Người Buôn Gió
Hôm nay DLV Nhạn Biển có bài viết
http://lehienduc02.blogspot.de/2014/08/cong-tinh-ong-thap-dan-dung-hien-truong.html
Bài viết này nhằm phản bác lại bài viết của tôi.
http://nguoibuongio1972.blogspot.de/2014/08/ban-ve-cao-trang-bui-thi-minh-hang.html
Gạt bỏ những cái gọi là tranh luận có tính pháp lý ra, bài viết của Nhạn Biển còn nhắc đến đời tư, quá khứ của người khác. Đến giờ DLV Nhạn Biển vẫn giấu mình sau cái nick và một trang blog lấy tên của người khác. Giấu mặt để xúc xiểm đời tư người khác không phải là tư cách của người cầm bút, nhất là người cầm bút với mục đích đấu tranh. DLV được nhà nước, đảng bảo kê, sống trong sự bảo kê hùng mạnh ấy mà vẫn phải ẩn danh là điều không nên. Nhất là ẩn danh để xúc xiểm nữa lại càng không nên.
Nếu như nằm ở vùng đất đich, phải giấu danh tích cũng là chuyện thường. Nhưng sống trong đất của mình mà phải giấu tên tuổi, tông tích thì đáng thương cho niềm tin của các DLV. Nếu có chính nghĩa, có sự tin yêu của nhân dân, sao không phơi mặt, phơi tên ra mà tranh luận.
Con của anh từ lúc 7 tuổi , ăn cơm xong, mở máy tính vào mạng, tay đánh bàn phím mồm nói.
- Nào, kiểm tra xem hôm nay Người Buôn Gió viết cái gì nào.?
Anh hy vọng con của các chú cũng sẽ vậy, ngày ngày các cháu học xong, vào mạng xem bố Nhạn Biển, Mẹ Đốp, Bố Viễn, bố Khoai lang...viết cái gì với vẻ hào hứng và thích thú như vậy. Và các chú sẽ giải thích cho con các chú bọn phản động, zận chủ, dâm chủ...những danh từ các chú vẫn dùng là chỉ bọn nào ( các chú thấy đấy, trước sau đến giờ anh vẫn viêt ngay ngắn chữ Dư Luân Viên, không xiên xẹo câu chữ của dân tộc như các chú vẫn làm ). Cũng như giải thích cho các cháu ĐCSVN vinh quang và đúng đắn đến đâu để các cháu mai này tiếp tục phấn đấu phụng sự đảng.
Nhưng anh cũng chỉ nhắc đến đây chuyện này, không muốn sa đà vào chuyện tư cách với các DLV ( riêng về tư cách anh, các chú nói gì anh đều bê nguyên về trang của mình đăng lại đầy đủ ). Nói một cách nhân văn thì chuyện các chú giấu tên anh cũng biết lý do. Không phải các chú sợ Đảng, Nhà nước này không bảo vệ được các chú. Mà thực ra các chú sợ con cái sau này biết việc bố làm như vậy, các cháu sẽ tổn thương. Vì tính nhân văn này, anh chấp nhập sự núp náu của các chú. Nếu các chú DLV tin rằng những bài viết của mình là chính nghĩa, là xây dưng tương lai cho dân tộc, chắc hẳn các chú không dại gì mà che giấu tên tuổi như thế phải không.?
Giờ thì chúng ta tranh luận đến phần luật. Khác với nhiều người cho rằng Việt Nam không có luật, hoặc VN có luật rừng, tranh luận là vô ích. Với một niềm tin nhỏ nhoi, anh vẫn nghĩ Việt Nam có luật, có điều người ta áp dụng luật không đúng, hoặc luật bị thông tư, nghị định chồng chéo, người làm luật vì những động cơ riêng đã áp dụng những điều khoản, tình tiết không trung thực.
Điểm thứ nhất chú Nhan Biển cho rằng. Không cần dựng hiện trường vì công an đã đủ nhân chứng, vật chứng.
Nếu thiếu thì mới không cần phải dựng vì bị lộ là áp đặt vô cớ, chứ đủ rồi sao không dựng lại hiện trường đi. Tại sao lại nói các bị can không khai báo, không nhận , không ký biên bản thì suy ra là có ý phá rối quá trình điều tra, vì thế không dựng.
Vật chứng, nhân chứng đầy đủ, bị can nhân tội...thì không cần dựng lại hiện trường làm gì. Nhưng đằng này nhân chứng còn gần 20 người khác đi cùng đoàn, những lời khai của các nhân chứng ấy đâu.? Việc các bị can không nhân tội, không khai báo thì càng cần thiết phải dựng lại hiện trường vụ án để bị can, bị cáo hết đường chối cãi. Đằng này lại bảo vì bị can , bị cáo không nhận tôi nên không dựng laij hiện trường. Luật gì mà lạ kỳ như vậy.?
Điểm thứ hai, chú cho rằng con số 700 người công an đưa ra và 500 người VKS đưa ra đinh lượng ( chắc muốn nói là ước lượng ). Ước lượng có thể sai sót, nhưng chênh lệch đến 200 người. Tức mức chênh lêch đến mấy chục % thì quả có làm luật kiểu trên núi của người Mèo, nói thế cũng oan cho người Mèo vì họ ước định dao quăng hay ngày đi đường để tính chiều dài không chênh lệch đến mức thế.
Từ '' Hiếu Kỳ '' ở đây có ý nghĩa quyết định của vụ án. Trên một con đường huyện lộ chiều ngang 3 mét dài 500 mét. Nơi xảy ra có 6 nóc nhà dân. Tổng trên con đường đấy là 16 cái nóc nhà, tập trung phần đông về phía cuối đường. 700 con người đấy ở đâu ra mà có nếu không do '' hiếu kỳ ''. Anh đã giải thích sự '' hiếu kỳ '' này là có thể do có người báo thông tin, huy động những người kia đến sẵn để xem. Số lượng người tập trung cùng thời điểm trên con đường huyện lộ có hơn chục nóc nhà dân như thế là phù hợp với động cơ '' hiếu kỳ ''. Tức là không loại trừ khả năng có người thông báo để huy động họ đến. Thậm chí khả năng này là lớn, vì thế càng cần phải dựng lại hiện trường.
Chú chê rằng anh học báo chí bên này, uổng công. Thực ra anh không học báo chí. Anh học về văn chương, về các tác giả như Gớt, Puskin, Ban Dắc...và người uổng công ăn tiền của đảng để làm DLV mới chính là chú Nhạn Biển. Hãy đọc những dòng dưới đây, để thấy rằng anh bắt tay vào một bài viết có sự chuẩn bị, tìm tòi không những tài liệu, trong sách, báo mà còn cả thực tiễn hiện trường.
http://lehienduc02.blogspot.de/2014/08/cong-tinh-ong-thap-dan-dung-hien-truong.html
Bài viết này nhằm phản bác lại bài viết của tôi.
http://nguoibuongio1972.blogspot.de/2014/08/ban-ve-cao-trang-bui-thi-minh-hang.html
Gạt bỏ những cái gọi là tranh luận có tính pháp lý ra, bài viết của Nhạn Biển còn nhắc đến đời tư, quá khứ của người khác. Đến giờ DLV Nhạn Biển vẫn giấu mình sau cái nick và một trang blog lấy tên của người khác. Giấu mặt để xúc xiểm đời tư người khác không phải là tư cách của người cầm bút, nhất là người cầm bút với mục đích đấu tranh. DLV được nhà nước, đảng bảo kê, sống trong sự bảo kê hùng mạnh ấy mà vẫn phải ẩn danh là điều không nên. Nhất là ẩn danh để xúc xiểm nữa lại càng không nên.
Nếu như nằm ở vùng đất đich, phải giấu danh tích cũng là chuyện thường. Nhưng sống trong đất của mình mà phải giấu tên tuổi, tông tích thì đáng thương cho niềm tin của các DLV. Nếu có chính nghĩa, có sự tin yêu của nhân dân, sao không phơi mặt, phơi tên ra mà tranh luận.
Con của anh từ lúc 7 tuổi , ăn cơm xong, mở máy tính vào mạng, tay đánh bàn phím mồm nói.
- Nào, kiểm tra xem hôm nay Người Buôn Gió viết cái gì nào.?
Anh hy vọng con của các chú cũng sẽ vậy, ngày ngày các cháu học xong, vào mạng xem bố Nhạn Biển, Mẹ Đốp, Bố Viễn, bố Khoai lang...viết cái gì với vẻ hào hứng và thích thú như vậy. Và các chú sẽ giải thích cho con các chú bọn phản động, zận chủ, dâm chủ...những danh từ các chú vẫn dùng là chỉ bọn nào ( các chú thấy đấy, trước sau đến giờ anh vẫn viêt ngay ngắn chữ Dư Luân Viên, không xiên xẹo câu chữ của dân tộc như các chú vẫn làm ). Cũng như giải thích cho các cháu ĐCSVN vinh quang và đúng đắn đến đâu để các cháu mai này tiếp tục phấn đấu phụng sự đảng.
Nhưng anh cũng chỉ nhắc đến đây chuyện này, không muốn sa đà vào chuyện tư cách với các DLV ( riêng về tư cách anh, các chú nói gì anh đều bê nguyên về trang của mình đăng lại đầy đủ ). Nói một cách nhân văn thì chuyện các chú giấu tên anh cũng biết lý do. Không phải các chú sợ Đảng, Nhà nước này không bảo vệ được các chú. Mà thực ra các chú sợ con cái sau này biết việc bố làm như vậy, các cháu sẽ tổn thương. Vì tính nhân văn này, anh chấp nhập sự núp náu của các chú. Nếu các chú DLV tin rằng những bài viết của mình là chính nghĩa, là xây dưng tương lai cho dân tộc, chắc hẳn các chú không dại gì mà che giấu tên tuổi như thế phải không.?
Giờ thì chúng ta tranh luận đến phần luật. Khác với nhiều người cho rằng Việt Nam không có luật, hoặc VN có luật rừng, tranh luận là vô ích. Với một niềm tin nhỏ nhoi, anh vẫn nghĩ Việt Nam có luật, có điều người ta áp dụng luật không đúng, hoặc luật bị thông tư, nghị định chồng chéo, người làm luật vì những động cơ riêng đã áp dụng những điều khoản, tình tiết không trung thực.
Điểm thứ nhất chú Nhan Biển cho rằng. Không cần dựng hiện trường vì công an đã đủ nhân chứng, vật chứng.
Nếu thiếu thì mới không cần phải dựng vì bị lộ là áp đặt vô cớ, chứ đủ rồi sao không dựng lại hiện trường đi. Tại sao lại nói các bị can không khai báo, không nhận , không ký biên bản thì suy ra là có ý phá rối quá trình điều tra, vì thế không dựng.
Vật chứng, nhân chứng đầy đủ, bị can nhân tội...thì không cần dựng lại hiện trường làm gì. Nhưng đằng này nhân chứng còn gần 20 người khác đi cùng đoàn, những lời khai của các nhân chứng ấy đâu.? Việc các bị can không nhân tội, không khai báo thì càng cần thiết phải dựng lại hiện trường vụ án để bị can, bị cáo hết đường chối cãi. Đằng này lại bảo vì bị can , bị cáo không nhận tôi nên không dựng laij hiện trường. Luật gì mà lạ kỳ như vậy.?
Điểm thứ hai, chú cho rằng con số 700 người công an đưa ra và 500 người VKS đưa ra đinh lượng ( chắc muốn nói là ước lượng ). Ước lượng có thể sai sót, nhưng chênh lệch đến 200 người. Tức mức chênh lêch đến mấy chục % thì quả có làm luật kiểu trên núi của người Mèo, nói thế cũng oan cho người Mèo vì họ ước định dao quăng hay ngày đi đường để tính chiều dài không chênh lệch đến mức thế.
Từ '' Hiếu Kỳ '' ở đây có ý nghĩa quyết định của vụ án. Trên một con đường huyện lộ chiều ngang 3 mét dài 500 mét. Nơi xảy ra có 6 nóc nhà dân. Tổng trên con đường đấy là 16 cái nóc nhà, tập trung phần đông về phía cuối đường. 700 con người đấy ở đâu ra mà có nếu không do '' hiếu kỳ ''. Anh đã giải thích sự '' hiếu kỳ '' này là có thể do có người báo thông tin, huy động những người kia đến sẵn để xem. Số lượng người tập trung cùng thời điểm trên con đường huyện lộ có hơn chục nóc nhà dân như thế là phù hợp với động cơ '' hiếu kỳ ''. Tức là không loại trừ khả năng có người thông báo để huy động họ đến. Thậm chí khả năng này là lớn, vì thế càng cần phải dựng lại hiện trường.
Chú chê rằng anh học báo chí bên này, uổng công. Thực ra anh không học báo chí. Anh học về văn chương, về các tác giả như Gớt, Puskin, Ban Dắc...và người uổng công ăn tiền của đảng để làm DLV mới chính là chú Nhạn Biển. Hãy đọc những dòng dưới đây, để thấy rằng anh bắt tay vào một bài viết có sự chuẩn bị, tìm tòi không những tài liệu, trong sách, báo mà còn cả thực tiễn hiện trường.
- Chào anh Hiếu,
Đã thực hiện theo yêu cầu của anh ở con lộ.
Video clip có trở ngại vì dung lượng lớn, nên chưa thể gởi được cho anh. Sẽ úp lên gửi link cho anh.
Thân mến.
Con chào chú.
- Con đã đếm trong phạm vi khoảng 500m có 16 cái nhà. từ đầu đường đi vào đến chỗ bị bắt thì có 5 cái nhà.
Con chào chú.
- Con đã đếm trong phạm vi khoảng 500m có 16 cái nhà. từ đầu đường đi vào đến chỗ bị bắt thì có 5 cái nhà.
Trong 20' thì có 32 chiếc xe chạy qua lại, trong đó có khoảng 1,2 chiếc xe lớn.
20' tiếp theo thì cũng vậy có 32 chiếc xe chạy qua lại.
Mặt đường có chiều ngang khoảng 3m.
Đây theo luật goi là thu thập bằng chứng một cách hợp lệ hay là các phần tử phản động cấu kết nhau.? Anh nghĩ nếu chú lý tính thì sẽ thấy đây là làm việc nghiêm túc theo pháp luật. Còn chú cảm tính gào đây là hành vi phản động có tổ chức, có sắp đặt do tên Bùi Thanh Hiếu tức Người Buôn Gió chỉ đạo thì tuỳ. Các chú cứ kiến nghị cơ quan an ninh làm giấy truy nã tội anh vì việc này. Anh sẵn sàng mua vé về với điều kiện là bắt tội này , không được quàng sang tội khác như vụ án hai bao cao su là anh nhất trí về ngay.
Tính trung bình theo con số thống kê tại hiện trường, thì trong vòng 2 tiếng có khoảng 130 xe gắn máy chạy qua. Một con số trung bình nữa là một nửa số đó chở 2 người, một nửa còn lại đi một người. Trong vòng 2 tiếng nếu dồn cục lại từ đầu đến cuối giờ, người ta dừng lại không lách đi thì chỉ có 200 người mà thôi.
200 người là tính đến phút cuối cùng của tiếng thứ hai. Vậy mà sự việc mới diễn ra đã có 700 người ở đâu lập tức cùng lúc '' hiếu kỳ'' xô đến xem.? Nưc cười là nguyên văn bản kết luận điều tra nói rằng.
- 700 người hiếu kỳ kéo đến xem làm tắc đường, khiến người đi đường không qua lại được.
Tức là gì, là 200 cái người đi đường kia không nằm trong số 700 người này. ( A ha, thế nếu tính đủ đến giây cuối cùng của tiếng thứ hai, thì phải có cả ngàn người.)
Tức là 700 con người này trú tại 16 nóc nhà dân quanh đó kéo ra xem !
Một sự phi lý ai cũng thấy rõ.
Chú Nhạn Biển đưa ra cái gọi là nghị quyết. Chú làm anh nhớ đến chàng trai trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc lên án bọn thực dân tại Tua, lúc đó chàng trai cáo tội bọn thực dân cai trị đất nước Việt Nam bằng sắc lệnh thay thế cho luật. Chú nên tra từ điển để hiểu xem sắc lệnh và nghị quyết, nghị định khác hhay giống nhau thế nào.
Cái gọi là nghị 02/HĐTP chú dẫn ra thế này.
Thứ nhất ở đây đang làm rõ hành vi ai là người chủ ý gây cản trở giao thông, công an chặn xe, 700 người dân trong 16 nóc nhà đổ ra xem. Kết luận nói có 4 công an gồm hai CSGT và 2 công an xã. Bằng chứng của người dân chưa nói đến, nhưng clip của đài truyền hình Đồng Tháp có mặt ngay từ đầu ghi lại là có cả cảnh sát cơ động có mặt tại hiện trường từ đầu. Thứ hai xác định vụ việc có gây ách tắc nghiêm trọng không căn cứ vào mật độ lưu hành trên đường, căn cứ vào con đường thuộc loại gì. Ở đây chú vơ luôn con đường lộ chiều ngang 3 mét thành con chính của huyện thì thật bá đạo. Con lộ 67B mà chú đưa làm '' tuyến giao thông quan trọng'' để áp vào luật thì có lẽ tỉnh lộ là đại quan trọng, quốc lộ là đại của đại quan trọng. Như thế cái nghị định phò phạch của chú đưa ra phải ghi rõ là những tuyến giao thông quan trọng đến đại đaị quan trọng mới đầy đủ được.
Về vấn đề thời gian đưa ra là 2 tiếng 30 đến khi kết thúc. Vậy kết thúc là lúc bắt hết đoàn hơn 20 người gồm Bùi Thị Minh Hằng và các phật tử Phật Giáo Hoà Hảo đi hay là lúc bắt họ đi được 30 phút rồi. Chưa kể thời gian là do ai tự đặt ra ghi vào biên bản. Nhưng ở đây lại xảy ra câu hỏi về phía năng lực những nhà chức trách ở hiên trường cũng như lực lượng tiếp viên. Hãy tra điểm đến trên bản đồ để biết rằng từ công an huyện Vấp Lò đến điểm xảy ra vụ việc một người dân đi xe máy bình thường hết có 20 phút. Một lực lượng cảnh sát nhận điện thoại cấp báo thì di chuyển mất bao lâu.?
Vậy nếu không quy kết là công an tại hiện trường cố kéo dài thời gian phối hợp với công an huyện tiếp viện kéo đến cũng cố tình kéo dài thời gian nhằm mục đích bất lợi để buộc tội bị cáo có chủ ý.
Thì phải khẳng định năng lực giải quyết, nhận định tình hình, thông báo về cấp trên. Sự điều hành chỉ đạo của cấp trên, đội quân di chuyển đến hiện trường....tất cả tiến trình đó nói lên năng lực yếu kém của công an huyện Vấp Lò.
Và lỗi đã tại mình như thế, căn cứ nào để cáo buộc bị cáo gây cản trở đến hơn 2 tiếng đồng hồ.?
Tổng kết thì hậu quả của việc tắc đường, thời gian tắc đường, tính quan trọng của con đường đều không đủ yếu tố để đưa các bị can vào khoản 2 điều 245 của BLHS.
Đấy là chưa nói các bị can vô tội, bị âm mưu dàn dựng để gép tội.
Tiếp đến phần chú Nhạn Biển cho rằng anh nói láo, chú đưa ra một nghị đinh có từ năm 2010
Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010
Anh Gió không nói láo, các kế hoạch tuần tra, kiểm soát an toàn giao thông trong cáo trạng cũng như kết luận điều tra mô tả thuộc về Uỷ ban nhân dân tỉnh.
https://www.google.de/?gfe_rd=cr&ei=YTnjU4SZIcqK8QfSiICgDA&gws_rd=ssl#q=+uỷ+ban+nhân+dân+tỉnh+ra+kế+hoạch+tuần+tra+kiểm+soát+giao+thông+
Cái nghi định mà chú đưa ra của thủ tướng chính có nói rõ rằng.
'' Theo Nghị định này, những trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng nói trên là: trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện chính trị - xã hội, hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương; các đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp và các trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.''
Vậy căn cứ nào mà một ngày trời quang mây tạnh cuối tháng 10, xong mùa gặt, đồng áng nghỉ ngơi , ngày lễ, ngày tết không có. Ông giám đốc công an tỉnh Đồng Tháp ra kế hoach tuần tra, để rồi đến tháng 2 năm sau ông trưởng công an huyện Lâp Vò thực hiện kế hoạch. Hay ông giám đốc tỉnh Đồng Tháp và ông trưởng công an huyện Vấp Lò quyền to hơn thủ tướng nên tự nghĩ ra được ngày lễ tết hoặc tự thần giao cách cảm biết ngày này, năm ấy sẽ có ùn tắc giao thông gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị. Cho nên các ông tự ra kế hoạch từ tháng 10 đến thời hạn không rõ. Nếu vậy thì kế hoạch này kéo dài đến bao giờ.? Hay thời gian tại chức của một vị quan chức là chỉ cần ra mỗi một lần kế hoạch cho một vấn đề là xong.
Hoá ra có quá nhiều sự chồng chéo , uỷ ban tỉnh, thủ tướng chính phủ, giám đốc công an tỉnh, ban an toàn giao thông quốc gia, bộ giao thông vận tải....đều có thể ra kế hoạch. Và cứ công an là thực hiện tuốt các kế hoạch trên, dù chúng cùng có nội dung giống nhau, bất kể thời gian có khi là cả đời luôn vì các kế hoạch không quy định thời hạn. Chế độ mà chú Nhạn Biển bênh vực quản lý xã hội kiểu này thì tiền dân đâu cho đủ. Thế nên một thằng tốt đen trong bùnchui ra như Bùi Thanh Hiếu thành phản động không có điều gì phải lăn tăn cả.
Tuy nhiên không đi xa quá vấn đề chính đang tranh luận. Nói về luật, để công bằng và đảm bảo cho bị cáo. Người ta phải sử dụng đến cái gọi là '' suy đoán vô tội '' để chọn những bằng chứng có lợi cho bị cáo. Ở đây chú đã loại bỏ quyền hạn của uỷ ban nhân tỉnh, chọn nghị định của CP để dựa vào đó khép tội bị cáo. Thậm chí là chú đánh lận con đen, không nêu rõ là trong trường hợp nào giám đốc công tỉnh mới được phép ra kế hoach.
Còn về đoạn kết này của chú Nhạn Biển.
Đây theo luật goi là thu thập bằng chứng một cách hợp lệ hay là các phần tử phản động cấu kết nhau.? Anh nghĩ nếu chú lý tính thì sẽ thấy đây là làm việc nghiêm túc theo pháp luật. Còn chú cảm tính gào đây là hành vi phản động có tổ chức, có sắp đặt do tên Bùi Thanh Hiếu tức Người Buôn Gió chỉ đạo thì tuỳ. Các chú cứ kiến nghị cơ quan an ninh làm giấy truy nã tội anh vì việc này. Anh sẵn sàng mua vé về với điều kiện là bắt tội này , không được quàng sang tội khác như vụ án hai bao cao su là anh nhất trí về ngay.
Tính trung bình theo con số thống kê tại hiện trường, thì trong vòng 2 tiếng có khoảng 130 xe gắn máy chạy qua. Một con số trung bình nữa là một nửa số đó chở 2 người, một nửa còn lại đi một người. Trong vòng 2 tiếng nếu dồn cục lại từ đầu đến cuối giờ, người ta dừng lại không lách đi thì chỉ có 200 người mà thôi.
200 người là tính đến phút cuối cùng của tiếng thứ hai. Vậy mà sự việc mới diễn ra đã có 700 người ở đâu lập tức cùng lúc '' hiếu kỳ'' xô đến xem.? Nưc cười là nguyên văn bản kết luận điều tra nói rằng.
- 700 người hiếu kỳ kéo đến xem làm tắc đường, khiến người đi đường không qua lại được.
Tức là gì, là 200 cái người đi đường kia không nằm trong số 700 người này. ( A ha, thế nếu tính đủ đến giây cuối cùng của tiếng thứ hai, thì phải có cả ngàn người.)
Tức là 700 con người này trú tại 16 nóc nhà dân quanh đó kéo ra xem !
Một sự phi lý ai cũng thấy rõ.
Chú Nhạn Biển đưa ra cái gọi là nghị quyết. Chú làm anh nhớ đến chàng trai trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc lên án bọn thực dân tại Tua, lúc đó chàng trai cáo tội bọn thực dân cai trị đất nước Việt Nam bằng sắc lệnh thay thế cho luật. Chú nên tra từ điển để hiểu xem sắc lệnh và nghị quyết, nghị định khác hhay giống nhau thế nào.
Cái gọi là nghị 02/HĐTP chú dẫn ra thế này.
5.2. “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).
Thứ nhất ở đây đang làm rõ hành vi ai là người chủ ý gây cản trở giao thông, công an chặn xe, 700 người dân trong 16 nóc nhà đổ ra xem. Kết luận nói có 4 công an gồm hai CSGT và 2 công an xã. Bằng chứng của người dân chưa nói đến, nhưng clip của đài truyền hình Đồng Tháp có mặt ngay từ đầu ghi lại là có cả cảnh sát cơ động có mặt tại hiện trường từ đầu. Thứ hai xác định vụ việc có gây ách tắc nghiêm trọng không căn cứ vào mật độ lưu hành trên đường, căn cứ vào con đường thuộc loại gì. Ở đây chú vơ luôn con đường lộ chiều ngang 3 mét thành con chính của huyện thì thật bá đạo. Con lộ 67B mà chú đưa làm '' tuyến giao thông quan trọng'' để áp vào luật thì có lẽ tỉnh lộ là đại quan trọng, quốc lộ là đại của đại quan trọng. Như thế cái nghị định phò phạch của chú đưa ra phải ghi rõ là những tuyến giao thông quan trọng đến đại đaị quan trọng mới đầy đủ được.
Về vấn đề thời gian đưa ra là 2 tiếng 30 đến khi kết thúc. Vậy kết thúc là lúc bắt hết đoàn hơn 20 người gồm Bùi Thị Minh Hằng và các phật tử Phật Giáo Hoà Hảo đi hay là lúc bắt họ đi được 30 phút rồi. Chưa kể thời gian là do ai tự đặt ra ghi vào biên bản. Nhưng ở đây lại xảy ra câu hỏi về phía năng lực những nhà chức trách ở hiên trường cũng như lực lượng tiếp viên. Hãy tra điểm đến trên bản đồ để biết rằng từ công an huyện Vấp Lò đến điểm xảy ra vụ việc một người dân đi xe máy bình thường hết có 20 phút. Một lực lượng cảnh sát nhận điện thoại cấp báo thì di chuyển mất bao lâu.?
Vậy nếu không quy kết là công an tại hiện trường cố kéo dài thời gian phối hợp với công an huyện tiếp viện kéo đến cũng cố tình kéo dài thời gian nhằm mục đích bất lợi để buộc tội bị cáo có chủ ý.
Thì phải khẳng định năng lực giải quyết, nhận định tình hình, thông báo về cấp trên. Sự điều hành chỉ đạo của cấp trên, đội quân di chuyển đến hiện trường....tất cả tiến trình đó nói lên năng lực yếu kém của công an huyện Vấp Lò.
Và lỗi đã tại mình như thế, căn cứ nào để cáo buộc bị cáo gây cản trở đến hơn 2 tiếng đồng hồ.?
Tổng kết thì hậu quả của việc tắc đường, thời gian tắc đường, tính quan trọng của con đường đều không đủ yếu tố để đưa các bị can vào khoản 2 điều 245 của BLHS.
Đấy là chưa nói các bị can vô tội, bị âm mưu dàn dựng để gép tội.
Tiếp đến phần chú Nhạn Biển cho rằng anh nói láo, chú đưa ra một nghị đinh có từ năm 2010
Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010
Anh Gió không nói láo, các kế hoạch tuần tra, kiểm soát an toàn giao thông trong cáo trạng cũng như kết luận điều tra mô tả thuộc về Uỷ ban nhân dân tỉnh.
https://www.google.de/?gfe_rd=cr&ei=YTnjU4SZIcqK8QfSiICgDA&gws_rd=ssl#q=+uỷ+ban+nhân+dân+tỉnh+ra+kế+hoạch+tuần+tra+kiểm+soát+giao+thông+
Cái nghi định mà chú đưa ra của thủ tướng chính có nói rõ rằng.
'' Theo Nghị định này, những trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng nói trên là: trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện chính trị - xã hội, hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương; các đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp và các trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.''
Vậy căn cứ nào mà một ngày trời quang mây tạnh cuối tháng 10, xong mùa gặt, đồng áng nghỉ ngơi , ngày lễ, ngày tết không có. Ông giám đốc công an tỉnh Đồng Tháp ra kế hoach tuần tra, để rồi đến tháng 2 năm sau ông trưởng công an huyện Lâp Vò thực hiện kế hoạch. Hay ông giám đốc tỉnh Đồng Tháp và ông trưởng công an huyện Vấp Lò quyền to hơn thủ tướng nên tự nghĩ ra được ngày lễ tết hoặc tự thần giao cách cảm biết ngày này, năm ấy sẽ có ùn tắc giao thông gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị. Cho nên các ông tự ra kế hoạch từ tháng 10 đến thời hạn không rõ. Nếu vậy thì kế hoạch này kéo dài đến bao giờ.? Hay thời gian tại chức của một vị quan chức là chỉ cần ra mỗi một lần kế hoạch cho một vấn đề là xong.
Hoá ra có quá nhiều sự chồng chéo , uỷ ban tỉnh, thủ tướng chính phủ, giám đốc công an tỉnh, ban an toàn giao thông quốc gia, bộ giao thông vận tải....đều có thể ra kế hoạch. Và cứ công an là thực hiện tuốt các kế hoạch trên, dù chúng cùng có nội dung giống nhau, bất kể thời gian có khi là cả đời luôn vì các kế hoạch không quy định thời hạn. Chế độ mà chú Nhạn Biển bênh vực quản lý xã hội kiểu này thì tiền dân đâu cho đủ. Thế nên một thằng tốt đen trong bùnchui ra như Bùi Thanh Hiếu thành phản động không có điều gì phải lăn tăn cả.
Tuy nhiên không đi xa quá vấn đề chính đang tranh luận. Nói về luật, để công bằng và đảm bảo cho bị cáo. Người ta phải sử dụng đến cái gọi là '' suy đoán vô tội '' để chọn những bằng chứng có lợi cho bị cáo. Ở đây chú đã loại bỏ quyền hạn của uỷ ban nhân tỉnh, chọn nghị định của CP để dựa vào đó khép tội bị cáo. Thậm chí là chú đánh lận con đen, không nêu rõ là trong trường hợp nào giám đốc công tỉnh mới được phép ra kế hoach.
Còn về đoạn kết này của chú Nhạn Biển.
'' ừ việc bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo một vài thông tin, lượn lách ngôn từ để đạt được mục đích vu cáo “đây là một vụ án dàn dựng một cách trắng trợn để buộc tội các bị cáo” xem ra cũng là một công trình rất công phu của Người Buôn Gió suốt 5 tháng qua kể từ khi Bùi Hằng bị bắt chăng? Đây mới thực sự là bản chất lưu manh, gian dối thuộc về thuộc tính của những kẻ “đấu tranh dân chủ Việt Nam” sao?''
Với anh, thì anh hài lòng với đoạn kết này chú dành cho anh.
Tất cả những công phu, những bản chất, thuộc tính của mình, anh làm cho người bạn của anh.
Sẽ có nhiều người sẽ nói với anh rằng, tranh luận với bọn ...làm gì. Hơi đâu mà thế, sao bỏ thời gian thế....tự nhiên quảng cáo bọn nó lên. Giống như bài anh viết về vụ anh Ba Sàm, về vụ nâng tuổi hưu, người ta nói anh không biết là đảng cộng sản là một tổ chức bất hợp pháp hay sao mà còn viết. Họ còm men trong bài anh viết thế.
Những câu hỏi như thế anh mới khó trả lời, chứ còn bài của các phóng viên nhà nước thuộc khối nội chính, thuộc khối tuyên huấn tuyên giáo lúc nào anh cũng sẵn sàng.
Với anh, thì anh hài lòng với đoạn kết này chú dành cho anh.
Tất cả những công phu, những bản chất, thuộc tính của mình, anh làm cho người bạn của anh.
Sẽ có nhiều người sẽ nói với anh rằng, tranh luận với bọn ...làm gì. Hơi đâu mà thế, sao bỏ thời gian thế....tự nhiên quảng cáo bọn nó lên. Giống như bài anh viết về vụ anh Ba Sàm, về vụ nâng tuổi hưu, người ta nói anh không biết là đảng cộng sản là một tổ chức bất hợp pháp hay sao mà còn viết. Họ còm men trong bài anh viết thế.
Những câu hỏi như thế anh mới khó trả lời, chứ còn bài của các phóng viên nhà nước thuộc khối nội chính, thuộc khối tuyên huấn tuyên giáo lúc nào anh cũng sẵn sàng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire