Dân Choa
Hội nghị trung ương đảng lần thứ 9, khóa XI được tổ chức vào ngày hôm nay và theo lịch trình kết thúc vào ngày 14/5.
Hội nghị tổ chức lần này có vẻ bất ngờ. Giới báo chí và truyền thông hầu như không biết trước được lịch trình lần này.
Không rõ vì sự kiện nóng hổi vừa mới xảy ra ở Biển Đông mà Trung ương Đảng triệu tập hội nghị hay không? Nhưng những vấn đề chính được công khai mang ra bàn luận tại hội nghị thì không liên quan gì tới ngoại giao lân bang cả.
Cũng có thể hội nghị có chương trình họp kín, họp riêng về vấn đề này
.
Nhưng đề tài được chính thức công khai là tổng kết công tác văn hóa của 15 năm qua. Xã hội đang đối mặt với một sự hiển nhiên đó là kinh tế đi lên nhưng văn hóa đi xuống.
Ngoài ra hội nghị cũng bắt đầu rung chuông phát động các cấp tiến hành chuẩn bị đại hội cho nhiệm kỳ sắp tới.
Thời gian trôi nhanh thật. (Facebook Dân Choa)
Không rõ vì sự kiện nóng hổi vừa mới xảy ra ở Biển Đông mà Trung ương Đảng triệu tập hội nghị hay không? Nhưng những vấn đề chính được công khai mang ra bàn luận tại hội nghị thì không liên quan gì tới ngoại giao lân bang cả.
Cũng có thể hội nghị có chương trình họp kín, họp riêng về vấn đề này
.
Nhưng đề tài được chính thức công khai là tổng kết công tác văn hóa của 15 năm qua. Xã hội đang đối mặt với một sự hiển nhiên đó là kinh tế đi lên nhưng văn hóa đi xuống.
Ngoài ra hội nghị cũng bắt đầu rung chuông phát động các cấp tiến hành chuẩn bị đại hội cho nhiệm kỳ sắp tới.
Thời gian trôi nhanh thật. (Facebook Dân Choa)
Khai mạc Hội nghị Trung ương lần 9 (khóa XI)
Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI sẽ bàn về nhiều nội dung quan trọng.
Sáng 8/5, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và có bài phát biểu quan trọng khai mạc Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Hội nghị Trung ương 9 lần này sẽ bàn về các nội dung: tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đề cương các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng; chuẩn bị cho việc chỉ đạo tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội XII của Đảng; Quy chế bầu cử trong Đảng; việc lấy phiếu tín nhiệm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng; tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; và một số vấn đề quan trọng khác.
Khai mạc Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Tổng Bí thư đã nêu một số ý kiến, vấn đề có tính chất gợi mở để Ban Chấp hành Trung ương và các đại biểu tham dự Hội nghị nghiên cứu, thảo luận, quyết định.
Về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được ban hành tháng 7/1998. Với 5 quan điểm chỉ đạo, 14 nhiệm vụ, 4 nhóm giải pháp chủ yếu, Nghị quyết đã bao quát ở tầm chiến lược những vấn đề rất cơ bản của sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong tư duy lý luận về văn hóa của Đảng ta, có ý nghĩa như một cương lĩnh văn hóa của thời kỳ đổi mới. Đến nay, sau hơn 15 năm thực hiện, chúng ta rất cần tổng kết lại để có những chủ trương, quyết sắc tiếp tục đổi mới, phát triển mạnh mẽ văn hóa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Hội nghị Trung ương lần này cần tập trung thảo luận, khẳng định những kết quả, thành tựu đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại để rút kinh nghiệm. Đặc biệt cần đánh giá đúng mức tính nghiêm trọng của tình trạng lạc hậu, ngoại lai về văn hóa, những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng cách mạng, những tiêu cực, tệ nạn xã hội, thói giả dối, bệnh thành tích… đang có xu hướng lan rộng.
Tập trung trả lời câu hỏi phải chăng trong hơn 15 năm qua, kinh tế nước ta có tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện nhưng văn hóa, đạo đức xã hội lại có nhiều biểu hiện xuống cấp, thậm chí có mặt nghiêm trọng? Nếu đúng như vậy thì nguyên nhân vì sao? Vì chủ trương, chính sách, biện pháp chưa phù hợp hay vì nhận thức, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết chưa tốt, chưa nghiêm? Vì tác động mặt trái của kinh tế thị trưởng, mở cửa hội nhập quốc tế và sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông?... Trên cơ sở đó và sự phân tích, dự báo về bối cảnh, tình hình trong nước, quốc tế từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đề nghị Trung ương xem xét, quyết định về sự cần thiết của việc kế thừa, bổ sung, phát triển Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII để ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam với những nội dung đổi mới cụ thể, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong thời kỳ mới.
Về việc chuẩn bị đề cương các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, Tổng Bí thư cho biết: thời gian qua, thực hiện quyết định của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế- xã hội đã khẩn trương chuẩn bị các dự thảo Đề cương Báo cáo Chính trị và Báo cáo Kinh tế- xã hội. Tổng Bí thư đề nghị Trung ương dành thời gian nghiên cứu kỹ các tài liệu, thảo luận, cho ý kiến đối với các đề xuất cụ thể nêu trong các Tờ trình và dự thảo Đề cương Báo cáo, trước hết là các vấn đề: chủ đề và tư tưởng chỉ đạo của Đại hội; phương châm tiến hành Đại hội; tiêu đề của Báo cáo Chính trị, Báo cáo kinh tế- xã hội; kết cấu và những nội dung lớn của đề cương các báo cáo, đặc biệt là 10 vấn đề cần được tập trung nghiên cứu làm rõ trong quá trình xây dựng các văn kiện.
Chẳng hạn như đánh giá việc thực hiện các chủ trương lớn, quan trọng được xác định trong Văn kiện Đại hội XI và các Nghị quyết của Trung ương khóa XI (như đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện ba khâu đột phá chiến lược, việc điều chỉnh một số mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội sau Đại hội XI); khả năng và mức độ thực hiện mục tiêu tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại? Việc nhận thức và giải quyết các vấn đề về chính sách xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng chính sách, từng bước phát triển? Dự báo những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, các nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của nước ta trong thời gian tới? Những nguy cơ Đảng ta đã từng cảnh báo đang diễn biến như thế nào? Tình hình tư tưởng, tổ chức, hoạt động của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị? Các nguồn lực và giải pháp để phát huy tốt nhất, thực hiện có hiệu quả nhất các chủ trương, định hướng phát triển đất nước trong những năm sắp tới? Vấn đề độc lập tự chủ và mở rộng, tăng cường hội nhập quốc tế?...
Báo cáo chính trị là văn kiện trung tâm của Đại hội, có nhiệm vụ tiếp tục cụ thể hóa Cương lĩnh của Đảng để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhiệm kỳ mới. Báo cáo kinh tế- xã hội là báo cáo chuyên sâu về việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, là căn cứ cụ thể minh chứng cho sự đúng đắn của những nhân định, đánh giá tình hình và quán triệt, cụ thể hóa những định hướng lớn về chủ trương, chính sách, giải pháp được khái quát trong Báo cáo chính trị.
Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Bộ Chính trị cần ban hành Chỉ thị về vấn đề này. Đây là công việc hết sức quan trọng, bảo đảm thành công của Đại hội Đảng bộ các cấp và góp phần cho thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, cần được các đồng chí Trung ương cho ý kiến. Trong đó có các vấn đề như mục đích, yêu cầu, nội dung đại hội đảng các cấp và công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy, đặc biệt là về cơ cấu, số lượng cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ của cấp ủy tỉnh, thành phố; độ tuổi tham gia cấp ủy tỉnh, thành phố và về bầu cử cấp ủy…
Về Quy chế bầu cử trong Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương cho ý kiến vào Dự thảo Quy chế, đồng thời thảo luận kỹ, tạo sự thống nhất cao về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau như đã nêu trong Tờ trình của Bộ Chính trị tiến tới thông qua tại Hội nghị lần này.
Yêu cầu quan trọng, cơ bản nhất của Quy chế bầu cử trong Đảng là phải bảo đảm mọi đảng viên thực hiện một cách nghiêm túc, đúng đắn điều lệ Đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, làm cho Đảng ta thật sự là một tổ chức cách mạng chặt chẽ, kỷ cương, đoàn kết, thống nhất cao.
Về thực hiện Quy định việc lấy phiếu tín nhiệm, theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 165 về lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Qua một thời gian thực hiện có cơ sở để khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, là kênh thông tin quan trọng để cấp ủy tham khảo trong đánh giá cán bộ. Tuy nhiên đây là công việc hệ trọng, nhạy cảm, chưa từng làm, cần hết sức cẩn trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương thảo luận những mặt làm được, những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung rút kinh nghiệm. Căn cứ vào ý kiến của Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Quy định 165 để tiếp tục tiến hành tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.
Đối với vấn đề tổng kết việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: quyết định của Trung ương về vấn đề này sẽ là cơ sở để các cơ quan chức năng xây dựng đề án trình Quốc hội xem xét có những bổ sung, sửa đổi cần thiết Luật Tổ chức chính quyền địa phương, phù hợp với những nội dung đổi mới quan trọng trong Hiến pháp 2013.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI từ nay đến hết nhiệm kỳ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI, chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng. Tổng Bí thư đề nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Theo chương trình, Hội nghị Trung ương 9 khóa XI làm việc đến ngày 14/5/2014.
Theo Vũ Duy
Vov.vn
Hy vọng bạn Dân Choa phán đoán không sai v/v HN TW 9 trong bối cảnh sự xâm lược của bọn Tàu bành trướng, khi bạn viết"Không rõ vì sự kiện nóng hổi vừa mới xảy ra ở Biển Đông mà Trung ương Đảng triệu tập hội nghị hay không? Nhưng những vấn đề chính được công khai mang ra bàn luận tại hội nghị thì không liên quan gì tới ngoại giao lân bang cả.
RépondreSupprimerCũng có thể hội nghị có chương trình họp kín, họp riêng về vấn đề này."
Tuy nhiên theo tôi thấy, chí ít ra, TBT trước hoặc sau khi đọc bài diễn văn khai mạc dài dòng cũng nói một câu "trong tình hình có sự gây hấn của TQ, chúng ta (toàn TW ủy viên trở lên) phải càng nghiêm túc thể hiện trách nhiệm với Tổ quốc, Dân tộc..." thì gần 90 triệu Dân mới tấy rõ vai trò của tổ chức "lãnh đạo toàn diện" và từ đó còn có niềm tin ở lực lượng này.
Đằng này, tôi theo dõi TV, đọc các trang báo đủ loại, căng mắt ra tìm kiếm điều mình mong mỏi mà không thấy đâu. Phải suy nghĩ gì về họ lúc này???
Đời nào Trọng dám động đến "anh bạn vàng 4 tốt"? Nó đã thòng dây vào cổ từ lâu rồi. Không nghe nó xiết lại là "đi đời", vì Trọng biết đảng của ông ta đã thất bại toàn diện, nên đành bíu lấy TQ thôi.
SupprimerHọp HNTW Đảng mà không 1 lời nào nhắc tới tình hình TQ đang chiếm biển VN. Ông ta coi đó là chuyện bình thường? Trong khi lại quay sang "tổng kết tình hình văn hóa", chắc dọn đường để bắt những người bất đồng chính kiến đây. Vụ bắt anh Ba sàm có lẽ là "thành tích" dâng đảng chăng? Cứ dẹp các ban bệ của đảng trong các cấp chính quyền đi, vừa đỡ kinh phí, vừa đỡ cồng kềnh, lằng nhằng đổ vấy trách nhiệm cho nhau. Đảng chỉ đạo nhưng không làm được, trong khi chính quyền là thằng thực hiện lại bị đảng cưỡi đầu giật dây cũng không làm được nốt, cuối cùng chỉ khổ dân!
Các đồng chí cứ phát huy trí tuệ, thảo luận cho kỹ vào để cuối cùng chúng ta có một văn bản... không phải sửa chữa gì so với bản thảo, như thế mới đúng là tập trung chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện và sáng suốt.
RépondreSupprimerVì tổng BT Nguyễn Phú trọng vẫn cho rằng tình hình biển Đông không có gì mới nên ổng vẫn im re. Hoặc ông khiếm thính, hoặc ông khiếm thị, hoặc cấp dưới ông chưa báo cáo nên ông không nghe, không thấy, không biết giàn khoan khủng của Tàu cộng đã xâm nhập sâu vào sân nhà ông. Nguyên thủ quốc gia mà như ông này thì mất nước đâu có gì lạ!
RépondreSupprimerTrong tình hình chủ quyền Quốc gia bị xâm phạm ! Hội nghị TƯ 9 phải đề cập vấn đề này công khai ! Qua đó,củng cố niền tin và khơi dậy ngyên khí Quộc gia trong lòng dân Việt!-Ôi thất vọng quá!!..
RépondreSupprimerĐây là dịp để khơi lại nguyên khí dân tộc đã ngủ yên trong trong từng con người,nhất là lớp trẻ-Hảy để cho tinh thần TRẦN QUỐC TOẢN sống lại !
RépondreSupprimer