Rồi ông phải trốn vào Nam như gần một triệu đồng bào khác.
Phạm Duy Việt Minh |
Sài Gòn là đất lành để ông phóng tài năng của ông lên đỉnh cao. Nhưng Sài Gòn của những năm chiến tranh khốc liệt và rối loạn cũng làm cho ông mất phương hướng. Với nhiều người, ông đã chết như thế nào. Với nhiều người, ông còn đó nỗi buồn...
Rồi cộng sản vào đến Sài Gòn, ông không còn đất sống ở Việt Nam. Ông trốn sang nước Mỹ như hàng triệu đồng bào khác.
Về cuối đời, thấy không còn phải trốn ai nữa, ông trở lại quê hương.
Bây giờ ông vĩnh viễn nằm vào lòng đất mẹ. Không còn ai có thể xua đuổi ông được nữa.
Việt Nam, Việt Nam, mẹ đã giữ chặt ông vào lòng, đứa con tài hoa của mẹ.
HNC
Lịch sử sẽ phán xét ông!
RépondreSupprimerDù sao đi nữa, xin vẫn chia xẻ nỗi buồn quá lớn về sự mất mát người thân của gia đình họ Phạm!
Em cứ băn khoăn không biết bác Chênh có nhầm ảnh của Trịnh Công Sơn không đấy?
SupprimerCông tâm mà nói nhạc sĩ (ns) Phạm Duy là một nhạc sĩ lớn, gia tài âm nhạc ông để lại đồ sộ cả về lượng và về chất, đến nỗi có người đề nghị nếu sau này VN hậu Cộng sản có tự do dân chủ thật sự, thì bài hát "Việt Nam, Việt Nam" của ông nên được chọn là quốc ca của VN. Chúc ông yên nghỉ nơi vĩnh hằng với ca sĩ Thái Hằng, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và con trai ông là ca sĩ Duy Quang.
RépondreSupprimerĐối với nhiều người Cộng sản thì ns Phạm Duy đã chết từ lúc ông bỏ Việt Minh về thành. Đối với người Việt chống Cộng thì ns Phạm Duy đã từ trần từ năm 2005 lúc ông chính thức về VN ở luôn.
2 giả thuyết được đặt ra với sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy.
- Nếu như Phạm Duy không bỏ Việt Minh và ở lại miền Bắc sau năm 1954 thì với chế đó Cộng sản độc tài độc đoán ở miền Bác XHCN không có tự đó ngôn luận, không được tự đó sáng tác thì chả ai biết Phạm Duy là ai vì ông chắc chắn sẽ không có tự đó mà sáng tác nhạc theo ý thích mình thì làm gì có gia tài âm nhạc đồ sộ nhờ ông sống ở miền Nam VNCH. Cái gương của Hữu Loan, Văn Cao ở lại miền Bắc 1954 con sờ sờ ra đó, Hữu Loan thì chỉ có 1 bài thơ Màu Tím Hoa Sim, còn Văn Cao thì chẳng có tới 15 bài nhạc, Huy Cận hay Xuân Diệu thì chỉ có thơ cách mạng khô khan khó nuốt đấu tranh giải cấp sắt máu vì sợ phạm cái tội có tư tưởng tiểu tư sản trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ ...
- Nếu năm 1975, ns Phạm Duy không đi tản qua Mỹ thì có lẽ gia tài âm nhạc của ông chỉ còn 1/2 như hiện nay, và số phận ông cũng sẽ như những nhạc sĩ khác của VNCH bị ket lại VN sau 30/4/1975 hay vượt biên sau đó và không thích bi Cộng sản gò bó kiểm soát sự tự đó sáng tác, họ bất hợp tác với chế độ như ns Trúc Phuơng, ns Trần Thiện Thanh, ns Vinh Sử, ns Xuân Tiên và ns Phạm Thế Mỹ, ns Nguyễn Anh 9, ns Đồ Lễ v.v...
Công tâm mà nói, tôn trọng sự thật lịch sử mà nói thì ns Phạm Duy nên biết ơn chế độ VNCH dù còn 1 số khuyết điểm sai lầm, nhưng chế độ đó cho ông tự đó sáng tác nhạc theo ý của ông mà không bị đảng phái chánh trị nào kể cả chánh quyền VNCH kiểm duyệt thọc gậy vào bánh xe sáng tác âm nhạc của ông.
Xin cầu cho ông sớm siêu thoát."Những gí sẽ đem theo vào cõi chết"hy vọng ông sẽ nhớ đem theo.
RépondreSupprimerChỉ ít dòng nhẹ nhàng nhưng đọc xong muốn khóc.
RépondreSupprimer:"Nghìn trùng xa cách người đả đi rồi ,còn gì đâu nửa mà khóc với cười"xin cám ơn Phạm Duy đả để lại cho đời nhửng nhạc thơ bất tử,người VN sẻ mả mải nhớ ông.1 mất mát quá lớn cho nền âm nhạc nước nhà ..Bây giờ ông không còn phải chạy đi đâu nửa rồi ,ông hảy yên nghỉ thanh thản sau 93 năm "khóc cười với vận nước nổi trôi"|
RépondreSupprimerbác này chắc rời VN lâu quá rồi :P
Supprimer" Hôm qua tôi đến nhà em,
RépondreSupprimerCây đàn còn đó mà em đâu rồi,
Bông hoa như muốn nói cười ,
Người tiên tặng đóa hoa đời xinh xinh ..."
Tưởng nhớ Nhạc sỹ Phạm Duy , một chút ký ức thời lãng mạn .
Cầu mong cho ông an nghĩ ở cõi vĩnh hằng
Nhạc sỹ tài hoa Phạm Duy !
RépondreSupprimerTôi luôn kính phục và yêu ông !
..."Rồi ông phải trốn vào Nam như gần một triệu đồng bào khác."...
RépondreSupprimer.... "Ông trốn sang nước Mỹ như hàng triệu đồng bào khác." ...
Dùng chữ "trốn", tác giả đã hoăc vô tình, hoặc cố ý lộ rõ cái nhìn chủ quan và sai lầm của mình.
Khác gì nói: Ta là lẽ phải, trái với ta là sai hết!
Ông không trốn thì ông sao? Ông đi hiên ngang à? Ông phải lẻn cộng sản mà đi đó chứ, nếu không đã bị bắt lại rồi
SupprimerBạn Nôbita không hiểu ý tôi rồi.
SupprimerTôi muốn nói đến phần sau, khi tác giả áp đặt chữ TRỐN cho gần 1 triệu người di cư năm 54 và hàng triệu người khác năm 75 và sau đó.
Theo tôi, lý luận như vậy, nói nhẹ là gượng ép,chủ quan, khái quát hóa; nói nặng là quy kết, chụp mũ.
Dù nhẹ hay nặng, tôi vẫn không trông đợi kiểu suy diễn này nơi một người tôi cho là có uy tín như tác giả bài viết.
" Thế rồi cuộc đời là ,những chuyện tình chia xa , đi lạc vào những phía không đường về.......
RépondreSupprimerHỡi người tình xa xăm ,có buồn ra mà ngắm, con đường thảnh thơi nằm, nghe chuyện tình quanh năm ".
Xin tiễn biệt nhạc sĩ PD một thiên tài âm nhạc VN . Những bản nhạc tình buồn của ông luôn làm cho tôi xúc động....Buồn
PD là cả 1 khu rừng âm nhạc, TCS là 1 mảnh vườn trong đó!
RépondreSupprimerChiều nay nghe bài phỏng vấn của RFI với nhà thơ Đỗ Trung Quân về nhạc sĩ Phạp Duy, sau đó nghe bài : Nghìn Trùng Xa Cách của ông, nước mắt tôi rơi lã chã.
RépondreSupprimerMột cuộc đời thăng trầm, tài hoa đã để một di sản âm nhạc cho dân tộc VN. Đọc bài của Huỳnh Ngọc Chênh, càng sót xa cho một kiếp người mà người đó cũng là hình ảnh của biết bao người VN vẫn đang khắc khoải, đã chạy trốn hoặc đang chạy trốn( thậm trí chạy trốn chính cả bản thân) ở trong và ngoài nước. Nhưng Tôi tin Phạm Duy không chạy trốn chính mình.
Tôi nhớ đến một câu nói: Có căng thẳng như một sợi dây đàn, mới tạo được những âm thanh kỳ điệu. Phải chăng đó là ÔNG.
Phạm Duy là một con người tài hoa, ông đã cống hiến hết mình và góp phần xây dựng nền văn hóa Việt rất lớn. Phạm Duy xứng đáng là một tượng đài bất tử của nền âm nhạc Việt thế kỷ XX. Điều đáng nói hơn, Phạm Duy đã sống hết mình, chơi hết mình, hát hết mình. Có mấy người được như ông?
RépondreSupprimerNgười ta nhân danh đủ thứ để lên án ông, chửi rủa ông, phỉ nhổ ông, khinh bỉ ông. Nhưng xin hỏi có mấy người dám sống như ông và đã sống được như ông?
Hãy im lặng, nghiêng mình và cúi đầu trước ông. Bởi ông là một thiên tài.
Ba trăm năm nữa chưa hẳn đã xuất hiện được một con người như Phạm Duy. Hãy khép miệng và lắng tai nghe những giai điệu dặt dìu, nhưng khúc ca ông còn để lại cho đời là hành động khôn ngoan và có văn hóa nhất.
Ông là nhạc sĩ tài năng của dân tộc Việt nam. Điều đặc biệt là ông đã biết cách chọn sống trong môi trường chính trị xã hội nào để phát huy hết tài năng của mình cống hiến cho nền văn hóa,nghệ thuật của Việt nam. Cầu mong cho linh hồn ông sớm siêu thoát.
RépondreSupprimerNhạc sĩ Hoàng Hiệp ra đi rồi lại đến Ông Phạm Duy. Những bài ca ở lại đến muôn đời trong lòng người Việt Nam. Xin tạ ơn các Ông đã cho chúng con thăng hoa cùng âm nhạc để yêu hơn đất nước mình, nòi giống mình .
RépondreSupprimerViệt Nam, Việt Nam, mẹ đã giữ chặt ông vào lòng, đứa con tài hoa của mẹ.
RépondreSupprimerBao nhiêu chục triệu người VN hy sinh oan uổng cho các cuộc kháng chiến chống Pháp , Mỹ do đảng CSVN phát động thực chất là phục vụ cho chủ nghĩa "quốc tế đại đồng " ngu xuẩn, muốn nhuốm đỏ cả thế giới của CS quốc tế chứ không phục vụ cho lợi ích dân tộc. Bao nhiêu nước xung quanh không cần có chủ nghĩa CS thổ tả cũng dành được độc lập và phát triển kinh tế . Bao nhiêu người theo Việt Minh kháng chiến , nhưng sau khi thấy rõ được Bộ mặt thật của con quỷ dữ , tất cả đều trốn chạy CS như trốn chạy bệnh dịch hạch ..Phạm Duy cũng thế . Phạm Duy không trốn chạy bản thân , trốn chạy cực khổ , Phạm chỉ trốn chạy CS . Năm 1975 Phạm Duy ở lại SG thì có lẽ cũng chết trong tù rồi chứ đừng nói viết nhạc
RépondreSupprimer@ Dân : Anh nói lịch sử sẽ phán xét PD là phán xét cái gì ?
Trần Mạnh Hảo viết tụng ca Phạm Duy, bởi ông thấm nhạc PD “từ lúc nằm nôi”.
RépondreSupprimerTôi cũng khoái nhạc PD, cũng như con người PD. Bởi con người PD rất NHÂN BẢN, có cái hay cái dở, cái thanh cao cái tục tằn, nghĩa là RẤT NGƯỜI, khiến mình thấy thân quen, dễ lại gần tiếp xúc …
Vâng tôi đã lại gần ông thật dễ dàng, ông cũng tiến lại gần tôi và hai bác cháu tâm tình đủ thứ khi có dịp tốt. Tôi chả cần xu nịnh ông và thực ra ông cũng chả thèm nghe thêm lời tán dương, bởi chính ông biết mình là ai từ khuya.
Tôi khoái “vặn vẹo” ông về những gì tôi còn théc méc, chưa rõ về ông, để được nghe ông giải thích ra sao ? Cái nào “vừa tai” mình, thì OK; cái nào chưa, thì hỏi lại, hay cứ để đó chẵng đi đâu mà vội.
Cũng bởi “vạn vật tương đối”. Có khi thế này thế khác, mà mình đứng yên một chỗ, trong khi dòng đời cứ chảy ào ào như nước qua cầu !
Chưa kể có khi “cứ như anh mù sờ voi” một lũ ; hay “một đoàn thằng ngọng đứng mà trông”, rồi khoái chí vỗ tay bảo nhau rằng: “ấy cái (ch)uông” !
Kháng chiến chống Pháp, mà cũng có người cho rằng hổng cần thiết !? Bởi rồi ra cũng có độc lập tự ro bla bla bla
Chiến tranh VN cũng cãi nhau qua cái vụ vạch mặt đặt tên cho chính xác ! Ý thức hệ ? nội chiến ? xâm lược ?
Với tôi cứ tha hồ mà bận rộn với cái tên, bởi nó chả thay đổi được nội dung, là người chết như rạ, tan hoang cửa nhà … nói chung phí phạm nhân vật lực, tàn phá thiên nhiên thật khủng khiếp. Một cuộc chiến tranh phi nhân, không cần thiết cho dân Việt, bởi đúng như Nguyễn Duy từng than thở trong hai câu thơ cuối của bài thơ sáu câu Đá Ơi, là TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH. PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI !
Riêng Phạm Duy đã cực tả sự bại trận ấy bằng thiên tài âm nhạc riêng mình, qua thật nhiều, các bản nhạc làm xúc động lòng người, kể ra không hết ở đây.
Từ một bà mẹ quê, cả đời chỉ biết cuốc đất trồng khoa, rồi nghe tin xóm làng kêu gào, báo tin giặc đã chặt đầu con bà, rồi bà lặng lẽ mang khăn đi gói đầu con về chôn !
Nhạc phổ thơ với ngày mai đi nhận xác chồng, bâng khuâng để thấy mình không là mình …
Hay từ anh thương binh ngày về đã cụt chân, hoặc “hòm gỗ cài hoa”, hay tật nguyền chai đá bên người yêu dạo phố mùa xuân ….
Độc đáo là “nhưng không chết người trai khói lửa, mà chết người em gái hậu phương” ! PD đã hãnh diễn tâm sự với tôi: Anh xem bài này có thể biến thành một tiểu phẩm nhạc kịch đấy nhé. Lúc nhẹ nhàng (nàng có ba người anh đi bộ đội, những em nàng có em chưa biết nói … tôi người chiến binh, yêu nàng như tình yêu em gái); rồi hùng hồn (tôi từ đơn vị về, đôi giầy đinh bết bùn bụi, cưới nhau song là đi), lúc bi tráng (ko chết người trai khói lửa mà chết người em gái hậu phương), và da diết (áo anh sứt chỉ đường tà, vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu) !
Ông già thật siêu đẳng, nghe “Áo anh sứt chỉ đường tà” của ổng quả là ăn đứt các tác phẩm phổ nhạc bài thơ nổi tiếng của Hữu Loan “Những đồi hoa sim” !
Sau này ổng còn pha trộn đậm nét mầu sắc chính trị vào một số bài thơ của Hoàng Cầm rút ra từ thi tập Đường Về Kinh Bắc, khiến Hoàng Cầm rét quá, la oái oái. Ở ngoài này ổng cười khà khà mà rằng: Very sorry, sẽ thết một chầu thịt chó khi gặp lại ! Nói thế chứ Hoàng Cầm sau này “được mùa”, xuất bản thi tập trên, bèn trân trọng viết tặng PD, rồi nhờ nhà phê bình Đặng Tiến có dịp cầm tay hay gửi qua Mỹ cho PD.
Khi tôi viết tiểu luận về các bài nhạc phổ thơ PD (bằng khoảng một phần ba gia tài âm nhạc đồ sộ của PD), thì PD ưu ái gửi tặng tôi, kèm theo một số băng cassette một vài bài hát phổ thơ do con cái của ông hát.
“Nhân vô thập toàn”, có lúc Phạm Duy Cẩn phải là Phạm Duy … Tiến, bởi ông luôn là cái đầu tầu kéo theo một bầu đoàn thê tử, quá đông đảo, trong những lúc thăng trầm cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của chính ông với vận nước nổi trôi. Phạm Duy từng hãnh diện tâm tình với tôi, ông là người duy nhất trong giới văn nghệ sĩ hải ngoại đã sống chết với âm nhạc.
Kết,
NÓI VỀ PHẠM DUY
NGÀN LỜI VẪN THIẾU,
MỘT LỜI CŨNG VẪN DƯ !
Lại Mạnh Cường