Trạng chết, Chúa cũng... băng hà
Không ít cán bộ, công chức bao năm nay sống trên lưng doanh nghiệp bằng các thủ đoạn nhũng nhiễu của mình và họ làm giàu cũng nhờ doanh nghiệp.
Ngày 15/11, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin công chức của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng bị chậm lương, mà nguyên do là vì các doanh nghiệp trên địa bàn quận nộp thuế ch
ậm, hoặc giãn thời gian nộp. Theo thống kê sơ bộ, thu ngân sách trên địa bàn quận mới chỉ đạt 62%.
Dân nộp thuế chậm, doanh nghiệp nộp thuế chậm… thế là công chức đói. Và chắc chắn không chỉ riêng quận Liên Chiểu mới có tình trạng này, mà sẽ có nhiều nơi khác cũng bị như vậy. Chỉ có điều họ không nói mà thôi. Và cứ đà “rơi” về kinh tế như thế này, chuyện công chức bị chậm lương sẽ không còn là chuyện xa xôi nữa.
Qua đây mới biết, khi nền kinh tế khấm khá, chính đội ngũ công chức cũng thường chẳng coi doanh nghiệp ra gì. Không ít người trong đội ngũ này đã nghĩ đủ mọi mưu ma chước quỷ nhằm nhũng nhiễu doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải cống nạp, phải chạy cửa sau để có tiền đáp ứng cái “tham” của mình. Bây giờ doanh nghiệp khốn khó, không có tiền nộp thuế và đội ngũ công chức bị chậm lương, bị đói.
Vậy không hiểu có ai vắt tay lên trán mà nghĩ rằng, trong phạm vi chức trách, quyền hạn của mình, trước đây mình đã nhũng nhiễu doanh nghiệp như thế nào và bây giờ phải tìm cách cứu doanh nghiệp như thế nào. Nhiều công chức nghĩ rằng, tiền lương cho họ và các khoản trợ cấp xã hội khác là ngân sách Nhà nước, chẳng liên quan gì đến doanh nghiệp. Nhưng họ có biết đâu rằng, hàng triệu công chức ở Việt Nam sống được là bằng tiền thuế của người dân và của doanh nghiệp. Thế cho nên mới biết ý nghĩa của câu ngạn ngữ: “Không ai nắm tay được từ tối đến sáng”.
Còn trong tác phẩm “Chuông nguyện hồn ai” của Hemingway đã dẫn một câu nổi tiếng của một nhà văn Anh rằng: “Đừng hỏi chuông nguyện hồn ai, mà chuông nguyện chính hồn anh đó”. Cho nên, đã đến lúc đội ngũ công chức, mà đặc biệt là những người đang nắm giữ trách nhiệm liên quan đến sự tồn vong của doanh nghiệp phải ý thức được rằng: Cứu doanh nghiệp chính là cứu mình.
Một thực tế bấy lâu nay ai cũng biết, nhưng không thể chỉ ra được: Đó là tình trạng các doanh nghiệp phải đi lo lót, biếu xén để có được dự án. Cũng không ai có thể biết rằng, để có được một dự án như xây dựng khu đô thị, khu chung cư, dự án khai thác khoáng sản v.v... doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu tiền. 5 hay 10 hay 20% có trời mà biết? Nhưng những người có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định, cấp giấy phép cho doanh nghiệp thì biết rõ hơn ai hết.
Không ít cán bộ, công chức bao năm nay sống trên lưng doanh nghiệp bằng các thủ đoạn nhũng nhiễu của mình và họ làm giàu cũng nhờ doanh nghiệp. Nay doanh nghiệp chết, họ tưởng rằng họ vô can và hậu quả nhỡn tiền là doanh nghiệp không có tiền nộp thuế, hay nói nôm na là doanh nghiệp không có tiền để nuôi họ.
Cho nên, rất mong các công chức đọc lại truyện Trạng Quỳnh và để ngấm câu “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”.
Theo Báo Đất Việt
Dân nộp thuế chậm, doanh nghiệp nộp thuế chậm… thế là công chức đói. Và chắc chắn không chỉ riêng quận Liên Chiểu mới có tình trạng này, mà sẽ có nhiều nơi khác cũng bị như vậy. Chỉ có điều họ không nói mà thôi. Và cứ đà “rơi” về kinh tế như thế này, chuyện công chức bị chậm lương sẽ không còn là chuyện xa xôi nữa.
Qua đây mới biết, khi nền kinh tế khấm khá, chính đội ngũ công chức cũng thường chẳng coi doanh nghiệp ra gì. Không ít người trong đội ngũ này đã nghĩ đủ mọi mưu ma chước quỷ nhằm nhũng nhiễu doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải cống nạp, phải chạy cửa sau để có tiền đáp ứng cái “tham” của mình. Bây giờ doanh nghiệp khốn khó, không có tiền nộp thuế và đội ngũ công chức bị chậm lương, bị đói.
Vậy không hiểu có ai vắt tay lên trán mà nghĩ rằng, trong phạm vi chức trách, quyền hạn của mình, trước đây mình đã nhũng nhiễu doanh nghiệp như thế nào và bây giờ phải tìm cách cứu doanh nghiệp như thế nào. Nhiều công chức nghĩ rằng, tiền lương cho họ và các khoản trợ cấp xã hội khác là ngân sách Nhà nước, chẳng liên quan gì đến doanh nghiệp. Nhưng họ có biết đâu rằng, hàng triệu công chức ở Việt Nam sống được là bằng tiền thuế của người dân và của doanh nghiệp. Thế cho nên mới biết ý nghĩa của câu ngạn ngữ: “Không ai nắm tay được từ tối đến sáng”.
Còn trong tác phẩm “Chuông nguyện hồn ai” của Hemingway đã dẫn một câu nổi tiếng của một nhà văn Anh rằng: “Đừng hỏi chuông nguyện hồn ai, mà chuông nguyện chính hồn anh đó”. Cho nên, đã đến lúc đội ngũ công chức, mà đặc biệt là những người đang nắm giữ trách nhiệm liên quan đến sự tồn vong của doanh nghiệp phải ý thức được rằng: Cứu doanh nghiệp chính là cứu mình.
Một thực tế bấy lâu nay ai cũng biết, nhưng không thể chỉ ra được: Đó là tình trạng các doanh nghiệp phải đi lo lót, biếu xén để có được dự án. Cũng không ai có thể biết rằng, để có được một dự án như xây dựng khu đô thị, khu chung cư, dự án khai thác khoáng sản v.v... doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu tiền. 5 hay 10 hay 20% có trời mà biết? Nhưng những người có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định, cấp giấy phép cho doanh nghiệp thì biết rõ hơn ai hết.
Không ít cán bộ, công chức bao năm nay sống trên lưng doanh nghiệp bằng các thủ đoạn nhũng nhiễu của mình và họ làm giàu cũng nhờ doanh nghiệp. Nay doanh nghiệp chết, họ tưởng rằng họ vô can và hậu quả nhỡn tiền là doanh nghiệp không có tiền nộp thuế, hay nói nôm na là doanh nghiệp không có tiền để nuôi họ.
Cho nên, rất mong các công chức đọc lại truyện Trạng Quỳnh và để ngấm câu “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”.
Theo Báo Đất Việt
Ý kiến hay tuyệt. Nhưng tiết tằng đàn gãy tai trâu.
RépondreSupprimerBài viết nầy không sai mà rất rất đúng là đằng khác ,NHƯNG họ no rồi ,vốn liếng của họ tích lủy khá nhiều sau bao vụ áp phe ,họ kêu ca cho có ấy mà còn khối ông muốn cha truyền con nối vào cơ quan chính quyền ,làm sao dân chui vào được /không tin các ông thử điều tra xem có bao nhiêu người đang làm trong chính quyền không có ông ,bà ,cha,mẹ ,chú ,bác đang làm trong các cơ quan nầy ,Xin lỏi ngoại trừ các thầy cô giáo
RépondreSupprimerda lay duoc 10% hay 20% thi can gi lay luong nua .lay lai o ngan hang thuy si ve su dung doi nao cho het duoc .
RépondreSupprimerlòng tham vô đáy ăn được thì cứ ăn, hết nhiệm kỳ về có muốn ăn cũng khó. Chó có đâu chê...cứt.
SupprimerTrâu? còn đỡ, bò! vì tụi CBCC này ngu lắm nên gọi "đàn gãy tai bò", chắc ông Bá Thanh chơi khăm cho CB nó hiểu sự đời chứ làm gì có chuyện chậm lương. CB làm việc cho đảng, nhà nước thì đảng nhà nước trả tiền, đó là luật. Chỉ đúng là dân VN phải trả tiền cho nhiều loại CB quá, hiện song hành bộ máy của đảng, bô máy chính quyền tại các địa phương, anh nào cơ sở cũng hoành tráng to đùng. Ở tỉnh, thành, quận ủy chán lại nhảy qua UB, ở UB bị bể lại nhảy vào, nhảy về ủy, cứ thế, mà bên nào cũng đầy đủ ngạch trật, thấy đã. Bên chính quyền thì ra VB chỉ đạo họp đảng, bên đảng thì ra VB chống uống rượu...(chuyện có thật ở tỉnh tôi ở) đá lung tung tùy hứng, dân chẳng biết đàng nào mà lần. Cuối cùng CBCC đủ trò,Quỹ lương hưu, BHXH sắp bể, sinh mạng của đảng như mành treo chuông nên tuần rồi TW đảng mới chỉ đạo "tăng cường sự lãnh đạo của đảng" về...Quỹ hưu & BHXH, mà đáng ra phải "tăng cường sự lãnh đạo của đảng về sự tha hóa biến chất của đảng, về triết học Mác Lê hết giấy đề in"...thì mới đúng ngành nghề của đảng!
RépondreSupprimerDe nghi ong Nguyen ba thanh Len Thay ing Nguyen tan dung di !
RépondreSupprimer