12/05/2013

NƯỚC MỸ VÀ VẤN ĐỀ HÒA GIẢI DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM


Dinh Kim Hang Pham
Mấy ngày gần đây, trên báo chí xôn xao việc ông Hoàng Duy Hùng, một lãnh đạo chống cộng ở hải ngoại đã về Việt Nam và phát biểu trên báo chí lề phải về vấn đề hòa giải dân tộc. Điều này làm nhớ lại cách đây khoảng 10 năm, có hai nhân vật nổi tiếng ở hải ngoại cũng trở về Việt Nam và cũng gây đình đám, đó là Thiền sư Nhất Hạnh và cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Cả hai vị này lúc đó đều kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc. Trong những lần về nước của các nhân vật này  đều xuất hiện  những lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc từ cả hai phía: chính quyền trong nước (tạm gọi là Việt cộng) và cộng đồng người Việt hải ngoại (tạm gọi là Việt kiều).

Có một điều trùng hợp là, cả hai lần trở về này đều diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán để gia nhập các tổ chức quốc tế, WTO - ở lần trước và TPP ở lần này. Và một điều trùng hợp nữa là đối tượng đàm phán chủ yếu của cả hai lần gia nhập, đều là nước Mỹ. Vậy nước Mỹ có liên quan gì đến việc trở về của các nhân vật nói trên và những lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc? Có thể sự gán ghép trên là khiên cưỡng nhưng cũng thử phân tích xem có sự liên quan nào giữa việc đàm phán với Mỹ (trong việc gia nhập WTO và TPP) và sự kêu gọi hòa giải dân tộc của cả hai phía, chính quyền Việt Nam và cộng đồng hải ngoại hay không.
Trong bài phỏng vấn của BBC nói về quan hệ Việt-Mỹ ngày 26-4-2010, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đã kể rằng ông ta đã dành nhiều thời gian trong cuộc đời ông ta để giải quyết các vấn đề: quan hệ giữa hai quốc gia, bảo vệ những người Việt từng cùng chiến đấu với Mỹ và tìm cách làm cho những người Việt ở hải ngoại tái lập quan hệ với chính quyền trong nước.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/04/100426_us_viet_senator_webb.shtml)
Về vấn đề quan hệ Việt-Mỹ: Ông Jim Webb là Thượng nghị sĩ phụ trách về Đông Nam Á thì lo giải quyết vấn đề thì phải rồi, không cần bàn cãi. Vấn đề thứ hai, là bảo vệ những người Việt Nam đã từng tham gia chiến đấu với Mỹ chống lại cộng sản cũng là vì để bảo vệ danh dự cho nước Mỹ và là trách nhiệm của một cường quốc như Mỹ. Nếu không thì Mỹ sẽ bị mang tiếng là bỏ rơi đồng minh, vắt chanh bỏ vỏ và sẽ khó mà thuyết phục các đồng minh hiện tại được. Hai điều này đều có thể thấy được và cũng dễ hiểu vì thấy rõ ràng lợi ích của Mỹ ở trong đó.
Thế còn vấn đề hàn gắn giữa người Việt hải ngoại (Việt kiều) và chính quyền Việt Nam (Việt cộng) thì sao? Tại sao người Mỹ phải làm công việc hòa giải dân tộc Việt Nam trong khi việc này đáng lẽ là phải để giữa người Việt Nam làm với nhau.
Trong bài  "Việt - Mỹ có đi đến đối tác chiến lược?" trên báo điện tử Vietnamnet ngày 30/4/13, (nguồn: http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/119015/viet---my-co-di-den-doi-tac-chien-luoc-.html), giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng có đề cập đến ba khía cạnh lợi ích trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, đó là: Lợi ích chiến lược, lợi ích kinh tế và lợi ích giá trị. Trong ba cái đó thì vấn đề dân chủ, nhân quyền thuộc về lợi ích giá trị.
Vậy còn vấn đề hòa hợp, hòa giải giữa Việt kiều và Việt cộng thì nằm ở đâu? Nếu nó không quan trọng đối với Mỹ thì sao vị Thượng nghị sĩ Jim Webb lại tốn công sức thời gian đi làm việc này vậy? Hay là do tại ông ấy có vợ là người Việt (bà Hong Le) nên muốn giúp dân tộc của vợ mình.

Người Mỹ vốn dĩ thực dụng và công tư phân minh nên sẽ không bao giờ làm việc công vì chuyện riêng hay làm những việc mà không mang lại lợi ích cho mình. Như vậy, vấn đề hòa giải giữa Việt cộng và Việt kiều mang lại cho Mỹ lợi ích gì, nó thuộc về lợi ích chiến lược, lợi ích kinh tế hay lợi ích giá trị.
Trong chiến lược của Mỹ ở Châu Á, thì việc khống chế Trung Quốc về kinh tế và quân sự là vấn đề trọng tâm. Muốn ảnh hưởng mạnh lên Châu Á và khống chế Trung Quốc thì Mỹ nhận thấy là cần phải xây dựng quan hệ đồng minh với các quốc gia Châu Á ở các mức độ cao thấp khác nhau tùy theo vị trí địa chiến lược.
Việt Nam có một vị trí địa chính trị, địa chiến lược cực kỳ quan trọng ở vùng Đông Á khi mà lãnh thổ giáp với lãnh thổ Trung Quốc và bờ biển thì giáp với Biển Đông, một cửa ngõ yết hầu của Trung Quốc và cả vùng Đông Bắc Á. Cho nên điều cần thiết của Mỹ nếu muốn kềm chế Trung Quốc là phải xây dựng mối quan hệ đồng minh với Việt Nam. Muốn Việt Nam trở thành đồng minh lâu dài, căn cơ thì Việt Nam phải đi theo con đường dân chủ và trở nên giàu mạnh để thoát khỏi gọng kềm của Trung Quốc. Để Việt Nam nhanh chóng trở nên dân chủ và thịnh vượng thì cộng đồng Việt Kiều phải tham gia vào quá trình kiến thiết đất nước. Bằng nguồn nhân lực và tài chính của mình, Việt kiều sẽ đưa được Việt Nam nhanh chóng trở thành quốc gia tiến bộ, phát triển. Muốn vậy thì phải hòa giải giữa Việt kiều và Việt cộng.
Ở đây, ta xem xét ba nhân tố chính: Mỹ, Việt cộng và Việt kiều. Ba nhân tố này đang hướng tới điều gì.
Mỹ muốn thấy một nước Việt Nam:
- Trở thành đồng minh của Mỹ về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự
-  Đi theo con đường dân chủ, tự do và từ bỏ con đường cộng sản.
- Có nền kinh tế thị trường tự do
- Ít chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Trong những điều trên thì việc trở thành đồng minh của Mỹ là mục tiêu chính còn những điều kia là điều kiện cần và đủ cho mục tiêu chính đó. Đối với Mỹ, việc trở thành đồng minh của Mỹ và ít bị ảnh hưởng của Trung Quốc là lợi ích chiến lược, đi theo nền kinh tế thị trường tự do là lợi ích kinh tế còn vấn đề dân chủ, nhân quyền thuộc về lợi ích giá trị.
Còn phía Việt kiều, ngoài những mong muốn tương tự như trên còn muốn phía Việt cộng phải:
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của quốc gia nhất là đối với Trung Quốc.
- Không coi Việt kiều là thù địch, chấm dứt các hoạt động chống phá, chia rẽ cộng đồng người Việt hải ngoại
- Tiến hành các hành động hòa giải thực sự như: xóa bỏ hận thù, thừa nhận chính thể Việt Nam Cộng Hòa, đánh giá lại lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1975 nhất là cuộc chiến Nam-Bắc 1954-1975, không quá đề cao ngày 30-4-1975 như là một chiến thắng mà nên coi ngày này là ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước.
- Thừa nhận sai lầm trong các chính sách cải tạo quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, cải tạo tư sản, tịch thu nhà cửa đất đai, sự kiện thuyền nhân vượt biên…
- Đối xử bình đẳng với Việt kiều khi về làm ăn, thăm quê hương, gia đình, làm từ thiện, công tác xã hội, hoạt động tôn giáo.
- Cải thiện đời sống người trong nước.
- Chống tham nhũng.
Các đòi hỏi này là quan trọng đối với Việt kiều và cả Việt cộng nhưng đối với Mỹ thì hầu như chẳng có giá trị gì và không nằm trong các lợi ích của Mỹ.
Việt cộng thì muốn:
- Duy trì quyền lực của Đảng CSVN hoặc ít nhất là của phe nhóm trên đất nước Việt Nam.
- Hội nhập kinh tế quốc tế như gia nhập AFTA, WTO, sắp tới là TPP.
- Phát triển kinh tế đất nước, qua đó làm giàu cho bản thân và phe nhóm.
- Trở thành đồng minh của Mỹ để không bị Trung Quốc o ép và để phát triển kinh tế nhưng không muốn phát triển dân chủ thực thụ.
- Ảnh hưởng mạnh lên cộng đồng Việt kiều, qua đó tác động lên chính sách của Mỹ đối với Việt Nam.
- Lợi dụng nguồn lực của Việt kiều về: tài chính, chất xám, mối liên hệ của Việt kiều với các chính phủ Mỹ và phương Tây
- Không muốn chia sẻ quyền lực với Việt kiều.
- Giữ mối quan hệ tốt với Trung Quốc.
Trong mối quan hệ giữa Mỹ và Việt kiều thì:
- Mỹ muốn Việt kiều đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa Việt Nam trở nên dân chủ và thịnh vượng. Vì Việt kiều đã được hấp thụ tư tưởng tự do, dân chủ kiểu Mỹ vài chục năm nay cộng với việc đang sở hữu nguồn lực tài chánh dồi dào và nguồn nhân lực trình độ cao. Cho nên Mỹ muốn đưa Việt kiều về hợp tác với Việt cộng để dùng nguồn lực (gồm tài chính và nhân lực) của Việt kiều phát triển đất nước Việt Nam theo hướng trở thành đồng minh của Mỹ.
- Việt kiều thì muốn dùng lá phiếu bầu cử của mình để đòi hỏi chính phủ Mỹ thúc đẩy tiến trình dân chủ cho Việt Nam. Những thành phần tinh hoa của Việt kiều cũng đã chen chân được vào các cơ quan hàng đầu của Mỹ nên cũng đã bắt đầu có tiếng nói quan trọng trong việc ban hành chính sách đối ngoại của Mỹ.
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy: Khi  đàm phán gia nhập WTO, để cho Mỹ chấp thuận việc gia nhập, Việt cộng đã sử dụng chiêu thức "Hòa hợp, hòa giải" để trình diễn cho Chính phủ và Quốc hội Mỹ bằng sự kiện trở về Việt Nam của hai nhân vật nổi tiếng là Thiền sư Nhất Hạnh và cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Sự trở về của hai vị này kèm theo các lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc từ hai phía đã tạo được niềm tin cho Chính phủ và Quốc hội Mỹ rằng tiến trình chuyển hóa Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ, tiến bộ đang diễn tiến tích cực. Và tương lai không xa thì Việt Nam sẽ trở thành đồng minh của Mỹ. Cho dù lúc đó Việt Nam chưa thật sự tiến bộ về dân chủ, nhân quyền nhưng với cách nhìn lạc quan về lợi ích chiến lược mà Mỹ sẽ nhận được nên tấm vé vào WTO đã được trao cho Việt Nam.
Ban đầu, để đền ơn Thiền sư Nhất Hạnh, Việt cộng đã để cho Thiền sư xây dựng mở rộng chùa Bát Nhã (Lâm Đồng) để chiêu tập hơn 400 tăng ni sinh về tu tập theo Pháp môn Làng Mai. Còn với tướng Kỳ thì dành cho ông một vài thương vụ môi giới đầu tư và cô Kỳ Duyên thì mở được quán cà phê MGM sang trọng nhất nhì Sài Gòn.
Tuy nhiên, sau khi Việt Nam đã vào được WTO thì các vụ bắt bớ, đàn áp các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền lại tiếp tục diễn ra. Đối với Thiền sư Nhất Hạnh và tướng Nguyễn Cao Kỳ thì sau khi hạ màn hòa hợp, hòa giải dân tộc, tự do tôn giáo thì 400 tăng ni sinh Làng Mai ở chùa Bát Nhã bị giải tán không thương tiếc và quán cà phê MGM nổi tiếng cao cấp cũng bị đóng cửa.
Với sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, cộng với sức ép về kinh tế khi Việt Nam thì việc cải thiện quan hệ Việt - Mỹ ngày càng cấp thiết. Để làm điều này thì Việt cộng phải nhượng bộ Mỹ một hay nhiều các lợi ích chiến lược, kinh tế hay giá trị.
Tuy nhiên, việc tiến bộ trong vấn đề nhân quyền, dân chủ đòi hỏi phải có thời gian nhưng vấn đề trở thành đồng minh của nhau để đối phó với Trung Quốc là đòi hỏi cấp thiết.
Như vậy để nâng cấp mối quan hệ Việt - Mỹ thì hai phía Việt - Mỹ đã thực hiện:
- Về chiến lược: hợp tác quân sự, chia sẻ quan điểm tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, mở cửa cảng Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ, Mỹ bán vũ khí, vệ tinh cho Việt Nam…
- Về kinh tế: tăng đầu tư, thương mại giữa hai nước, Mỹ chấp nhận cho Việt Nam vào WTO dù Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường
- Về văn hóa, giáo dục: tăng số sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ, mở rộng chương trình Fulbright, góc Hoa Kỳ và các dự án của USAid.
- Về lợi ích giá trị: Mỹ chấp nhận mức độ tương đối (về dân chủ, nhân quyền) trong khi chưa đẩy nhanh vấn đề này ngay được. Còn Việt cộng vẫn không muốn nhượng bộ thực sự hoặc chỉ làm hình thức như công nhận hôn nhân đồng tính. Họ vẫn tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và các blogger.
Với cách thức "bù qua sớt lại" như trên thì lợi ích tổng thể của Mỹ trong mối bang giao Việt - Mỹ vẫn được bảo đảm, cho dù có bỏ qua vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam.
Hiện nay, trước sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế do nợ xấu và để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc về  kinh tế thì việc gia nhập Hiệp định TPP là vấn đề sống còn của Việt Nam. Tuy nhiên để được gia nhập thì Việt Nam cần phải làm những việc quan trọng sau:
- Tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh, chấm dứt ưu đãi các doanh nghiệp này, tự do hóa thị trường để hướng tới nền kinh tế thị trường thực sự.
- Mở rộng quyền tự do lập hội, lập công đoàn.
Ngoài những điều này, để được Quốc hội Mỹ xem xét, thông qua việc Việt Nam gia nhập TPP thì Việt cộng phải đạt được tiến bộ về dân chủ, nhân quyền. Đây là điều mà Việt cộng sẽ bao giờ nhượng bộ. Vậy để tháo gỡ bế tắc thì Việt cộng phải nhượng bộ ở khía cạnh chiến lược. Đó là tiếp tục "bổn cũ soạn lại", diễn lại tuồng "hòa hợp, hòa giải dân tộc" để cho phía Mỹ tin rằng Việt Nam sẽ thay đổi để trở thành đồng minh của Mỹ.
Vậy là màn kịch cũ được diễn lại với diễn viên mới là ông Hoàng Duy Hùng. Không biết ông Hùng có biết chiêu trò này không hay ông cố tình không biết.
Những lúc như thế này, câu nói nổi tiếng của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lại văng vẳng vang lên trong đầu chúng ta: "Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn thật kỹ những gì cộng sản làm".
Câu này không chỉ nhắc nhở cho cộng đồng Việt kiều, người Việt Nam trong nước mà cả cho phía Mỹ.
Theo Phạm Viết Đào

18 commentaires:

  1. Thưa anh Chênh và các bạn ,

    Đễ thư giãn một chút trong cơn bão táp chính trị tại VN , vừa xãy ra tại hội nghị trung ương 7 mới đây , tôi xin đăng lại 1 còm trên Tễu Blog .

    Trần Dân Đen04:16 Ngày 12 tháng 5 năm 2013

    Mong bác Tễu liên hệ gấp với nữ ca sĩ Lệ Thủy đề nghị ca lại bài NGHẸN NGÀO tặng ông Trọng, rất hợp tình hợp cảnh :
    " Thôi, ông đi về đi, ông đi về đi cho yên lòng người dân !
    Ôi dân có ngờ đâu, đời dân là bể sầu.
    Nay lòng tin đã mất, đời dân đã tàn, lòng dân nát tan ...
    Đừng giữ ghế làm chi, tham lam làm gì ......
    Thôi ông đi về đi , về đi .... về đi !!! "

    RépondreSupprimer
  2. cám ơn bác, cháu không còn tin cộng sản nữa, cháu mới 25 tuổi thôi, cháu biết rất nhiều người như cháu, chúng cháu phẫn nộ khi hàng ngày thấy những gì cộng sản làm, bác khuyên chúng cháu nên làm gì bây giờ, cứ như thế này bọn cháu stress vì bất mãn với cái chế độ này mất

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Cháu mới 26 tuổi mà đã nặng lòng với đất nước ,lại không ưa cộng sản - tốt nhất là cháu xin sang sống Hoa kỳ ,ở đó tự do tuyệt đối,không làm cũng có ăn vì có trợ cấp thất nghiệp đủ sống ,lại tha hồ chửi tổng thống ,biểu tình trước nhà trắng thoải mái ,không ai bắt đi cải tạo,hoặc vào nhà thương điên ,và cũng không ai thèm nghe bạn nói gì.
      Hãy tìm mọi cách mà đi đi cháu ạ .

      Supprimer
  3. Hoàng Huy Hùng đại diện cho cá nhân của Hoàng Huy Hùng. Hoàng Huy Hùng không đại diện cho một hội đoàn nào và hoàn toàn không có tư cách đại diện cho người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản. Từ lâu nay, tất cả những cá nhân có lập trường thập thò, nhập nhằng với cộng sản như ông Nguyễn Cao Kỳ, hay gần đây là Hoàng Huy Hùng đều đã bị cộng đồng người Việt Quốc Gia lên án mạnh mẽ. Hoàng Huy Hùng đã và đang bị cộng đồng người Việt Quốc Gia lên án bởi những hành động mà ở hải ngoại người ta gọi là “nâng bi” cộng sản.

    Ngày nào cộng sản còn đàn áp đồng bào Việt Nam trong nước, ngày nào mà cộng sản còn đàn áp người ái quốc Việt Nam, còn đàn áp người bất đồng chính kiến Việt Nam, ngày nào mà cộng sản còn đàn áp tôn giáo, đàn áp đồng bào các tôn giáo, đàn áp đồng bào các sắc tộc ít người, còn tiếp tay cho Trung cộng cai trị đồng bào Việt Nam, ngày nào mà cộng sản vẫn còn không tuân thủ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, còn chà đạp Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, còn không có ý thức coi trọng những công ước quốc tế đã ký, , ngày đó người Việt Quốc Gia hải ngoại vẫn còn coi chế độ cộng sản là chế độ phải dẹp bỏ, nó không phải là một chế độ chính trị của quốc gia Việt Nam, nó là một đảng cướp!

    Mục tiêu của Người Việt Quốc Gia là giúp giải thoát đồng bào Việt Nam khỏi họa mất nước về tay Trung cộng, thoát khỏi họa cộng sản chứ không hợp tác với cộng sản để bán nước và cai trị trở lại đồng bào Việt Nam đau khổ với mục đích mưu lợi cho mình. Trong số 86 triệu đồng bào Việt Nam hiện nay trong nước, ngoài thâm tình dân tộc, nghĩa đồng bào, mấy triệu người Việt Hải ngoại còn có hơn chục triệu người trong nước là bà con, họ hàng thân tộc, anh em bạn hữu đau khổ của họ.

    Người Việt Quốc Gia chỉ muốn giải thoát, giúp đỡ đồng bào đau khổ của mình đang bị cộng sản thẳng tay cướp bóc , đàn áp, tù đày. Cộng sản đã bán cho Trung cộng đất nước, lãnh thổ lẫn con người Việt Nam.
    Người Việt Quốc Gia không tìm kiếm danh vọng, tiền bạc, chức vụ hay bất cứ điều gì lợi lộc, dù nhỏ, rất nhỏ trên sự đau khổ của đồng bào, dân tộc mình!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG VỌNG NGOẠI.
      Người Việt bây giờ không vọng ngoại,trước năm 1975 Miền nam do chính phủ Việt nam cộng hòa quản lý,cũng có nhiều người ca ngợi nhờ có tiền đô Hoa kỳ mà đời sống sung sướng tự do,nhưng rút lại chỉ mấy vị ăn lương chính phủ ,sỹ quan ,lính chiến , và dân buôn thành thị là khá giả đôi chút chứ dân nông thôn ,miền núi chúng tôi khổ thấy bà ,con cái thất học,đường giao thông đi lại khó khăn ,quần áo chẳng đủ mặc,bố mẹ chúng tôi phần lớn theo Việt cộng hết.
      Nay thống nhất rồi ,dân đi lại thoải mái ,du lịch từ sai gon ra Hà nội mất 2 giờ bay, đất nước liền một giải từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau,chúng tôi thấy tự do thoải mái ,chẳng có công an nào quấy rầy, nên giờ cũng chẳng phải cần phiền đến các bác hải ngoại đấu tranh giúp ,hãy để cho chúng tôi làm ăn yên ổn,tuy rằng vẫn có chuyện khiếu kiện đất đai,sự bất công ,hay ai đó bị ngược đãi,nhưng nhìn chung là XH ổn định,mõi người tụ mình làm kiếm ăn ,còn người Hoa kỳ ,người Trung quốc chẳng ai cho không mình cái gì đâu,dính vào họ mệt lắm .

      Supprimer
  4. Xin nói rõ để tác giả Phạm Viết Đào được biết chính xác:
    Hoàng Huy Hùng hoạt động chính trị cho cá nhân của Hoàng Huy Hùng. Hoàng Huy Hùng chưa bao giờ được coi là người lãnh đạo chính trị của cộng đồng người Việt Quốc Gia gồm những người thuộc thế hệ trên trước Hoàng Huy Hùng về kinh nghiệm đấu tranh chính trị với cộng sản.

    RépondreSupprimer
  5. Bài viết quả là rất chính xác.
    Tiếc là người Mỹ và cộng đồng Việt kiều tại Mỹ đã k đánh giá đúng về bản chất của những nhà lãnh đạo cộng sản VN.
    Từ hồi VN muốn gia nhập WTO năm 2005, 2006 có một cán bộ ngoại giao đã nói như thế này trong một lớp học "Bên BCA thật chán, bọn Mỹ nó muốn mình thả mấy thằng bất đồng chính kiến cứ k nghe, Bộ NG mất bao công vận động Mỹ (ý nói là vận động để được vào WTO) vậy mà...Cứ thả ra cũng như cá nằm trong chậu thôi, bắt lúc nào chả được."
    Ngược lại lịch sử, cộng sản quả là những bậc thầy khi sử dụng những chiêu thức "đạo đức giả" ví dụ như vụ cho thành lập đảng lao động VN để trình diễn với thế giới sự đa đảng. Khi cần đánh đổ tư bản, tư sản địa chủ nhằm lấy ruộng cày chia cho dân, khi thấy sự thể đã đi quá xa với lòng dân uất hận, mất lòng tin vào đảng, ông Hồ chỉ cần lên xụt xịt diễn bài khóc lóc ân hận thế là xong tội...ôi kể ra thì còn nhiều, nhiều nữa...
    Vậy sao người Mỹ giờ vẫn bị lừa, khi người dân trong nước k còn bị cộng sản lừa nữa?
    Mõ Làng Chờ

    RépondreSupprimer
  6. Mỹ bây giờ nó kệ VN. Chừng nào cần cấp cứu tính mạng nó mới xem xét.

    RépondreSupprimer
  7. Quý vị la toáng lên Mỹ xâm lược VN, rồi hy vọng về người Mỹ?!

    RépondreSupprimer
  8. tôi còm mà không thấy hiện lên

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Còm của bạn mà đi ngược lại lợi ích của dảng và chế độ thì làm sao mà được đăng

      Supprimer
    2. Bạn cứ còm kiểu khách quan, trung thực (tạm gọi là "lề giữa") bảo đảm 99.99% sẽ được xuất hiện.

      Supprimer
  9. Dân Oan Mất Ruộng Lấy Gì Cày?13 mai 2013 à 16:26

    Hoa Kỳ muốn thấy một VN giàu mạnh, dân chủ, tự do, nhưng chóp bu ĐCSVN độc tài chỉ muốn duy trì lớp vỏ cộng sản để tiếp tục ăn trên ngồi trốc, cài con cắm cháu, vơ vét càng lâu càng tốt.
    Bất hạnh cho nhân dân VN là ở chỗ đó.

    RépondreSupprimer
  10. Khách quan mà nói, Hoa Kỳ chẳng bao giờ phải (và muốn) bênh một nước cộng sản cả. Hãy nhìn thẳng vào sự thật đó...

    RépondreSupprimer
  11. Nguyệt Đồng Xoài14 mai 2013 à 19:51

    Ở Việt Nam người dân đen còn bị đảng và nhà nước ta "hòa hợp hòa giải" như thế này: dùi cui đánh đập vào đồn công an thì sống ra thì chết, bắt bớ giam cầm dân không có chứng cớ, giựt đất giựt nhà, bỏ tù, tham nhũng ăn hối lo tràn lan, không được nói không được phát biểu ý kiến phản biện, vứt đồ xú uế vào nhà những người bất đồng chánh kiến, biểu tình chống xâm lược bi lăng nhục vu khống, quyền ra-vào VN do nhà nước ban phát tùy hứng. Thế cho nên, đừng dại dột tin nhà nước và đảng ta đến 2 lần nếu đã có 1 lần bị họ bịp, cho ăn bánh vẽ.

    Còn chuyện đảng và nhà nước ta muốn "hòa hợp hòa giải" với hậu duệ VNCH, những nạn nhân của Cộng sản đang sống tại hại ngoài thì sao?

    Xem sau đây thì rõ:

    Những còn bài bị cháy của đảng và nhà nước ta

    Sau khi vượt tường lửa rồi nhờ ông xã giúp tìm hiểu tại liệu trên mạng Internet, Nguyệt nhà em biết thêm thông tin thú vị về ông Hoàng Duy Hùng. Ông HD Hùng tuổi đời còn trẻ chưa quá 53 tuổi, ông là luật sư thành đạt tại đế quốc Mỹ về địa vị tiền bạc. Tuy nhiên về bản lãnh chánh trị thì ông Hùng chưa nổi tiếng ra khỏi địa hạt ông đại diện nói chỉ đến tầm quốc gia đế quốc Mỹ và quốc tế. Nhân tiện cũng bán về thiền sư phản chiến Thích Nhất Hạnh và phó tổng thống VNCH ông Nguyễn Cao Kỳ, 2 nhân vật có thể nói không ngoa là có tầm cỡ chánh trị quốc tế, rất nổi tiếng và tuổi tác nhiều hơn ông Hoàng Duy Hùng, nhưng thiền sư phản chiến Thích Nhất Hạnh và ông Kỳ không thể làm được chuyện hòa hợp hòa giải giữa đảng và nhà nước ta với phía những hậu duệ của VNCH trong nước cũng như tại hải ngoại. Ông sư TN Hạnh và ông NC Kỳ nói chuyện hòa hợp hòa giải không ai nghe, không ai tin tưởng. Thế thì tầm cỡ chánh trị của ông Hoàng Duy Hùng cũng chẳng làm gì được, chỉ làm con bung xung của đảng và nhà nước ta mà thôi.

    Đảng và nhà nước ta là "đỉnh cao trí tuệ" của nhân loại nói riêng và nói chung như các đảng Cộng sạn quốc tế anh em. Thế cho nên, việc đảng và nhà nước ta đối phó với các "phần tử phản động và chống Cộng đến khuya" như ông Hoàng Duy Hùng độc chiêu võ lâm: cứ cho các nhân vật ấy nhập cảnh, về thăm VN rồi tự bản thân họ khi trở ra nước của bọn tư bản giãy chết thì thanh danh họ bị đốt cháy như những con bài thí, rồi từ động họ mất ảnh hưởng chánh trị trong lòng "bọn phản động và chống Cộng đến khuya" vì họ bị tẩy chay bởi người Việt tại hải ngoại vì kết thân với đảng và nhả nước ta. Lúc đó thì đảng và nhà nước ta sẽ vắt chanh bỏ võ 1 công 2 chuyện:

    - Chùa Bát Nhã bị dẹp tiệm và phái Tiếp Hiện của thiền sư Thích Nhất Hạnh bị quét sạch ra khỏi VN không còn manh giáp. Tu sỹ giáo phái Làng Mai tại Pháp không được cấp Visa vào VN kể từ biến cố chùa Bát Nhã "máu nhuộm sân chùa".

    - Ông Nguyễn Cao Kỳ cuối đời có nguyện vọng được chôn cạnh mộ ông thân sinh ông tại Sơn Tây (miền Bắc) thì cũng được đảng và nhà nước ta "đáp ứng" bằng cách: cấm tro cốt ông Kỳ quá cảnh Việt Nam và phải đem tro cốt ông ấy về thẳng đế quốc Mỹ giãy chết.

    Số phận ông Hoàng Duy Hùng rồi cũng y như ông Kỳ và ông sư Thích Nhất Hạnh mà thôi.

    Câu nói của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu không bao giờ sai "Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm" , ai còn tin chuyện hòa hợp hòa giải thì lấy câu nói này mà suy gẫm. Đừng dại dột đến 2 lần nếu đã có 1 lần bị người Cộng sản bịp, cho ăn bánh vẽ.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Nghe nói Thích Nhất Hạnh thề không về VN nữa.

      Supprimer
  12. Một xã hội đầy rẫy tội ác,xảo trá,bịp bộm,lừa lộc,đê tiện.Và còn buồn thay cho những người tự cho mình là những "công dân ưu tú" của Dân Việt,rồi ăn trên ngồi chóc,vênh mặt ra,gian ngoa xảo quyệt,điếm đàn với Dân tộc mình và với cộng đồng Quốc Tế. Một xã hội như ngày hôm nay là do "bọn người ăn trên ngồi choc..." tạo ra.Có hỗn loạn,có rối ren ,bọ nhúc thì bọn chúng mới bóc hốt được. Xin được kết thúc bằng câu nói: Bòn nơi khố rách,đãi nơi quần hồng.

    RépondreSupprimer