lạc quan vô duyên cớ. Chúng ta đang đi trên con đường "hồi phục Dân Trí" do đó chúng ta càng cần phải thận trọng nhiều hơn, nhất là trong bối cảnh "đen trắng lẫn lộn" này.

    Con đường Việt Nam gian truân phải do bàn tay khối óc của 85 triệu người dân VN xây đắp nên. Vì thế mà chỉ lập một danh sách có 244 người được mời là chưa đầy đủ, hy vọng các vị sáng lập viên của Phong Trào Con Đường Việt Nam nhìn ra điểm quan trọng này.

    Chào thân ái,

    Lê Quốc Trinh, Canada

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Anh Lê Quốc Trinh ạ! Tôi cũng nghi ngờ và cảnh giác cần thiết với những gì ông Lê Thăng Long khởi xướng và chính vì sự khởi xướng trong bối cảnh khó hiểu nầy mà ông Long đã làm cho nhiều người dị ứng với những điều tốt đẹp trong "Con đường Việt Nam" do nhóm Trần Huỳnh Duy Thức trước khi bị tù vạch ra. Tôi không hề tham gia vào nhóm ấy cũng như những nhóm khác, nhưng tôi luôn luôn ủng hộ bất cứ nhóm nào, đường lối nào đấu tranh cho công bằng xã hội và sự tiến bộ của đất nước.
      Anh Trinh ạ! tôi hoàn toàn nhất trí với anh là con đường của dân tộc VN là con đường của 85 triệu người dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng đi trên đó có thể là từng người riêng rẻ theo cách riêng của mình, hay từng nhóm, từng phong trào theo cách riêng của từng nhóm từng phong trào đó, không ai độc quyền và áp đặt cách đi của mình trên con đường ấy cả. Phong trào con đường VN mà ông Long vừa tái khởi xướng, giả dụ rằng với động cơ lành mạnh(không do ai giật dây để gài bẫy hay để diễn kịch về nhân quyền) thì cũng chỉ là của một nhóm người cùng chí hướng dắt tay nhau đi trên con đường chung như bao cá thể hay tập thể khác mà thôi. Tôi cũng như anh là hy vọng họ không ngộ nhận, mà nếu họ ngộ nhận thì cũng chẳng ai theo họ và họ cũng chẳng làm nên điều gì. Cám ơn anh đã trao đổi

      Supprimer
  10. Đôi điều trao đổi qua bài :Con đường của chúng ta cuả tác giả Huỳnh ngọc Chênh và muốn qua blog bác Chênh nói lên một số điều suy nghĩ.
    Trong tôn giáo khái niệm Đạo là Đường.Tư duy của con người từ lâu đã qua nhiều con đường khác nhau để tiệm cận đến Chân Lý.Mục đích của Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Đạo chính thống ...suy cho cùng là giống nhau:Con người hòa hợp tận cùng với thiên nhiên, tri thức bắt đàu từ suối nguồn bản chất...v.v..nhưng các ĐẤNG đã chỉ cách đi khác nhau.Lịch sử phát triến cúa xã hội loài người nói chung và của Việt nam nói riêng không phải một ngoại lệ.
    Trong một trao đổi ngắn không thế nói hết được, nhưng tôi cũng cố găng nêu một số điểm mà theo tôi là bất cập trong bài báo:
    Khi yếu tố ngoại lai là thực dân Pháp đã bắt đầu thống trị và cai trị Việt nam, thì giành độc lập Dân Tộc ngay lập tức trở thành mục đích của mọi cuộc cách mạng, là động cơ hoạt động của mọi người con yên nước thương nòi.Nhưng con đường đẩu tranh bạo lực lập lại quyền lực của vương triều phong trào Cần Vương khác với con đường đấu tranh khác.Mơ ước về nột xã hội việt nam hiện đại theo con đường Đông du của cụ Phan bội Châu khác với con đường cải lương ôn hòa bất bạo động của cụ Phan chu trinh.Nếu như cụ Nguyễn thái Học và tổ chức Việt nam quốc dân Đảng của cụ thành công thì tầng lớp lãnh đạo kế cận, kế cận Vũ hồng khanh sẽ đưa dân tộc đến đau ở thời đại này?
    Đừng nã sùng lục vào quá khứ khi phủ nhận vai trò của cụ Hồ chí Minh và những người cộng sản lớp trước trong cuộc dấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.Phải nói rằng:ở những thời điềm nhất định dân tộc đã lựa chọn những người cộng sản và tổ chức
    của họ thành lực lượng đại diện cho ý chí nhân dân.
    Hợp với lẽ trời cái gì phát triển cực thịnh rồi cũng suy.Các triều đại Đinh,Lý,Trần ,Lê suy tàn vì sụ sa đọa, thoái hóa của dòng họ và tầng lớp lãng đạo rồi cũng bị thay thế là bài học lịch sử nhãn tiền.Sự trường tồn của tộc Việt sẽ tìm ra một mô hình thích ứng tiến bộ cho xã hội Việt.Không có một đơn thuốc cho mọi thứ bệnh.Không có một con đường đến chân lý cho mọi dân tộc.Nhưng đấy lại là một chủ đề khác rồi.
    Khi đi Lôi Âm đất phật, Đường tăng cũng gập 3, 4 nhóm Đường tăng giả giống y mình nhưng do khỉ hóa thành , cũng phải qua tiểu Lôi Âm
    thật mà giả, giả mà thật rồi mới tới được cõi niết bàn.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tôi rất đồng tình với ý kiến thật sâu sắc của bài viết này. Đừng nã súng lục vào quá khứ .... Có ai chắc rằng những con người nói rất hay, tưởng như cùng chung lý tưởng cao cả hôm nay, ngày mai khi có quyền thế trong tay còn giữ tâm trong sáng và làm đúng như mình đã nói, đã phê phán, đã chỉ trích người khác. Hay chính họ cũng sẽ thay đổi. Và sẽ có một lớp người khác cũng phẩn nộ, bất bình họ giống như họ đang làm hôm nay. Cuộc đời thực là như vậy đó!

      Supprimer
    2. Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.

      Supprimer
    3. Vâng thưa anh Hienviet, cách đi ôn hòa của cụ Phan không có nghĩa là không ưu tiên dành lại độc lập vì điều kiện tiên quyết để dành lại quyền làm người là phải đuổi giặc Pháp. Nhưng vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 ta không đủ lực để bạo động chống Pháp. Bằng chứng là phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh của cộng sản, Khởi nghĩa Yên Báy của Quốc Dân Đảng đều bị tắm trong máu.
      Ôn hòa hay bạo động thì cũng cần đến thời điểm chín mùi. Thời điểm chín mùi của Việt Nam là lúc Nhật đầu hàng đồng minh, lúc ấy thì ôn hòa hay bạo động gì thì cũng cướp được chính quyền. Thực tế là lúc ấy toàn dân nổi dậy dưới sự lãnh đạo của nhiều đảng phái, trong đó nổi trội là Việt Minh ( và trong Việt Minh, nổi trội là nhóm của ông Hồ Chí MInh), đã không hề dùng bạo lực để cướp chính quyền từ tay triều đình nhà Nguyễn cũng như từ tay quân Nhật( Nhật thì chờ giải giáp, còn vua Bảo Đại thì tự nguyện dâng ấn kiếm để làm công dân). Tôi không hề phủ nhận vai trò của nhóm ông Hồ Chí Minh trong việc dành chính quyền cũng như tổ chức kháng chiến sau nầy.
      Nhưng chỉ lấy làm tiếc là nếu Ông Hồ thành lập một nhà nước đa đảng dân chủ thật sự không theo cộng sản thì liệu Mỹ- Anh có lấy cớ chống cộng giúp Pháp quay lại hay không, để rồi gây ra cuộc chiến 30 năm vô cùng tai hại?
      Đường lối ôn hòa của cụ Phan liệu có dành được độc lập cho đất nước hay không? Lịch sử thì không có chữ nếu, nhưng soi rọi vào thực tiễn của các nước Mã Lai, Phi Luật Tân, Indonesia và đặc biệt là Ấn Độ thì đấu tranh ôn hòa không tốn một giọt máu của nhân dân vẫn giành được độc lập trọn vẹn. Và quan trọng hơn là tình hình phát triển của tất cả các nước đó không tệ hại như chúng ta hiện nay, để anh, tôi và bao nhiêu người nữa lại phải lao tâm lao trí vào việc đặt ra câu hỏi phải đi tới như thế nào, phải phát triển đất nước như thế nào...
      Điều tôi muốn nói là chỗ đó chứ không phải bắn vào quá khứ. Soi rọi lại lịch sử, khác với bắn vào quá khứ, để rút ra bài học cho tương lai là rất cần thiết anh Hienviet ạ!
      Cám ơn anh đã trao đổi.

      Supprimer
    4. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
      Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh.
      Ngày 19 tháng 8 , Cụ Hồ đã cướp chính quyền .
      Rõ ràng Cụ Hồ không cướp được chính quyền thì một đảng nào đó hoặc nhân dân cũng giành lại chính quyền trong điều kiện này .
      Bi kịch 30 năm chiến tranh là từ đây .
      Nếu cộng sản Đông Âu không sụp đỗ thì hôm nay chúng ta không được nghe đài BBC phản động rồi . Nếu nghe lén thì phải gỡ lịch thôi .
      Hãy tỉnh táo mới thấy được sự thật .

      Supprimer
    5. Cảm ơn bác Chênh nhiều vì sự đồng cảm!
      Thật đau lòng khi ai cũng muốn mình hay! có mấy ai hàng ngày xét mình?
      Một chế độ tàn bạo đến khủng khiếp, giết oan hàng triệu người (nhiều người có tài, có học thức...dám chống lại sự bạo tàn, đứng về phía người dân), quyền làm người bị cấm, bóp ngẹt ý chí toàn dân, làm ngơ trước tiếng than của dân oan. Lũ lưu manh (ông Sang ví là sâu) trong chính quyền ngày càng nhiều...Thế mà lại luôn rao giảng đạo đức, luôn đắc ý mình là đỉnh cao của nhân loại...!
      Tôi là đảng viên cộng sản, nhưng tôi không đồng tình việc ton hót ơn đảng và chính phủ - như vậy chỉ là ngu dốt hoặc đồng lõa với tàn bạo.

      Supprimer
    6. Kính Anh Huỳnh Ngọc Chênh- Do bận nên giờ này mới "phát hiện" bài này của Anh- Về Bài viết,tôi không hề quen biết Anh,- Tôi rất ưng ý về Bài viết- Anh đã nói lên "ít nhiều" nhận định (sơ)chiều dài "con đường Việt nam"- Dù ngắn gọn so với bài viết về việc này,nhưng đã có đủ-Câu cuối cùng dù Anh để dấu hỏi nhưng lại rất hay.
      Theo tôi thì Đất nước muốn phát triển,hay tốt lên...là nhờ vào giới Trí thức (thật)làm đầu tàu dẫn dắt,tôi thấy ở ta hiện nay rất khó,những Trí thức "có lòng,tâm" với Quốc gia và Đồng bào thì ít ,nhưng ăn hại đái nát thì nhiều ,vì lợi ích cứ "thọc gậy bánh xe" ,dùng "bịp bợm ,đểu cáng"....ngăn cản "con đường Việt nam" để Trí thức đẫn dắt Đồng bào ta đến đích Tự do Dân chủ ấm no hạnh phúc.
      Xã hội mà vì TIỀN dám làm tất cả thì nhất định sẽ lụi tàn !? ( vì tiền khác với kiếm tiền để sống bình thường)
      Cảm ơn Chủ Nhà cùng tất cả Bà con.

      Supprimer
  11. Thành Đồng Nguyên Giáp22 juin 2012 à 00:11

    Rất người, đơn giản và chân thật! Nhiều người đang đi trên con đường đó, phong trào đã tồn tại từ lâu mưu tìm các lẽ phải, điều nhân bản, các giá trị nhân quyền... Nhưng cũng cảm ơn ai đó đã dám nói ra để như một phép kiểm tra lại là có khi chúng ta đang giống nhau. Cảm ơn bác Chênh đã túm ngọn lại thật hay.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Cám ơn bác Giáp, bác là người quan tâm đến đề tài nhân quyền rất sớm. Chính bác đã động viên tôi viết về đề tài nầy và tôi đã viết rồi đấy.

      Supprimer
    2. Thành Đồng Nguyên Giáp22 juin 2012 à 14:42

      Tất cả mọi sự biến chuyển lớn, tôi - theo quan điểm riêng, thấy đều liên quan đến nhân quyền, dù xưa hoặc nay: đô hộ, phong kiến, tăng lữ,độc quyền, Thích Quãng Đức, Đông Âu, Điếu cày, Bùi Hằng, Tiên Lãng, Văn Giang, Tây Tạng, Thiên An Môn, Syria, Libya, Ai Cập, Ủn Ỉn Ỉn... Ai đó có 'quyền' rồi cho họ 'cao to' hơn người khác, vận dụng 'quyền' để mưu lợi hơn cho họ và thiệt cho số đông là bất ổn, rồi sẽ có kêu gào, phản đối và đấu tranh thôi - cách này hay cách kia... Con người sinh ra là như nhau, nhưng rồi 'đẻ' ra cái 'giai cấp' tặng thêm một số lí luận ngôn từ cao siêu là do chủ đích 'chính trị'. Hiến pháp mà ko thể hiện nổi sự bình quyền của 85tr dân, phân biệt giai cấp này, loại người kia, một đảng phái, một nhúm người mà đứng trên pháp luật...quả là có vấn đề và là nguồn cơn của các bất công xh...

      Supprimer
  12. Bài viết của Bác rất ngắn gọn nhưng có tấm bao quát rất cao. Tôi tin là thế hệ tương lai sẽ tiếp bước để xây dựng nên một xã hội tuân theo cơ chế thị trường,có một Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa của nó ( tam quyền phân lập ),Hình thành nên một Định chế dân chủ là hệ thống vận hành xã hội của loài người văn minh mà dân tộc Việt Nam xứng đáng được đón nhận. Vì ở đây là tinh hoa của nhân loại.

    RépondreSupprimer
  13. Trong số những bài viết ý kiến bình luận nhân sự ra đời của "Con Đường Việt Nam" của nhóm Thức Long Định, thì bài viết này của anh Huỳnh Ngọc Chênh là có tính xây dựng, khách quan, và có tâm trong sáng nhất. "Xây thì khó nhưng phá thì dễ"; "vạn sự khởi đầu nan", không có thành quả gì mà không có sự bắt đầu, thế nhưng, ít có người đứng ra để xây dựng nhưng lại có rất nhiều người lúc nào cũng tìm cách bới móc, mĩa mai, đã kích, và phá bỏ. Phải chăng đặc tính này của người Việt Nam chính là lý do cho sự thành công và tồn tại của cái thảm họa cộng sản (?) Rất cảm ơn anh Chênh và những trí thức có tấm lòng như anh.

    Khánh Hưng

    RépondreSupprimer
  14. "Đừng nhìn lui, đừng nhìn ngang, để rồi đố kị và loại trừ nhau như trong quá khứ đã từng sai lầm."

    Cái khó là ở chổ này đấy bác. Hy vọng là sẽ có nhiều người khác cũng có cái nhìn như bác Chênh.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. "nhìn lui, đừng nhìn ngang, để rồi đố kị và loại trừ nhau" tiếc thay lại là truyền thống đáng buồn trong lịch sử cận đại của dân tộc giữa các phe nhóm chính trị mà mục tiêu (trước hết là trên giấy) của họ đều hướng vào những điều tốt đẹp.

      Tôi cũng "ngửi" thấy mùi này qua những nhận xét có tính thiên kiến rõ rệt của một vài người có ảnh hưởng trên mạng. Không chỉ ở Việt Nam, giữa các tổ chức hay thậm chí giữa những nhóm người có tham vọng chính trị đều có sự cạnh tranh trong việc lôi kéo thu hút quần chúng (cũng giống như fan của các ca sĩ nổi tiếng). Cạnh tranh là tốt. Nhưng ở Việt Nam, không biết từ bao giờ bất kỳ sự cạnh tranh nào dường như cũng đều không lành mạnh ví dụ như người ta dùng những thủ đoạn nói xấu, quy chụp một cách vô căn cứ với nhau để tăng số lượng "fan" về mình, chứ không chịu hợp tác vì sợ ở dưới trướng của nhau và bị mất vai trò dẫn dắt. Có thể điều tôi nói chỉ là cảm giác chủ quan nhưng trong lúc giao thời này, cần phải cảnh giác điều đó, kẻo những thay đổi, nếu có, chỉ là sự chuyển đổi giữa các chế độ độc tài.

      Ví dụ tại sao ĐCS Trung Quốc lại đàn áp một phong trào tập thể dục (Pháp Luân Công) khi mà ngay từ ban đầu nó không có xu hướng chính trị gì. Lý do chính (nếu không phải là duy nhất)chính là do ĐCS lo mất quần chúng khi số lượng người tập Pháp Luân Công ngày càng tăng. Sau này bằng chính sự đàn áp khốc liệt Pháp Luân Công, đảng CS TQ đã biến nó thành một vấn đề chính trị. Điều này đã diễn ra từ thời Trung Cổ, việc cạnh tranh giữa các tôn giáo để thu hút các môn đồ cũng khốc liệt không kém. ĐCS TQ về thực chất cũng là tổ chức tôn giáo khắc nghiệt.

      Vì vậy, cần phải tỉnh táo để phân biệt động cơ có thể khác nhau của những người phản bác "Phong trào CĐVN". Theo tôi những nhà văn, nhà thơ, dù phản ứng hơi thái quá nhưng điều đó cũng cho thấy đó là sự phản ứng có tính chất bản năng thường thấy ở tầng lớp văn nghệ sĩ(sợ bị ghi vào sổ đen,đánh giá mình quá cao khi cho rằng người ta ghi tên mình là để quảng cáo cho họ v.v...). Phản ứng có tính "văn nghệ sĩ" này cần phải được phân biệt với những phản bác có "mùi" chính trị như còm sĩ tôi đã đề cập ở trên. Những người có tham vọng chính trị, hoặc ít nhất là có tham vọng thu hút quần chúng (tăng lượng "fan") thì thường không vô tư trong sáng như thể hiện trong bài viết này của bác Chênh mà thường "dị ứng" với bất kỳ tổ chức hay phong trào nào cũng có "nguy cơ" thu hút quần chúng.

      Việt Nam mình nó khổ như vậy! Chưa đâu vào đâu mà đã chia năm xẻ bảy.

      Supprimer
  15. Cám ơn anh HNC vì bài viết này

    Rất dễ hiểu mà sâu sắc anh đã nói thay nhiều người

    Em đồng hương xứ Quảng

    RépondreSupprimer
  16. Đúng là khẩu khí của người dân Quảng Nam,con cháu của nhà yêu nước
    vĩ đại nhất của VN.cụ Phan Chu Trinh ! Hoan hô HNC.
    Hiện nay,những người lên tiếng mạnh mẽ đa số là dân QN.như gs.Hoàng
    Tụy,nhà văn Nguyên Ngọc,Lê Hiếu Đằng,Hạ Đình Nguyên và nay anh HNC.
    Dù không được hân hạnh là dân QN.nhưng tôi cũng là học sinh trường
    Phan Chu Trinh ĐN.Hình như bác Chênh dạy học ở đó cùng thời với
    NĐTT.học cùng lớp với tôi sau về làm thầy dạy V.V.trường PCT.?

    RépondreSupprimer
  17. Nhận định khách quan, trong sáng, vì cái chung, vì mọi người thì sẽ rất..."hay". Còn áp đặt, một chiều, duy ý chí thì sẽ bị cô lập, đào thải.
    Đành rằng là trang web, blog của mình thì có quyền đưa lên, nhưng một số(blog) đã thể hiện quá lớn cái "tôi" của mình, cho mình cái quyền đánh giá, phán xét, tuyên bố...hy vọng chúng ta luôn gần gủi quần chúng, gần gủi cuộc sống để có thể đồng cảm, vì lợi ích của cộng đồng, dất nước.
    Có 5 bác đều khen. Tôi tin rằng còn nhiều người thấy thích thú với quan điểm trong bài này của bác Chênh!

    RépondreSupprimer
  18. Bác Chênh đã có một bài báo quá hay !
    Bác rất tỉnh táo . Bác rất đúng , rất thật , rất yêu nước và can đảm như một nhà báo đúng nghĩa : nhà báo là thư ký của thời đại .
    Bác đã nói lên sự thật và khát vọng của tôi , con đường tôi đang đi và của hàng chục triệu công dân Việt .
    Con đường giành lại quyền tự do của mình....

    RépondreSupprimer
  19. Bác Chênh nói thật lòng .
    Tôi nói thật .
    Qúy vị nói thật , sống thật .
    Cả nước sống thật , nói thật .
    Thật thà là tính cách của dân tộc lớn .

    RépondreSupprimer
  20. Con đường Duy Tân "cây dài bóng mát".

    RépondreSupprimer
  21. Con đường Duy Tân "cây dài bóng mát".

    RépondreSupprimer
  22. cam on bai viet.day la tam trang cua nguoi viet hom nay.

    RépondreSupprimer
  23. Một bài tổng quan xúc tích về quá trình mà "con đường Việt Nam" đã, đang phát triển trong quá khứ và đang ... bế tắc trong thời hiện tại. Một nghìn bài học giáo điều không làm sáng tâm tư, lý trí người Việt bằng bài viết này. Cám ơn anh, nhà báo khai sáng !

    RépondreSupprimer
  24. Suy nghĩ của bác CHÊNH cũng là suy nghĩ của nhiều người chân chính.
    Nhưng viết ra được như thế này thì có lẽ chỉ có một số rất ít người thực sự có trí tuệ và có năng lực ngôn ngữ đặc biệt. Bác Chênh là một trong số ít đó.
    Kính gởi đến bác Chênh lòng khâm phục vô cùng, và lòng biết ơn chân thành, sâu sắc.

    RépondreSupprimer
  25. sông ngàn sâu22 juin 2012 à 10:26

    Vấn đề là phương pháp, chiến lược nào đúng đắn và hiệu quả để thực hiện con đường đấy.

    RépondreSupprimer
  26. Bài viết Con Dường Của Chúng Ta ở trên,dựa theo lịch sử và thực tế của hơn 100 năm qua của dân tộc ta là minh bạch và chính xác.

    Đó là :Con đường Phan Châu Trinh,con đường Duy Tân hay là Con Đường Việt Nam của toàn dân.

    Tùy hoàn cảnh và điều kiện,mỗi một công dân trong 90 triệu người,đều tiến bước theo con đường này và tụ điểm sẽ là” ý chí chung”hay là ngày thắng lợi của Con đường VN vậy.

    RépondreSupprimer
  27. Nói ngắn gọn: Tôi thích bài viết này.

    RépondreSupprimer
  28. Người Hà nội22 juin 2012 à 11:06

    Bài viết hay! điều quan trọng là không một ông an ninh mạng nào có thể bắt bẻ được về tính hợp pháp của bài viết này, chúc bác Chênh chân cứng đá mềm!

    RépondreSupprimer
  29. Mrr Phạm thanks Mr Chênh

    RépondreSupprimer
  30. Bác Chênh viết bài này hay quá, thật đúng tâm tư của mọi người .Tôi nghĩ 85 triệu dân nếu được sống như ( Con đường Việt Nam ) những điều nói trên của chủ Blog này thì cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Cám ơn bác và chúc bác sức khỏe.

    RépondreSupprimer
  31. Ôi, chau thích tinh thần của bác trong bài viết này quá ạ, cháu tâm đắc nhất đoạn cuối" Đừng nhìn lui, đừng nhìn ngang, để rồi đố kị và loại trừ nhau như trong quá khứ đã từng sai lầm, chỉ hướng tới trước và chúng ta cùng bước. Lẽ nào con đường của chúng ta do tiền nhân vạch ra cách đây vừa tròn thế kỷ mà dân tộc ta đi mãi từ đó đến giờ không đến đích hay sao?"

    Cảm ơn bác nhiều lắm ạ !!!

    RépondreSupprimer
  32. Bài hát rất hay. Bác Huỳnh Ngọc Chênh cho con xin bài này đăng lại nhé! Chân thành cảm ơn bác trước.

    RépondreSupprimer
  33. Bác Chênh bị Basam tẩy chay rùi??? Tại sao??? Bác có biết sag1 nay trang Basam đã gỡ Huỳnh Ngọc Chênh ra khỏi blog đinh và gỡ luôn tên bác ra khỏi danh sách đường link bên cột phải và quan trọng một bài rất hay như bài con đường của chúng ta lại không thấy giới thiệu. Tại sao vậy bác Chênh?

    RépondreSupprimer
  34. Mẹ Nấm, Trương Duy Nhất, Phạm thị Hoài cũng bị gỡ luôn?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Trang AnhBaSam đã cảnh cáo trước là nếu ai còn bàn hay ủng hộ CDVN thì sẽ bị tẩy chay ngay, và họ đã làm như những gì họ nói trước.

      Có điều tôi lấy làm tiếc là sao trang AnhBaSam tuy tẩy chay CDVN, nhưng lại không chịu nghe tiếng nói đối lập. Đây là một hành động không lành mạnh.

      Supprimer
  35. Trong những thời khắc cam go nhất, quyết định nhất, người Việt chúng ta thường bị sa vào thế phân hóa. Đây có lẽ là đặc điểm đáng buồn nhất của dân tộc này !

    RépondreSupprimer
  36. Tại sao ngót 100 năm rồi, kể từ lúc cụ Phan Châu Trinh vạch ra “con đường Việt Nam” mà dân ta gần như vẫn dậm chân tại chỗ?
    Xin các vị hãy tham khảo mấy tư liệu lịch sử sau đây, may ra có thể tìm được câu trả lời chăng:
    * Danh nhân Tản Đà đã từng viết những câu như thế này:
    Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn / Cho nên chúng nó mới làm càn



    Dân hăm lăm triệu không người lớn / Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con

    * Phan Bội Châu, nhà chí sĩ tận trung với nước với dân, đến cuối đời đã phải ngao ngán thốt lên: Chưa thấy giống dân nào ngu như dân An Nam ta!

    * Chí sĩ Phan Châu Trinh trong loạt bài bàn về luân lý Đông Tây cũng đã chỉ ra rằng người Việt chúng ta u mê tăm tối vô cùng!

    Nếu các vị đó nói đúng thì chúng ta dễ dàng hiểu rằng vì sao nước ta ngày nay vẫn kém xa những “tiểu quốc” như Singapor, Hàn Quốc, Đài Loan.
    Tôi chỉ là một dân đen hèn nhát cho nên không dám nghĩ dân ta ngu.
    Nhưng nhiều lúc tôi linh cảm các vị chí sĩ tiền bối đã nói đúng.
    Vì ngu nên chúng ta không biết rằng chúng ta bị tước đoạt hầu hết các quyền tự nhiên thiêng liêng mà tạo hóa ban cho con người, chúng ta không thấy cái ách cai trị nặng nề đang đè trên đầu trên cổ ta.
    Vì vô tri/vô giác/vô cảm nên chúng ta không lấy làm đau đớn và tủi nhục cho thân phận ngựa trâu của mình.
    Do vậy, chúng ta cũng không có khát vọng được sống như một CON NGƯỜI thực sự. Chúng ta thỏa mãn trong giấc ngủ say sưa của kẻ nô lệ.
    Và kinh hoàng nhất là chúng ta sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ ai đánh thức chúng ta, vì cho rằng họ đã quấy rối giấc ngủ say sưa/“êm đềm” của mình.
    Phải chăng vì thế mà “bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi . . .loanh quanh”!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Tôi không đồng ý với cách đánh giá tiêu cực như vậy về dân ta, dù đó là đánh giá của các cụ uy tín đi trước. Tôi cũng hiểu rằng dân ta có nhiều nhược điểm, nhưng cái đó là do sống quá lâu trong vòng đô hộ của giặc ngoại xâm nên sinh ra như vậy. Cái quan trọng là từ hồi giành độc lập từ năm 1954 đến nay, nước ta lại vướng vào chiến tranh, rồi nhà cầm quyền chưa "khai dân trí" đúng mức, hoặc khai theo một nền giáo dục như chúng ta đã thấy là quá tệ hại.
      Vấn đề là phải biết khai dân trí như thế nào? và ai đứng ra khai?

      Supprimer
    2. Khi được đào tạo đúng mức trong một môi trường trong sáng, người VN ta không thua sút bất cứ dân tộc nào trên thế giới cả. Người Việt hải ngoại đã chứng minh được điều ấy.

      Supprimer
  37. chính quyền CS đang rất sợ hãi phong trào CĐVN nhưng ABS là trang điểm tin có gì phải sợ hè ? hay là con hồ ly tinh đã lòi đuôi cáo

    RépondreSupprimer
  38. Tôi hoàn toàn ủng hộ con đường dân tộc, dân chủ của các bậc tiền nhân chưa trở thành hiện thực được. Nhất là tư tưởng của nhà yêu nước cụ Phan Chu Trinh "quyền lực được trao vào tay của mọi người dân, thì đất nước đó sẽ phát triển, sẽ hùng cường và ngược lại ..."
    Ủng hộ những ai phất ngọn cờ dân tộc dân chủ.
    Có như vậy dân tộc này mới thoát khỏi ách bành trướng thôn tính của Bắc triều.

    RépondreSupprimer
  39. Lịch sử đã xảy ra rồi cho nên mọi nếu mà đều ko thể. Trước khi có Đảng cộng sản thì chính quyền cũng cấm đoán và đàn áp các phong trào yêu nước,đàn áp cộng sản đó thôi. Tại sao , Đảng cộng sản vẫn ra đới , vẫn tồn tại và vẫn phát triển ở VN và vẫn lấy được quyền lãnh đạo.Đó là một thực tế ko thể chối bỏ.Đến lượt nó ,Đảng cộng sản VN ko còn đại diện cho lực lượng tiến bộ của xã hội nữa ,nó trở nên lạc hậu và kìm nén sự phát triển của xã hội rổi cũng dẫn đến tự diệt vong thôi.Vấn đề là những người chọn "Con đường Việt nam " có đủ dụng khí , đủ bản lĩnh ,đủ trí tuệ,đủ kiên gan đánh thức và hướng dẫn được cái sức mạnh của nhân dân để làm nên đổi thay xã hội hay ko?Có đủ sáng suốt để lập nên một nhà nước đa Đảng hay ko?
    Tôi lại cho rằng,chưa có con dường Việt nam.Các bậc tiền bối chưa chỉ ra và chưa vạch ra con đường để thực sự đi đến dân chủ mà VN chưa bao giờ có ,. Việc tìm ra và hướng dẫn mọi người đi trên con đường dẫn đến chế độ dân chủ thuộc trách nhiệm của thế hệ này.

    RépondreSupprimer
  40. "...Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam ( người Quảng Nam chăng?)
    Làm người ngang tàng điểm mặt kẻ thù nhân gian !..."
    Cảm ơn anh Huỳnh Ngọc Chênh , một Văn nhân đích thật !

    RépondreSupprimer
  41. Thừa hưởng tinh thần Văn Thân và Cần Vương giữa thế kỷ 19,tinh thần Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh,Nguyễn Thái Học đầu thế kỷ 20.

    Đặc biệt,theo phong trào Duy Tân bất bạo động chống Pháp sau năm 1930 ,là con đường mà người Việt quốc gia đã lựa chọn và theo đuổi,suốt cho đến năm 1945,1945,1975 tại miền Nam Việt Nam(VNCH)và hiện nay.

    Con Đường Việt Nam đó là “Con Đường Của Chúng Ta”như thêm vào,để qua đó,minh bạch và chính xác thêm bài viết chuẩn mực của tác giả Huỳnh Ngọc Chênh.

    Tóm tắt “Con Đường Của Chúng Ta’ đó là,để có một Việt Nam với những yếu tố hội đủ:

    -Dân tộc :độc lập(không lệ thuộc Tàu hay một nước nào khác)
    -Dân quyền:nhân quyền,dân chủ và tự do
    -Dân sinh:hạnh phúc(quyền tư hữu).

    RépondreSupprimer
  42. Người xứ Quảng23 juin 2012 à 10:13

    Bài viết này hiện được phổ biến khắp các forum và các trang mạng...sẽ được cả triệu người đọc...Thật là thời buổi thông tin điện tử có khác!

    Người Việt Nam xứng đáng được hưởng những gì mà thế giới văn minh tiến bộ đang được hưởng...XH Việt nam đã suy thoái về mọi mặt lắm rồi, rất cần một cuộc cải cách thay đổi mà dân tộc VN đã chờ đợi hàng trăm năm qua!

    Yếu tố quyết định nhất để dẫn đến sự thay đổi là LÒNG NGƯỜI, cái này đã có!
    ...Chỉ còn thiếu tác nhân khơi mào, đó là NHỮNG NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG!

    NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG chưa thấy có!

    RépondreSupprimer
  43. Để hiểu được những gì Cụ Hồ đã làm trong những năm 1945-1954, không phải chỉ viết sơ sài vài câu như anh chênh viết để phục vụ cho mục đích của anh- nói rằng,do không đa đảng,nên Anh, Mỹ ủng hộ Pháp quay lại cướp nước ta... thật nực cười.Hoặc là anh quá ngây thơ,hoặc là anh quá thâm độc,vô hình chung,anh đã làm hại đến phong trào CON ĐƯỜNG CỦA CHÚNG TA.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. người viết sử28 juin 2012 à 10:55

      Sự thật là sự thật, lịch sử phải đọc từ nhiều phía, chỉ đọc lịch sử do đảng viết ra thì làm sao mà tin nỗi. Bác chắc chưa đọc lịch sử do Việt Nam Cộng Hòa viết và lịch sử do nhiều cá nhân độc lập viết. Nên đọc hết đi rồi hãy bình bạn ạ. Tôi nghĩ bạn đã bị nhồi sọ bởi một phía.

      Supprimer
    2. PHONG TRAO CON DUONG VIET NAM :DO LE THANG LONG PHAT DONG DO NHOM THUC, DINH ,LONG KHOI XUONG LA CON DUONG DUNG :DAY LA PHONG TRAO CO TO CHUC TAP HOP TAT CA CAC GANG PHAI CHINH TRI, TON GIAO,HODAN OAN , CONG NHAN ,NONG DAN ,THANH NIEN SINH VIEN ,HOC ,SINH ,TRI THUC (KHONG PHAI TRI NGU), NHA BAO NHA VAN .V.V...MONG NHUNG NGUOI TRI THUC CO DU BAN LINH VUOC QUA VONG SO HAI MO RONG DAI LO PHONG TRAO CON DUONG VIET NAM DE DIU DAT DAT TOC SOM CO DUOC TU DO DAN CHU VA THINH VUONG ,VA CUU NGUY DAN TOC TRUOC SU XAM LANG CUA GIAC TAU BOI SU HEN NHAC BAT NHAN CUA DANG CONG SAN
      KINH MONG CAC BAC TUONG THUONG DAM THAM CUU NGUY DAN TOC

      Supprimer
  44. Bùi Hằng cũng đi biểu tình sao anh không đưa vào :(

    RépondreSupprimer