Trong lá thư, tổ chức dân sự này kêu gọi công dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp "ủng hộ cuộc vận động luật Biểu tình tại Việt Nam."
Đồng thời, tổ chức này cũng đưa ra một bản dự thảo luật biểu tình để lấy ý kiến đóng góp, cũng như thu thập chữ ký ủng hộ và sau đó chuyển giao cho Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành liên quan.
Quốc Hội Việt Nam trước đó hồi tháng 5/2014 đã quyết định đưa dự án luật biểu tình gây nhiều tranh cãi vào chương trình làm luật năm 2015. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 12/2014 cũng đề nghị Bộ Công an là cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật này cần tập trung hoàn thiện để trình Quốc hội theo đúng chương trình.
Hội NBĐLVN hôm 26/2 cũng kêu gọi các cá nhân và tổ chức người Việt "tạo tác động sâu sắc, và có những hành động cần thiết đối với Nhà nước và Quốc hội Việt Nam nhằm thông qua luật Biểu tình ngay trong năm 2015."
Cũng theo quan điểm của hội, biểu tình là một quyền công dân được quy định trong Hiến pháp Việt Nam nhưng cho đến nay đã không có bất kỳ văn bản luật hướng dẫn nào được ban hành.
Vì thế, lá thư ngỏ viết tiếp, "việc hình thành đạo luật như vậy, bảo đảm sự chỉ dẫn cho việc thực thi quyền biểu tình của công dân, vừa bảo đảm được nền tảng pháp lý cho chính quyền điều chỉnh hành vi biểu tình."
Hội cũng khẳng định “tự do ngôn luận không thể có nếu như công dân không có quyền sử dụng không gian công cộng để bày tỏ quan điểm của mình."
Tổ chức dân sự Hội NBĐLVN ra mắt hồi tháng 7/2014 tại Sài Gòn với mục đích “bảo vệ các nhà báo bị giam cầm, đào tạo phóng viên trẻ và vận hành một trang mạng tin tức nhằm… thúc đẩy dòng chảy tự do thông tin" tại Việt Nam.
Nguồn: Theo VRN's
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire