05/02/2014

TRỰC TIẾP PHIÊN ĐIỀU TRẦN UPR VỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM


Video trực tiếp phiên điều trần UPR về tình trạng nhân quyền Việt Nam đang diễn ra

Danlambao - Buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đang diễn ra, bắt đầu vào lúc 20h30 giờ Việt Nam, ngày 5/2/2014, tại Geneva, Thụy Sĩ. 

Toàn bộ diễn biến phiên điều trần UPR lần thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ được tường thuật trực tiếp trên kênh UN Web TVvideo phiên họp cũng sẽ được dẫn lại trên Danlambao với phần tường thuật những thông tin, diễn biến chính.

Phiên họp sẽ diễn ra trong khoảng 3 tiếng rưỡi, bắt đầu vào lúc 14h30 giờ Thụy Sỹ, tức 20h30 tối theo giờ Việt Nam. Một nhóm ba quốc gia, được gọi là “troika” gồm có  Kazakhstan, Kenya và Costa Rica sẽ chủ trì điều phối phiên họp.

Trước thềm UPR, các tổ chức dân sự độc lập đã có nhiều nỗ lực nhằm vận động quốc tế lên tiếng mạnh mẽ hơn về tình trạng nhân quyền Việt Nam. Đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo Việt Nam và VOICE đã thực hiện buổi gặp gỡ phái đoàn của Costa Rica (quốc gia trong nhóm Troika).

Hội thảo 'Ngày Việt Nam' tại Geneva

Được biết, trưởng phái đoàn Costa Rica đã cam kết đưa các tiếng nói của các hội nhóm dân sự độc lập vào phiên UPR và sẽ cố gắng đảm bảo phiên UPR công bằng, phản ánh đúng thực chất tình trạng nhân quyền của Việt Nam.

Trước đó, phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam cũng đã tổ chức rất thành công sự kiện mang tên 'Ngày Việt Nam' tại trụ sở Liên Hợp Quốc, với sự tham dự của nhiều phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế.

Theo BBC Tiếng Việt, phái đoàn các nước đăng ký tham gia phát biểu trong phiên UPR của Việt Nam lên tới 107 nước.

Lúc 20h38 phút, buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chính thức diễn ra. Sau phát biểu khai mạc ngắn gọn của người chủ trì buổi họp, phái đoàn của chính phủ Việt Nam gồm khoảng 16 người đang thao thao bất tuyệt đọc một báo cáo khoảng 20 trang, tiếp tục khoe khoang về cái gọi là 'thành tích nhân quyền'.

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc diễn văn.

Lúc 21 giờ: Đại diện Danlambao hiện đang có mặt tại hội trường cho biết, phiên điều trần diễn ra tại phòng hội nghị số 20, hội trường được bố trí theo kiểu bàn tròn (nhiều vòng tròn đồng tâm), với báo chí ngồi ngoài cùng.

Phiên kiểm điểm định kỳ bắt đầu với bài báo cáo thành tích nhân quyền của Việt Nam trong vòng 5 năm qua, do Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc đọc.

Bài diễn văn nhấn mạnh những thành tựu Nhà nước đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. ''Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là phát triển kinh tế-xã hội, kiện toàn hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền con người và xây dựng nhà nước pháp quyền''. Diễn văn cho rằng sự kiện thông qua hiến pháp năm 2013 là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước và là ''bước tiến mới đến nhà nước pháp quyền''.

Ông Hà Kim Ngọc không quên nhấn mạnh, dự thảo hiến pháp đã được gửi đến các cơ quan truyền thông đại chúng trước 10 tháng, và nhận được ''hàng triệu ý kiến góp ý'', ''toàn bộ chương II của Hiến pháp với 36 điều được dành hoàn toàn cho vấn đề nhân quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân''.


Ảnh: Bùi Tuấn Lâm - Facebook Peter Lâm Bùi

Lúc 21:08': Sau 30 phút, phái đoàn chính phủ Việt Nam đã kết thúc phần đọc báo cáo dài 20 trang của thứ trưởng Hà Kim Ngọc. Hiện nay, phái đoàn ngoại giao các nước bắt đầu là Na Uy đang bình luận và nêu khuyến nghị cải thiện nhân quyền sau báo cáo của chính phủ Việt Nam.

Đại diện Danlambao cho biết thêm: Đáng chú ý là trong lúc phiên điều trần diễn ra, một cuộc biểu tình của đông đảo người Việt Nam ở châu Âu cũng đang diễn ra ngay trước cổng tòa nhà trụ sở Liên Hợp Quốc, với những lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Bên trong hội trường cũng có mặt rất nhiều người Việt. Trước đó, một số người xuất hiện dường như chỉ để chụp ảnh phái đoàn dân sự của Việt Nam.

Toàn cảnh hội trường. (Ảnh: Bùi Tuấn Lâm, tức Facebooker Peter Lâm Bùi)

Đại diện Thái Lan phát biểu tỏ ý hoan nghênh các nỗ lực cải thiện nhân quyền của Việt Nam. ''Chúng tôi ghi nhận việc thông qua hiến pháp mới theo hướng thúc đẩy nhân quyền. Chúng tôi đánh giá cao chương trình hành động vì trẻ em, tạo ra một môi trường tốt đẹp hơn cho trẻ em. Chúng tôi kiến nghị Việt Nam thiết lập một định chế bảo vệ nhân quyền quốc gia''.

Đại diện Ba Lan đề nghị Việt Nam điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với các cơ chế nhân quyền quốc tế, phê chuẩn Công ước chống Tra tấn, xây dựng luật pháp theo hướng thừa nhận quyền tự do ngôn luận, hội họp, và tiến hành điều tra các vụ lạm dụng trẻ em, bạo lực nhằm vào trẻ em.

Đại diện Sri Lanka: Chúng tôi kiến nghị Việt Nam tiếp tục xúc tiến các nỗ lực xóa đói giảm nghèo, bảo vệ quyền lợi của người thiểu số, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa.

Đại diện Thụy Điển: Facebook đang thu hút hàng triệu người  sử dụng ở Việt Nam, nhưng chúng tôi cũng ghi nhận sự tăng cường đàn áp, sách nhiễu nhằm vào những người sử dụng Facebook. Chúng tôi nhận thấy cả việc công an tăng cường dùng vũ lực đối với những người chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận của họ một cách ôn hòa; và lạm dụng các điều luật mơ hồ để trấn áp. Chúng tôi kiến nghị:

- Việt Nam đảm bảo quyền tự do ngôn luận cả trên mạng và ngoài đời;
- Việt Nam sửa đổi Bộ luật Hình sự và bổ sung các điều luật liên quan theo hướng bảo vệ nhân quyền;
- Việt Nam tiến tới giảm án tử hình.

Đại diện Philippines: Chúng tôi đề nghị Việt Nam tiếp tục chủ động tham gia các cơ chế nhân quyền của khu vực, nhất là cơ chế bảo vệ quyền phụ nữ và chống buôn người.


Ảnh: Bùi Tuấn Lâm, facebook Peter Lâm Bùi

Bình luận của đại diện Danlambao đang có mặt tại hội trường: Xu hướng chung là các nước, đặc biệt các nước đang phát triển trong khu vực hoặc châu Mỹ, thể hiện quan điểm một cách ngoại giao, chung chung, chẳng hạn đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện nhân quyền.

Trong khi đó, các quốc gia phương Tây như Thụy Điển, Anh, Mỹ... có quan điểm thẳng thắn và kiến nghị cụ thể hơn.

Đại diện Vương Quốc Anh: Chúng tôi lo ngại về sự hạn chế các quyền về tự do thông tin, tự do ngôn luận. Chúng tôi lo ngại về sự hạn chế các quyền về tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do hội họp, và lo ngại về số án tử hình.

Đại diện Mỹ: Chúng tôi cảm ơn bài diễn văn của đoàn Việt Nam, cũng như hoan nghênh việc Viêt Nam ký Công ước Chống Tra tấn và có những bước đi trong việc cải thiện quyền của người đồng tính (LGBT). Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại vì Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp; tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các nhà thờ, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức. ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR. Chúng tôi kiến nghị:

1. Việt Nam xem xét lại tất cả các đạo luật mơ hồ
2. Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức...
3. Thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn.

Lúc 09h55: Phái đoàn đại diện chính phủ Việt Nam đang phát biểu để phản hồi khuyến nghị của các nước. Bắt đầu là một viên chức bộ tư pháp đang giải trình bằng tiếng Việt, sau đó đến bộ thông tin truyền thông và bộ công an.


Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

2 commentaires:

  1. Lại Mạnh Cường6 février 2014 à 17:03

    Thưa qúi hữu,

    Tôi rất thích ý kiến của luật sư Trịnh Hội, trong lúc tham dự UPR, đã gửi trên Face book, như sau:
    [trích]
    Những gì tôi thấy là tại UN nơi tôi đang tham dự phiên UPR Việt Nam là TOÀN NÓI PHÉT. Nói phét nhiều lắm.
    Nhưng đồng thời cũng rất tuyệt khi nghe lời khoác lác của phái đoàn Việt Nam. Bởi đó sẽ là chuyện nực cười và ai cũng biết vậy.
    [hết trích]

    Đây là sự thật ai cũng biết, nhưng cần nhắc lại nhiều lần cho thấm sâu.

    Tiến sỹ Nguyễn Quang A, từ trong nước cho biết trước, phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ (UPR) tại Geneva không phải là cách hữu hiệu nhất, để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện tình hình nhân quyền

    Thêm một bằng chứng cho sự thíêu thiện chí của CSVN đã bộc lộ ra qua điều mà ông Trần Văn Tích cho tôi hay từ gần một tuần trước là, "phía Việt Nam dùng thủ thuật đổi ngày UPR với Campuchia". Theo ông Tích giải thích rõ rằng, đáng ra UPR dành cho Việt Nam vào hôm 28/01/2014, nhưng phía Việt Nam xin dời sang ngày 05/02, để làm lỡ bộ những người dự kiến đến biểu tình chống CS, khiến một số nhóm biểu tình bị động và phải hủy chuyến đi, do đã mua vé trước.
    Dĩ nhiên trong phiên họp giải trình, họ tìm mọi cách nói dối để chối tội, như luật sư Trịnh Hội đã nêu ở trên.

    Tóm lại, ĐỪNG NGHE MÀ HÃY NHÌN CHO KỸ !

    Lại Mạnh Cường

    RépondreSupprimer

  2. Được phỏng vấn là cơ hội làm cho chính nghĩa vang xa, vì cớ gì phái đoàn đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phóng viên phỏng vấn mà lại co giò bỏ chạy?
    Vì sao nhà nước xã hội chủ nghĩa sợ phỏng vấn? Thể diện quốc gia để đâu? Còn đâu xã hội chủ nghĩa ưu việt?
    Nói có sách, mách có chứng cứ hẳn hoi, kính mời anh chị em vào xem để chính mình mắt thấy, tai nghe, kẽo không rồi người ta lại bảo là thế lực thù địch!
    http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=AuxZqELsDxU

    RépondreSupprimer