Lưu Trọng Văn
Những đứa trẻ bị
bệnh sởi chỉ biết khóc cho đến lúc lịm đi rồi chết, không biết kêu cứu,
không biết trách móc oán hờn ai vì đa số chúng còn ở tuổi sơ sinh. Nhưng
hãy nghe tiếng khóc khẩn thiết của các bà mẹ: “Bộ Y tế ơi! Bác sĩ ơi! Xin hãy cứu con tôi!”.
Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế tuyên bố: “Bệnh sởi hiện nay chưa có gì bất thường!”. Vâng, chưa có gì bất thường tức là đang bình thường.
Vậy thưa thứ trưởng, tiếng kêu cứu “Bộ Y tế ơi!” của những bà mẹ có con đang hấp hối là bình thường hay bất thường?
Tại sao trong lúc con của các bà mẹ
đang thập tử nhất sinh, lẽ ra họ chỉ phải kêu gào với các bác sĩ đang
trực tiếp cứu chữa cho con của họ thì họ lại kêu gào trước tiên “Bộ Y tế
ơi!”.
Những đứa trẻ bị bệnh sởi chỉ biết khóc cho đến lúc lịm đi
Có nghĩa là họ đã quá hiểu những
nguyên do nào, tình cảnh nào mà con của họ lâm nạn. Họ đã đập đúng cửa
chưa thưa ông thứ trưởng? Và cái tiếng gào thét, tiếng đập cửa ấy với
lãnh đạo ngành y tế - những người đã quá muộn mằn khi đến bệnh viện nơi
cả trăm trẻ đang hấp hối vì bệnh sởi có là điều bình thường hay bất
thường?
TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, (Bộ Y tế) đưa ra con số lạnh lùng: “86% trẻ mắc bệnh sởi là do không tiêm vacxin sởi hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng”. Con số trẻ bị mắc sởi mà ông cục trưởng đưa ra là 2.500 trẻ, trong lúc con số mới nhất là 7.000 trẻ.
Con số này thưa ông thứ trưởng là bình
thường hay bất bình thường khi báo cáo hàng năm của các địa phương gửi
lên bộ y tế với những con số thành tích tiêm chủng cao ngất ngưỡng.
Nguyên do nào có tình trạng này để chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải
chỉ đạo ngành y tế “Phải nghiêm chỉnh thực hiện chỉ đạo của thủ tướng về việc chấn chỉnh công tác tiêm chủng”.
Thưa ông thứ trưởng, cái chỉ thị của thủ
tướng cùng lời chỉ đạo trực tiếp của PTT về việc “tiêm chủng” là bình
thường hay bất bình thường đối với những người có trách nhiệm cao nhất
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, tức là trách nhiệm cao nhất
bảo vệ an ninh quốc gia – an toàn của nhân dân, của giống nòi. Câu hỏi
được đặt ra, tại sao lại phải “chấn chỉnh việc tiêm chủng”.
Hầu hết bệnh nhi sởi bị bệnh nghiêm trọng đều dồn về bệnh viện Nhi Trung ương dẫn đến 4 trẻ cùng chung một giường
Vì rõ ràng việc tiêm chủng chưa hề
được lãnh đạo bộ y tế coi là công việc quan trọng cấp thiết hàng đầu và
lâu dài, dẫn đến không huy động được cả hệ thống chính trị, cả bộ máy
truyền thông cảnh tỉnh cho dân chúng để họ thức tỉnh được vai trò của
tiêm chủng đối với con cái của họ.
Đồng thời, hệ thống y tế cộng đồng đã
nhiều nơi tắc trách với công việc tiêm chủng, dẫn đến nhiều trẻ không
được tiêm chủng và nhiều trẻ được tiêm chủng nhưng lại “không rõ tình
trạng tiêm chủng” tức tiêm chủng… dối trá. Đang xảy ra tình trạng ấy là
bình thường hay bất bình thường?
Sự kiện Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vì
đọc trên facebook của một bác sĩ của bệnh viện Nhi Trung ương kể lại nỗi
đau nhiều trẻ bị chết vì sởi, đã lập tức đi kiểm tra, mà lẽ ra ông phải
được chính lãnh đạo bộ y tế báo cáo chính xác tình trạng trẻ chết vì
sởi là bình thường hay bất bình thường.
Và, khi đi kiểm tra ông Phó Thủ tướng
phát hiện sự thật hầu hết bệnh nhi sởi bị bệnh nghiêm trọng đều dồn về
bệnh viện Nhi Trung ương dẫn đến 4 trẻ cùng chung một giường, lây nhiễm
trầm trọng với nhau rồi cùng tử vong là bình thường hay bất bình
thường?.
Vai trò quản lý hệ thống ở đâu để
không kịp thời điều tiết bệnh nhân, bác sĩ, phương tiện ở các tuyến?
Phải chăng vì lãnh đạo Bộ coi dịch bệnh chỉ chết vài chục đứa trẻ, có gì
mà to tát, chỉ là chuyện bình thường, khẩn cấp gì đâu nên để xảy ra
tình cảnh đó. Điều này là bình thường hay bất bình thường?
Gia
đình anh V. ở Văn Giang, Hưng Yên lầm lụi bế thi thể con về. Anh V. vừa
đi vừa khóc, còn vợ anh phải có người dìu vì không bước nổi
GS. Nguyễn Văn Tuấn, một người không
xa lạ với Bộ Y tế Việt Nam, hiện đang làm công tác y tế cộng đồng ở
Sydney, Úc, trước tiếng kêu thảm thiết “Bộ y tế ơi! Các bác sĩ ơi! Xin cứu lấy con tôi!” đã chua xót nói rằng:
“Làm sao có thể là bình thường được
khi có những đứa trẻ bị chết vì dịch bệnh thông thường? Ở các quốc gia
khác họ đều coi đó là tình trạng khủng hoảng khẩn cấp báo động đỏ cho
toàn hệ thống Y tế”.
Còn ở Philippine, khi 23 đứa trẻ bị
chết vì sởi, họ đã tuyên bố toàn quốc vì dịch sởi để cảnh báo toàn dân
và cũng để huy động mọi nguồn lực dập tắt nó.
Tiếng kêu cứu “Bộ y tế ơi! Bác sĩ ơi! Xin hãy cứu con tôi!” không thể là bình thường được. Và, nếu có sự sự vô cảm trước tiếng kêu cứu ấy cũng không thể là bình thường được!
Trước khi comment tôi xin lổi NẾU NHƯ CON CHÁU CỦA NHỬNG VỊ BÁC SỶ VÀ BỘ TRƯỞNG NẦY CHẾT VÌ BỆNH SỞI THÌ CÓ BẤT THƯỜNG HAY BÌNH THƯỜNG ,tính mạng của dân mà đảng và nhà nước lại giao trong tay nhửng con người NGU XUẨN VÀ DỐT NÁT chỉ biết nói láo ,CHỈ VÌ ĐẢ THÔNG BÁO CHO TOÀN THẾ GIỚI NĂM 2010 VN KHÔNG CÒN DỊCH SỞI NÊN CÔNG BỐ DỊCH THÌ XẤU HỔ chính vì cái danh tiếng và thành tích ảo mà hàng trăm cháu phải chết thật chỉ vì 1 số lủ sát nhân mặc áo blouse trắng ,ở xứ người chỉ cần 5,10 trẻ tử vong là người đầu ngành đả từ chức ,còn VN với nhửng quan chức sống bằng lương lậu thì từ chức có nghỉa là ăn cám vì còn biết làm gì khi về nhà với mớ kiến thức chuyên tu tại chức ,mua bằng ,có chuột mà đến khám vì chó củng phải vào bác sỷ thú y giỏi thì mới mong có đất mà sống .thêm 1 nổi nhục cho y đức thầy thuốc ....
RépondreSupprimer