Nhìn lại biểu tình 9/12 ở Sài Gòn
Lê Phú Khải, nhà báo
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn
Cuộc biểu tình sáng ngày 9.12.2012 đã đi qua, nhưng càng nghĩ chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc, to lớn của nó.
Thứ nhất, tuy những người chủ súy phát động nó là các vị nhân sĩ trí thức Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, Tương Lai... bị ngăn chặn đến nơi tập kết một cách hết sức vô lý, bất chấp pháp luật như các vị ấy đã lên tiếng tố cáo, phản đối sau này... nhưng cuộc biểu tình vẫn nổ ra rất ròn rã trong tiếng thét vang của lớp trẻ.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Những tiếng hô: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, hay “Đả đảo Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam” và “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”... vang vọng cả một góc trời, nói lên rằng lòng yêu nước thiết tha của giới trẻ với khát vọng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc mà cha ông đã đổ bao xương máu để gìn giữ là có thật. Điều đó nói lên rằng, những người chủ xướng cuộc biểu tình này là lương tâm của đất nước. Lòng yêu nước thiết tha của họ từ lúc mái tóc còn xanh đến khi bạc đầu đã khiến họ có được sự nhạy bén sâu sắc để đón nhận được “những luồng khí quyển lưu hành trong xã hội” (Stefan Zweig) để rồi đồng hành cùng thời đại, cùng các thế hệ nối tiếp đến tương lai. Họ chính là tầng lớp ưu tú nhất của dân tộc. Thực tế cuộc biểu tình, thực tế cuộc sống là câu trả lời, đã cho thấy không ai có thể nghi ngờ gì về những người chủ xướng, và cũng không ai được phép có thể xuyên tạc về họ.
Thứ hai, lớp trẻ Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung... bao giờ cũng là những người lính tiên phong, can đảm nhất để bảo vệ Tổ quốc cho dù bao nhiêu cám dỗ, bao nhiêu sự bày đặt để đánh lạc hướng tuổi trẻ, nhưng những tâm hồn trẻ sáng suốt và nhạy cảm nhất vẫn dũng cảm xông lên hàng đầu bất chấp hiểm nguy để “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Dày đặc bạo lực
Ngày 9.12 ấy, tôi đi từ đường Lê Lợi tiến về phía nhà hát lớn thành phố, liếc mắt quan sát bốn bề thấy dày đặc những lực lượng của bạo lực: cảnh sát, công an đủ loại chìm nổi, dân phòng, trật tự đường phố, thanh niên tình nguyện mặc đồng phục... tất, tất cả đều trong tư thế sẵn sàng! Tôi có thể khẳng định rằng, những người yếu bóng vía, thiếu chút ít can đảm thì chỉ cần nhìn thấy hiện trường này đã phải quay ngay lại để lánh xa... chứ đừng nói xông vào giữa vòng vây này để tung cờ và hô khẩu hiệu. Có thể nói lúc đó, tất cả đều yên lặng. Người người nhìn nhau ngờ vực. Không khí rất nặng nề. Nhiều người sau này tâm sự rằng, rất lo cuộc biểu tình không thành.
"Một điều tất yếu là đã có tự do ngôn luận thì đương nhiên phải chấp nhận có biểu tình. Người dân có quyền thể hiện thái độ chính trị của mình để ủng hộ hoặc phản đối một sự kiện gì đó, một ai đó. "
Thế rồi vào đúng cái giây phút căng thẳng ấy, từ phía mép vườn hoa đối diện nhà hát lớn, một thanh niên đẹp trai, mặc áo màu nhạt, đeo kính trắng bỗng tung lá cờ Tổ quốc từ trong túi mình ra, giơ thẳng hai tay đỡ lá cờ trên đầu, miệng hô rất to “Việt Nam, Việt Nam muôn năm!”, vừa hô vừa tiến về phía nhà hát. Như tiếng pháo lệnh tất cả bạn trẻ và nhân dân có mặt đã đồng loạt tung cờ, biểu ngữ, đồng thanh hô “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam”. Cuộc biểu tình nổ ra trước mắt tôi một cách hết sức bất ngờ và sôi động như thế.
Những người biểu tình kéo nhau lên thềm Nhà hát lớn và thật bất ngờ, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đã xuất hiện đúng lúc. Ông là người duy nhất trong số năm vị nhân sĩ thoát được vòng vây của cảnh sát và an ninh để đến được điểm hẹn. Ông đọc diễn văn không một tờ giấy trong tay rồi cùng nhân dân hô khẩu hiệu. Hàng trăm cánh tay giơ lên. Những tiếng hô như gào thét. Nhà thơ Lưu Trọng Văn hô lớn: “Tổ quốc trên hết!”. Tiếng hô của ông được hưởng ứng nhiệt liệt... Từ đây sau những đợt hô vang, tất cả tiến xuống và đi về phía đường Lê Lợi để tuần hành. Dẫn đầu vẫn là các bạn trẻ nhưng thật oái ăm là hai chiếc hàng rào đã được giăng ra để cản bước đoàn biểu tình. Cảnh sát và nhân dân, hai bên đối mặt và những tiếng gọi Tổ quốc lại vang lên.
Một vị trong bộ đồng phục màu xanh từ phía rào cản nhảy vào định bắt bớ. Thế là có xô đẩy, giằng co... Không khí nóng lên rừng rực. Lần đầu tiên tham gia biểu tình, tôi cảm nhận được lời tâm sự trước đó của bạn tôi, họa sĩ Hồ Thanh, người từng tham gia biểu tình ở Huế thời Ngô Đình Diệm. Ông nói đại ý khi vào cuộc biểu tình, như là người ta bước vào một “chảo lửa”! Đúng vậy, chỉ cần một sự quá khích ở cả hai phía là có thể châm ngòi cho một thùng thuốc nổ. Nhẹ thì xô xát, ẩu đả, nặng thì có thể đổ máu. Nếu các cuộc biểu tình như thế diễn ra ở nhiều nơi, liên tiếp thì có thể gây ra một cuộc nội chiến. Vì thế, văn hóa biểu tình là cần thiết. Ở những xã hội dân chủ, văn minh, luật biểu tình được ban hành và quy định rất rõ ràng.
Một điều tất yếu là đã có tự do ngôn luận thì đương nhiên phải chấp nhận có biểu tình. Người dân có quyền thể hiện thái độ chính trị của mình để ủng hộ hoặc phản đối một sự kiện gì đó, một ai đó. Cũng nhờ biểu tình, nhà cầm quyền có cơ hội nhìn thấy và hiểu được thái độ và suy nghĩ của dân chúng và giữ cho cuộc biểu tình diễn ra trong trật tự. Từ thực tế này, nước ta cần sớm có luật biểu tình để giữ cho xã hội ổn định và có pháp luật.
Giữ gìn non sông
Bị cản trở bởi hai hàng rào sắt, đoàn biểu tình quay trở lại nhà hát lớn để tiếp tục hô vang các khẩu hiệu. Tôi không thể khỏi nghẹn ngào khi nghe tiếng lòng và hình ảnh của một vị cao niên, tay chống gậy, miệng dõng dạc: “Tổ quốc này là của cha ông ta để lại. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn. Ai mà bán nước là có tội với tổ tiên”. Lời thề nguyền giữ gìn non sông Việt Nam này đã được các bạn trẻ và nhân dân hưởng ứng bằng những tiếng thét: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”!
Cũng qua cuộc biểu tình này, tôi càng thêm yêu mến các bạn trẻ và càng nhớ đến cuộc phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hôm đó, tại nhà riêng của đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, sau nửa tiếng trò chuyện tôi hỏi: “Thưa Đại tướng, cái gì là quyết định của chiến thắng Điện Biên Phủ?”. Đại tướng trả lời ngay, không cần suy nghĩ: “Tuổi trẻ, sức trẻ”! Đúng vậy, chỉ có sức trẻ, tuổi trẻ mới bảo vệ được Tổ quốc, bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Đó là thông điệp tôi cảm nhận được từ sáng ngày 9.12.2012 tại Sài Gòn. Những chiến sĩ đang cầm súng ở Trường Sa kia cũng là những bạn trẻ như tôi gặp ở Sài Gòn sáng hôm đó.
"Ngay cả những bạn trẻ được điều đến để “chia cắt” cuộc biểu tình thì từ đáy lòng họ cũng cảm thấy mình đang làm điều gì đó không phải, không đúng với lương tâm mình."
Điều thứ ba tôi cảm nhận được ở sáng ngày 9.12 đó là ngay cả những bạn trẻ được điều đến để “chia cắt” cuộc biểu tình thì từ đáy lòng họ cũng cảm thấy mình đang làm điều gì đó không phải, không đúng với lương tâm mình. Tôi đã tiến đến trước hàng quân áo xanh của “thanh niên tình nguyện” và nhìn thẳng vào các bạn trẻ này. Thực lòng, tôi rất cảm tình với các bạn bởi hầu hết các gương mặt đều ánh lên vẻ hiền hòa, dễ mến. Chính vì thế mà khi ông chỉ huy của họ mặc áo sơ mi cộc tay (sau này tôi mới biết là thượng tá, Trưởng Công an quận 1 Trần Đức Tài) ra lệnh: “Chia cắt ra!”. Nghe lệnh mà các bạn trẻ này vẫn đứng yên.
Sau nhiều lần thúc giục, họ mới từ tốn tiến lên bậc thềm cao của nhà hát lớn, đứng sau đoàn biểu tình và đội quân áo xanh này vẫn không hành động gì cả. Mãi sau họ mới “chia cắt” đoàn bằng những đợt xô đẩy. Vì từ trên thềm cao, bất ngờ bị xô xuống nên vị Kiến trúc sư cao tuổi Nguyễn Trọng Huấn mới bị té bươu cả trán. Nhưng khi nghe vợ ông, họa sĩ Anh Thơ, than phiền với tôi “Anh Huấn nhà em bị té sưng cả trán đây này”, thì KTS Huấn điềm tĩnh nói: “Không hề chi, đó là bình thường thôi!”. Lúc ấy, giác quan thứ sáu của tôi cảm nhận rằng người trí thức trong con người Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn không hề giận dữ gì những người đã xô té mình. Đấy chỉ là “hoàn cảnh” của đất nước lúc này mà thôi. Tình cảm dân tộc trong con người ông đã nâng ông vượt lên hoàn cảnh. Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng bất kỳ kẻ thù xâm lược nào khi có những tâm hồn can đảm và cao cả như Kiến trúc sư Huấn.
Cuối cùng, tôi chỉ muốn nói rằng, riêng với tôi cuộc biểu tình sáng ngày 9.12.2012 là một điều bất ngờ thú vị. Nhớ lại sau ngày đất nước thống nhất, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất, tôi nhận được chỉ đạo của Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam lúc đó là ông Trần Lâm đi làm một cuộc tọa đàm thu thanh các vị đại biểu Quốc hội là trí thức miền Nam. Khó khăn lắm tôi mới tổ chức được cuộc tọa đàm đó với sự có mặt của các đại biểu Quốc hội trí thức miền Nam gồm các vị: GS Lý Chánh Trung, luật sư Nguyễn Long, các anh Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm... chỉ thiếu bà Ngô Bá Thành. Tôi sung sướng được ngắm nhìn GS Lý Chánh Trung và các gương mặt trẻ nổi tiếng xuống đường đấu tranh đòi dân chủ, chống chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu, đòi hòa bình độc lập cho Việt Nam như các anh Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm... Trong ánh đèn lung linh bên Hồ Tây tại khách sạn sang trọng nhất ở Hà Nội lúc đó, tôi đã xiết chặt tay anh Huỳnh Tấn Mẫm.
Vậy là đúng 36 năm, cũng tại thềm nhà hát lớn Sài Gòn, nơi mà gần 40 năm trước anh Huỳnh Tấn Mẫm đã từ đây dẫn đầu đoàn biểu tình của sinh viên Sài Gòn chống chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Hôm nay, tôi lại được gặp anh Mẫm đứng đầu trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Dĩ nhiên là anh Mẫm đã không nhận ra tôi, nhưng một người nổi tiếng như Huỳnh Tấn Mẫm thì bất cứ ai gặp một lần thôi cũng phải nhớ. Tôi đã nhận ra anh Mẫm không già đi bao nhiêu với cuộc đọ sức 36 năm trường, nhưng chững chạc, bề thế, phúc hậu và vẫn đẹp như xưa.
Cuộc đời cứ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Sài Gòn, Việt Nam.
Theo BBC
Theo BBC
Điều cuối cùng tôi xin nói ở đây là dù đứng trước bạo lực, cường quyền nào anh em chúng tôi cũng không nao núng, không lùi bước vì một khi đã dấn thân là chấp nhận hy sinh.
RépondreSupprimerMột người bạn đã nói với tôi nửa đùa nửa thật: "Tòa án vùng 3 chiến thuật của chính quyền Saigon lên án tử hình anh, nhưng anh coi chừng người thi hành án lại là chính quyền mà anh, bạn bè anh và biết bao người đã đổ xương máu mới có nó...".
Cả trong trường hợp như vậy tôi vẫn chấp nhận vì sự tồn vong và vận nước của Tổ Quốc VN ,vì tương lai con cháu chúng ta sau này.
Xem chi tiết bài "Tôi tiếp tục tố cáo!" (Lê Hiếu Đằng) tại Bauxite Việt Nam:
http://boxitvn.blogspot.com/2012/12/toi-tiep-tuc-to-cao.html
Trích
RépondreSupprimerTôi sung sướng được ngắm nhìn GS Lý Chánh Trung và các gương mặt trẻ nổi tiếng xuống đường đấu tranh đòi dân chủ, chống chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu, đòi hòa bình độc lập cho Việt Nam ...
Ngưng Trích
Thì bây giờ đã có biểu tình tự do chống Trung Cộng rồi! Ông Khải chưa trải qua sự đắng cay như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hay ông Nguyễn Hộ, và những người biểu tình khác gặp phải, cho nên theo ý Nguyệt tôi thì bài viết vì thế mà còn lạc quan lắm, nhưng thiếu thuyết phục người đọc. Con đường biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng còn dài và sẽ có những trả đủa khó đoán trước từ chính quyền gây ra cho người biểu tình. Lúc đó thì ông Khải sẽ có cái nhìn chín chắn hơn với lực lượng an ninh, công an. Giờ thì lạc quan sớm quá.
Trích
Một điều tất yếu là đã có tự do ngôn luận thì đương nhiên phải chấp nhận có biểu tình. Người dân có quyền thể hiện thái độ chính trị của mình để ủng hộ hoặc phản đối một sự kiện gì đó, một ai đó.
Ngưng trích
Hơn 37 năm mà hôm nay đòi hỏi điều này thì muộn màng rồi. Buồn cho đất nước có những người ngủ yên trong chăn đến thế. 700 báo đài là của ai, thưa ông Khải?
Tam huyet cua giới tri thuc Viet Nam yeu nuoc that dang cho chung ta suy ngam !
RépondreSupprimerQuả thật tôi không biết phải nghĩ gì về bài viết này .
RépondreSupprimer"Họ" là ai vậy, thưa ông Lê Phú Khải ? Nếu biểu tình chống Trung Quốc mà "họ" đàn áp thì "họ" thật sự là ai ? Và biểu tình yêu nước mà "họ" cũng đàn áp, thì câu hỏi được lập lại, thật ra "họ" đây thật sự là ai ?
Học từ Nguyễn Thế Kỷ đễ bào chữa cho "họ" của ông Lê Phú Khải, chắc "họ" không cố ý đàn áp, chỉ vô tình thôi . "Họ" như thế làm sao mà chủ ý đàn áp dân được, phải không ?
Tại sao nước Việt sẽ rơi vào tay Trung Quốc, vì "họ" và những người sợ phạm húy xung quanh chúng ta .
Ông Khải kể chuyện dông dài về những việc làm tại miền Nam trước 1975 một cách phấn khích lắm, tự hào lắm. Thế nhưng ông Khải lại không DÁM nói ra "họ" là ai trong bài viết của mình thì bạn có thể hiểu rõ một phần nào cái "bản lãnh, cái can đảm" đối đầu của ông Khải với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 là có thật sự đúng như ông Khải viết không?
SupprimerCũng dễ hiểu thôi, cơm áo gạo tiền việc làm ràng buộc người ta không thật với lòng mình, làm người ta HÈN.
Muốn thấy cái dũng của người tranh đấu hiện nay thì ông Khải nhìn đâu xa. Qua những cái gương dũng cảm của phụ nữ mà ông Khải là đàn ông mà không bằng họ như Phạm Thị Thanh Nghiêng, Tạ Phong Tần, Bùi Hằng, Huỳnh Thục Vy...
Thế cho nên Nguyệt tôi đã nói bài viết của ông Khải thiếu thuyết phục, còn lạc quan về thể chế mà ông ta ngày xưa đấu tranh gầy dựng hay tiếp sức. Nay thì đã rõ.
Ông Khải có lẽ KHÔNG thấy, KHÔNG biết cái đạp vào mặt như biểu tình viên Nguyễn Chí Đức, bị lột quần áo trần truồng sĩ nhục như Phan Trọng Khang, bị bắt đi "cải tạo" vô lý 5 tháng như bà Bùi Hằng, bị vu oan 2 bao cao su rồi tống giam 7 năm như ts Cù Huy Hà Vũ, bị kết án 12 năm như ông Điếu Cày vì tội cầm đầu hay có ảnh hưởng đám đông tập hơp chống Trung Cộng, 10 năm tù như bà Tạ Phong Tần, bị giam tù như Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, dân oan nằm la liệt ở mọi miền đất nước, cụ bà Lê Hiền Đức hơn 80 tuổi còn lận đận vì dân oan, xã hội tham nhũng hết thuốc trị, công an lạm dụng quyền lực đánh chết người xảy ra nhan nhản.
RépondreSupprimerViệt Nam: Báo động đỏ!
1- Nhận dạng lích sử tội ác của đảng cộng sản Trung Hoa
http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/22648-nhn-dng-lch-s-ti-ac-ca-ng-cng-sn-trung-hoa#comment-2982
2- Lưỡi bò và tình trạng hết sức nguy kịch của Việt Nam
http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/22442-li-bo-va-tinh-trng-ht-sc-nguy-kch-ca-nhan-dan-vit-nam
"Họ" thì huỵch toec luôn là TQ và chính quyền đang cai trị đất nước này. Đằng nào mình cũng bày tỏ quan điểm trái với Họ. Nếu Họ bắt giết thì có chết cũng xứng danh, nửa vời chỉ làm cho mình hèn thêm.
RépondreSupprimerSau 40 năm, bác Huỳnh Tấn Mẫm lại phải xuống đường biểu tình... Thật đáng buồn! - Sự trớ trêu của lịch sử!
RépondreSupprimer"Tôi đã tiến đến trước hàng quân áo xanh của “thanh niên tình nguyện” và nhìn thẳng vào các bạn trẻ này. Thực lòng, tôi rất cảm tình với các bạn bởi hầu hết các gương mặt đều ánh lên vẻ hiền hòa, dễ mến. Chính vì thế mà khi ông chỉ huy của họ mặc áo sơ mi cộc tay (sau này tôi mới biết là thượng tá, Trưởng Công an quận 1 Trần Đức Tài) ra lệnh: “Chia cắt ra!”. Nghe lệnh mà các bạn trẻ này vẫn đứng yên." hết trích.
RépondreSupprimerXin lỗi đồng nghiệp về điều này đồng nghiệp nói có vẻ là ..."hy vọng" nhiều hơn sự thật. Sự thật là cái đám này là một bọn ngu muội, không biết được phải trái, chỉ biết theo lệnh cấp trên đàn áp chính đồng bào mình, mà đó là những người đã cao tuổi, chân đi không vững, những nhân sĩ trí thức có tên tuổi, chúng không thể không biết. Đó chỉ có thể là một bọn không có lương tâm, vô văn hóa. Nếu dùng từ dân dã thì đó là bọn mất dạy, khốn nạn ( mà tôi không cần biết đó có phải là thanh niên tình nguyện hay công an giả dạng hay côn đồ, xin lỗi : như nhau cả thôi)
Dùng từ đúng nhất để chỉ thẳng đúng tên bọn chúng là: ĐỒ BÁN NƯỚC.
Nhận dạng lịch sử tội ác của đảng cộng sản Trung Hoa
RépondreSupprimerhttp://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/22648
Tây Tạng, những ngọn đuốc sống!
http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/22325-tay-tng-nhng-ngn-uc-sng-vit-nam-bao-nhieu-ngi-na-s-t-t-sng-minh
Lưỡi bò và tình trạng hết sức nguy khịch của người Việt Nam
http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/22442-li-bo-va-tinh-trng-ht-sc-nguy-kch-ca-nhan-dan-vit-nam
Tổ quốc nào? Lá cờ nào?
http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/22645-t-quc-nao-la-c-nao
Riêng bản thân, tôi thấy tôi hèn trước bạo lực, cường quyền hiện nay.
RépondreSupprimerNgày trước, khi còn chưa 12 tuổi, tôi đã tham gia vào các cuộc biểu tình trước Hạ viện cũ nay là nhà hát lớn, ký ức còn in đậm trong cuộc biểu tình: "Ký giả ăn mày". Nay thì tôi đã hèn khi nhìn trước hành động đàn áp biểu tình của nhà cầm quyền. Tôi nhận thấy quá hèn khi không dám dấn bước, hy sinh như phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng. Tôi cảm thấy có lỗi và tư kết án mình "Hèn". Nhưng hãy ghi nhận một điều, trong thâm tâm, tôi sẳn sàng làm hết mình một khi có thể
Rất đáng ghi nhận, một khi có tấm lòng ngay thẳng và chân thành.
SupprimerHãy làm gì cho đất nước khi mình có thể.
"...trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên..."
RépondreSupprimer"...nếu trường đại học nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy – phòng quản lý sinh viên của trường Đại học đó. Nếu để cho công an thành phố Hà Nội hoặc v..v… người ta giữ sinh viên của mình, người ta điện mời thầy nọ mời thầy kia, ở trường nọ ở trường kia đến nhận sinh viên của mình thì đấy là khuyết điểm của chúng ta..."
Chi tiết nội dung (bao gồm cả phần ghi âm) Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông cho các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội:
http://anhbasam.wordpress.com/2012/12/19/1481-dai-ta-tran-dang-thanh-giang-ve-bien-dong-cho-lanh-dao-cac-truong-dai-hoc/