1.
Dẫn nhập[1]
Không
lâu trước đây, ngày 28 tháng Bảy 2014 Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã có bài phát biểu tại Tusnádfürdő (Băile Tușnad), Rumani, với
tiêu đề “Tiếp theo là Thời đại của Xã hội có cơ sở Lao động.”[2] Nó đã thu hút sự chú ý ở trong và ngoài nước. Tôi
sẽ xem xét ở đây chỉ vài câu từ luận cứ đa dạng của nó.
“Có sự chạy đua để tìm ra phương thức tổ chức cộng
đồng, loại của nhà nước, mà có khả năng nhất để làm cho một quốc gia, một cộng
đồng có khả năng cạnh tranh quốc tế. Việc này có thể giải thích... vì sao đề tài nóng của sự xem xét hiện nay là để hiểu các hệ thống mà không là Tây
phương, không là khai phóng (liberal),
không là các nền dân chủ khai phóng, có lẽ thậm chí chẳng là các nền dân chủ,
thế mà vẫn làm cho các quốc gia thành công. Ngày nay trong những phân tích quốc
tế các ngôi sao là Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ.”
Một danh sách lập dị. Các đặc trưng nào có thể là các đặc trưng trong tất cả các nước được trích dẫn mà không có ở các nước không-ngôi sao khác? Chúng ta hãy nhìn vào Bảng 1. Trong các thời kỳ dài, ngay cả trong và ngay sau các năm khủng hoảng, bốn trong năm nước đó đã có các tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn rất nhiều so với nhiều nước Tây phương có vẻ ngoài “suy đồi”, và cũng cao hơn Hungary. Đối với nhiều người, điều này biện minh cho việc đánh giá “ngôi sao.” Thế nhưng lòi ra khỏi hàng là nước Nga, nơi tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong 2009-13 đã không nhanh hơn tốc độ của Hoa Kỳ. Với thuộc tính khác được ngụ ý trong danh sách, thì Ấn Độ được coi như trứng tu hú. Ngược với bốn nước khác với các hình thức cai trị độc đoán hay độc tài của họ, Ấn Độ kể từ khi giành lại độc lập đã là một nền dân chủ nghị viện, mà trong đó không lực lượng chính trị nào đã được “bê tông hóa,” ngược lại đều có thể bị phế truất; các đảng, các nhóm chính trị cạnh tranh nhau đã lặp đi lặp lại kế tục nhau lên nắm quyền.
Bảng 1. Tăng trưởng ở các nước “ngôi sao” và một số
nước khác trong và sau khủng hoảng – tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai
đoạn 2009-13, (%)
Nước
|
Tăng trưởng bình quân hàng năm trong 2009–13, %
|
Ấn Độ
|
6,9
|
Trung Quốc
|
8,9
|
Nga
|
1,1
|
Singapore
|
5,3
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
3,9
|
|
|
Pháp
|
0,2
|
Đức
|
0,7
|
Bồ Đào Nha
|
-1,4
|
Thụy Điển
|
1,4
|
Hoa Kỳ
|
1,2
|
|
|
Hungary
|
-0,9
|
=1&ssd=1&sort=country&ds=%2C&br=1&pr1.x=32&pr1.y=3&c=924%2C182%2C922%2C576%2C132
%2C134%2C144%2C944%2C534%2C186%2C111&s=NGDP_RPCH&grp=0&a.
Truy cập, 12-8-2014.
Để tranh luận đầy đủ cần phân tích sự phát triển trong cả năm nước. Tuy
nhiên, vì hạn chế độ dài tôi chỉ bàn về một nước duy nhất: Trung Quốc. Không
nghi ngờ gì nước này cho thấy rõ ràng cả hai đặc trưng khu biệt: tăng trưởng
rất nhanh và sự cai trị độc tài.
Nảy sinh ở đây vài câu hỏi:
· Cái gì giải thích tốc độ tăng trưởng nhanh của Trung
Quốc?
· Hungary có thể noi gương Trung Quốc?
· Nếu có thể, có bõ không, có tốt cho Hungary không để đi theo tấm gương Trung Quốc?
2.
Con đường phát triển của Trung
Quốc – giai đoạn tăng trưởng nhanh
Cái
chết của Mao Trạch Đông trong năm 1976 đã chấm dứt một thời kỳ rùng rợn của
lịch sử Trung Quốc, mà trong đó sự đàn áp đã là đặc biệt man rợ, ngay cả so với
các nước xã hội chủ nghĩa khác. Sự nghèo khổ, nạn đói, và chính sách kinh tế
phiêu lưu đã giáng xuống dân cư. Sau những năm tranh giành quyền lực quá độ, từ
1981 cải cách hệ thống đã bắt đầu với sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Ngay sau
đó tăng trưởng sản xuất đã có tốc độ vũ bão (xem đường GDP trên Hình 1 và Hình 2).
Hình 1. Tăng trưởng
kinh tế Trung Quốc giai đoạn giữa 1974 và 2012
(1980 = 100%)
GDP Xuất khẩu • • • Sản xuất nông nghiệp
Chú thích: Mặc dù các quá trình
cải cách đã bắt đầu trước 1980, các tác động của chúng bắt đầu thể hiện trong
năm đó. Điều này có thể thấy rõ trên Hình 2, mà phóng đại phần trái bên dưới
của hình này. Đó là vì sao chúng tôi chọn năm 1980 làm như năm cơ sở. Khu vực được giới thiệu trong đường cong
dưới cùng bao phủ các tiểu ngành săn bắn, lâm nghiệp và ngư nghiệp cũng như
nông nghiệp theo nghĩa hẹp. Các số tuyệt đối, mà từ đó các chỉ số được tính,
được đo bằng USD theo các giá cố định năm 2005.
Nguồn: UN National Accounts Main Aggregates database http://unstats.un.org/unsd/snaama/dnlList.asp Truy cập 12-8-2014.
Hình 2. Buổi đầu của
quá trình cải cách ở Trung Quốc trong giai đoạn 1974-1987
(1980 = 100%)
Chú thích: Hình này “phóng đại”
đoạn dưới bên trái của Hình 1, cho
giai đoạn 1974-1987
Nguồn : xem
nguồn cho Hình 1.
“Cải cách” là tên gọi tổng
hợp của nhiều quá trình.
1. Một sự biến đổi đột ngột
và sâu sắc đã xảy ra trong nông nghiệp. Canh tác công xã và tập thể nhường
đường cho canh tác tư nhân, mà đã giải phóng các lực lượng khổng lồ thúc đẩy
tăng sản xuất nông nghiệp. (Xem đường cong nông nghiệp trong hình 1 và hình 2.)
2. Những hạn chế trước đây
lên doan nghiệp tư nhân được dỡ bỏ. Hàng loạt hãng tư nhân mới xuất hiện trong
mọi khu vực của nền kinh tế.
3. Đã xuất hiện và lan rất
nhanh một loại hãng mới (được biết đến như doanh nghiệp hương trấn) mà đã dựa
vào một sự kết hợp đặc thù của quyền sở hữu thị xã và tư nhân.
4. Chính sách hướng nội và xa
lánh phương Tây đã nhường đường cho chính sách “mở cửa.” Kim ngạch xuất khẩu
tăng vọt. (Xem các đường xong xuất khẩu trong các hình 1 và 2.)
5. Trung Quốc đã không chỉ
cho phép, mà đã tích cực mời chào các nhà đầu tư nước ngoài. Vốn nước ngoài đã
chảy mạnh mẽ vào trong nước.
6. Trung Quốc đã tìm cách học từ các nước đã phát triển. Sự khát khao tri
thức đã có nhiều hình thức. Thí dụ, hàng ngàn sinh viên được gửi đi học tại các
đại học Tây phương, và một tỷ lệ cao đã trở về nước sau khi tốt nghiệp.
7. Một hiện tượng đi cùng
với những thay đổi được mô tả ở các điểm 5 và 6 đã là dòng chảy nhanh của công
nghệ hiện đại vào Trung Quốc. Nước này đã
ngày càng được tích hợp vào mạng lưới toàn cầu của các xã hội dựa trên truyền
thông và thông tin hiện đại.
Phải lưu ý rằng những thay đổi 1-7 không phải mang tính
“unorthodox-không
chính thống.” Những cải cách này đúng là những cải cách được khuyến nghị
bởi IMF và Ngân hàng Thế giới và
bởi các kinh tế gia nước ngoài được ban lãnh đạo Trung Quốc tham vấn. Bây giờ
chúng ta hãy quay sang các nhân tố tăng trưởng mà đã không thuộc về các khuyến nghị chuẩn Tây phương.
8. Trung Quốc đã giữ sự tăng
lương và tăng tiêu thụ hộ gia đình giữa những giới hạn nghiêm ngặt. Mặc dù tiêu
dùng đã tăng, sự tăng trưởng của nó rớt lại xa sau sự tăng trưởng sản xuất. Tỷ
lệ tiêu dùng của khu vực hộ gia đình trên GDP đã thấp và còn đã sụt thêm. (Xem Bảng 2, dòng 2.) Bất bình đẳng về phân
bổ thu nhập đã tăng lên mức độ đầy kịch tính.
9. Tỷ lệ đầu tư trong sử
dụng của GDP đã ở mức cao gây sửng sốt. (Xem Bảng 2, dòng 1.) Việc này hiển nhiên gắn mật thiết với tỷ lệ tiết
kiệm rất cao của Trung Quốc. Có vài sự tương tự đối với sự phân bố và sử dụng
này của thu nhập quốc gia trong lịch sử kinh tế thế giới. (Tôi sẽ quay lại vấn
đề này.) Có lẽ trường hợp tương tự duy
nhất đã là công nghiệp hóa Stalinist
trong thời kỳ các kế hoạch năm-năm đầu tiên của chế độ Soviet. Không có nước phương Tây nào nơi dân
cư đã chịu hay đã cam chịu để cho người ta hạn
chế đến như vậy phần của nó trong tăng trưởng sản xuất.
Các đặc
tính tăng trưởng kinh tế được liệt kê đã được tạo ra bởi những thay đổi thể chế
mà đã diễn ra trong thời kỳ này. Những thứ này trong nhiều khía cạnh đã mâu
thuẫn. Đã xuất hiện các định chế kinh tế cần
thiết cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường dựa trên sở hữu tư nhân. Các
định chế này đảm bảo hai phần ba (nhưng không hoàn toàn hay nhất quán) sự bảo
vệ tài sản tư và sự ép thực thi hợp đồng tư. Mặt khác, đã vẫn còn một khu vực
có trọng lượng lớn và có ảnh hưởng thuộc sở hữu nhà nước. Số đông các doanh
nghiệp nhà nước được duy trì một cách nhân tạo bởi các khoản bao cấp nhà nước,
các khoản vay rẻ từ ngân hàng, và bởi các công cụ khác của triệu chứng “ràng
buộc ngân sách mềm,” bất chấp những tổn thất thương mại nghiêm trọng.
Bảng 2. Sử dụng GDP ở Trung
Quốc trong thời kỳ 1974-2012 (%)
|
1974
|
1975
|
1976
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
Tổng tích lũy tài sản
(Gross capital Formation)
|
40,9
|
42,1
|
39,9
|
42,0
|
42,4
|
46,3
|
46,9
|
47,1
|
47,4
|
Tiêu dùng hộ gia đình (household
consumption)
|
54,8
|
52,4
|
55,2
|
36,7
|
36,3
|
36,5
|
35,8
|
36,1
|
36,3
|
Ghi chú: Số liệu GDP từ điểm
xuất phát tính toán trùng với số liệu mà dựa trên đó các chỉ số được thấy ở
Bảng 1 đã được tính toán.
Nguồn: UN National Accounts Main Aggregates database.
ruy cập: 12-8-2014.
Với các
định chế chính trị, các cải cách đã
không xóa bỏ hệ thống một đảng, sự độc
quyền chính trị của đảng cộng sản. Hình thức chính quyền vẫn là chế độ độc tài,
nhưng tính dã man tàn bạo của thời Mao đã bớt đi một chút. Phạm vi lớn hơn đã
được trao cho sự tranh luận, và ý thức hệ chính thức của đảng đã được áp đặt
nhẹ hơn lên giáo dục và hoạt động trí tuệ. Thành phần của đảng đã thay đổi dần
dần từ thành phần của đảng cộng sản Stalinist/Maoist. Bên trong nó có sự câu kết ngày càng
tăng giữa các lãnh đạo chính trị và các nhóm xã hội của các chủ tư bản mới và
các nhà quản lý kỹ trị.
3.
Con đường phát triển của Trung
Quốc – giai đoạn giảm tốc
Sản xuất ở Trung Quốc đã tăng trong thời gian dài với
nhịp độ kỷ lục, nhưng đã tỏ ra rằng tốc độ dễ gây nguy hiểm này không thể duy
trì được mãi. Ngó vào Bảng 3, GDP đã
tăng 15% trong năm 1984, rồi sau sự chậm đi đáng kể trong năm 2007 tốc độ tăng
trưởng đã lại nhảy lên mức rất cao, 14%.
Sau đó
đã có một xu hướng giảm tốc rõ rệt. Đã có hai năm mà trong đó tốc độ tăng
trưởng kỷ lục 1984 đã bị giảm một nửa.
Sự
kiện quan trọng nhất trong giai đoạn kể từ khi cải cách bắt đầu, đã xuất hiện
không phải trong lĩnh vực kinh tế, mà trong lĩnh vực chính trị. Tác động của sự
nới lỏng áp bức trong các năm 1980 đã không gây ra sự thỏa mãn hay cảm nhận
biết ơn với các ông chủ quyền lực, mà đã đánh thức khát vọng tự do. Các phong
trào phản kháng rải rác đã mạnh lên, và cuối cùng đã dẫn đến các cuộc phản
kháng quần chúng khổng lồ năm 1989, khi Quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm
thủ đô bị chiếm trong nhiều ngày bởi các sinh viên và các công dân khác đòi các
quyền con người, tự do, và sự chấm dứt tham nhũng. Theo lệnh của Đặng
Tiểu Bình bằng các lực lượng quân sự người ta đã đè bẹp một cách tàn bạo và đẫm
máu sự bất tuân dân sự này. Sau đó đến các cuộc trả thù và chế độ độc tài đã
lại trở nên cứng rắn, tuy chế độ đã chưa bao giờ quay lại sự tàn bạo điên rồ
của thời Mao.
Là khó để làm rõ liệu có một liên kết nhân quả trực tiếp
giữa tình tiết Quảng trường Thiên An Môn, mà đã bắt đầu hăng hái đến vậy và đã
kết thúc đẫm máu đến vậy, và sự chậm đều đặn của sự tăng trưởng kinh tế hay
không. Một sự giải thích đủ của hiện tượng sau có thể thấy trong sự thay đổi
của các điều kiện kinh tế.
Về mặt
lý thuyết sự tăng trưởng trong các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chia thành hai
giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, phát triển theo chiều rộng, có sẵn dư dả sức lao
động tự do, và với sức lao động này nhà nước cung cấp vốn tư bản cần thiết cho
sự tăng sản xuất. Sản xuất tăng chủ yếu bằng cách kết hợp ngày càng nhiều vốn
tư bản với lượng lao động ngày càng tăng, nhưng việc này không thể tiếp tục mãi
mãi. Sự tăng trưởng ngày càng vấp phải những nút cổ chai: không có lao động có
trình độ phù hợp và/hoặc các nguồn lực đầu tư có thể tiếp cận ở những chỗ mong
muốn. Tăng trưởng dần dần chuyển sang pha theo
chiều sâu, mà tại đó tăng trưởng sản xuất có thể đạt được chủ yếu (muộn hơn
có lẽ chỉ riêng) bằng sự tăng năng suất. Trong pha theo chiều sâu tăng trưởng
nhất thiết chậm hơn pha theo chiều rộng.
Bảng 3. Sử dụng GDP ở Trung Quốc trong thời kỳ
1974-2012 (%)
|
1984
|
1985
|
1986
|
1987
|
1988
|
1989
|
1990
|
1991
|
1992
|
1993
|
Tổc độ tăng trưởng GDP
|
15,2
|
13,5
|
8,8
|
11,6
|
11,3
|
4,1
|
3,8
|
9,2
|
14,2
|
14,0
|
Tổc độ tăng trưởng nông nghiệp
|
12,9
|
1,8
|
3,3
|
4,7
|
2,5
|
3,1
|
7,3
|
2,4
|
4,7
|
4,7
|
Tổc độ tăng trưởng xuất khẩu
|
20,1
|
1,9
|
16,3
|
62,4
|
13,4
|
-2,1
|
18,0
|
17,9
|
22,4
|
3,7
|
|
1994
|
1995
|
1996
|
1997
|
1998
|
1999
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
Tổc độ tăng trưởng GDP
|
13,1
|
10,9
|
10,0
|
9,3
|
7,8
|
7,6
|
8,4
|
8,3
|
9,1
|
10,0
|
Tổc độ tăng trưởng nông nghiệp
|
4,0
|
5,0
|
5,1
|
3,5
|
3,5
|
2,8
|
2,4
|
2,8
|
2,9
|
2,5
|
Tổc độ tăng trưởng xuất khẩu
|
32,1
|
11,3
|
17,4
|
32,1
|
14,1
|
11,1
|
21,4
|
11,2
|
20,8
|
18,4
|
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
Tổc độ tăng trưởng GDP
|
10,1
|
11,3
|
12,7
|
14,2
|
9,6
|
9,2
|
10,4
|
9,3
|
7,7
|
7,7
|
Tổc độ tăng trưởng nông nghiệp
|
6,3
|
5,2
|
5,0
|
3,7
|
5,4
|
4,2
|
4,3
|
4,3
|
4,5
|
n.a.
|
Tổc độ tăng trưởng xuất khẩu
|
18,5
|
18,2
|
18,5
|
17,4
|
4,9
|
-5,1
|
18,3
|
7,3
|
3,7
|
n.a.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
http://unstats.un.org/unsd/snaama/dnlList.asp. (Truy
cập 12-8- 2014) nguồn cho 2013
International Monetary Fund, World Economic Outlook
Database, April 2014.
http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2014/01/weodata/weorept.aspx?sy=2009&ey=2013&sc
sm=1&ssd=1&sort=country&ds=%2C&br=1&pr1.x=32&pr1.y=3&c=924%2C182%2C922%2C
576%2C132%2C134%2C144%2C944%2C534%2C186%2C111&s=NGDP_RPCH&grp=0&a.
(Truy
cập: 12-8-2014)
Ghi chú: Các số trong bảng cho thấy
hiệu của chỉ số giữa năm cho trước và năm trước đó như tỷ lệ của giá trị của
năm trước, tức là tốc độ tăng trưởng theo phần trăm, n.a. là không có dữ liệu.
Không có những phép màu. Trung Quốc cũng trải qua một sự chuyển pha từ từ
như vậy. Việc tăng năng suất phải có vai trò ngày
càng lớn hơn, mà đưa ra nhiều đòi hỏi về chất lượng của vốn và lao động. Cần
đến các khoản đầu tư thâm dụng vốn (và vì thế đắt tiền) trong lĩnh vực ngày càng
rộng hơn. Sẽ cần đến sức lao động được đào tạo ngày càng nhiều, bên trong đó
đến các lao động trí óc được đào tạo cao nữa, bởi vì thiếu họ thì không thể có
phát triển kỹ thuật hay đổi mới. Người dân phải được trả lương tốt hơn. Đào tạo
chuyên gia dính đến việc phát triển giáo dục và nghiên cứu. Cần
các điều kiện sống tốt hơn. Cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của lực lượng lao
động. Việc thiết lập một nhà nước phúc lợi, chí ít ở mức khiêm tốn, không thể
bị trì hoãn thêm nữa.
Hệ quả của tất cả những thứ
này, lương phải tăng nhanh hơn, và trên lương là các khoản thuế và phí, để bao
hàm các chi phí nhà nước phúc lợi tăng lên (về giáo dục, y tế, và hưu bổng).
Một kết quả là, các hàng hóa Trung Quốc dành cho xuất khẩu sẽ đắt đỏ hơn và
tính cạnh tranh của chúng sẽ giảm đi. Các năng lực xuất khẩu giảm đi, hoặc sự
nhận ra rằng việc này sớm muộn sẽ xảy ra, làm tăng sự cám dỗ để hướng nội.
Dòng lập luận này cho đến đây
được suy diễn ra từ các quy luật nội tại của nền kinh tế, tức là, sự thay đổi
không thể tránh khỏi của tỷ lệ tiêu dùng đối với đầu tư. Thế nhưng không chỉ
các ràng buộc bên trong mù quáng có tác động đến sự thay đổi, mà cả tiếng nói
của người dân nữa. Những sự phản kháng chống lại những mối bất bình địa phương
trở nên phổ biến hơn, các cuộc đình công xảy ra thường xuyên hơn. Nhiều phong
trào nhỏ địa phương được bình định bằng các khoản đút lót cho các nhà tổ chức
hay bằng hành động cảnh sát. Tuy vậy, có áp lực có thể cảm nhận được từ dân cư
đòi một phần lớn hơn trong những kết quả của tăng trưởng.
Giữa lúc “chạy hết tốc lực” ban
lãnh đạo đất nước đã chẳng quan tâm đến sự hủy hoại môi trường. Các lời cảnh
báo đã không còn giới hạn ở các nhà quan sát nước ngoài nữa. Hành động chống
lại ô nhiễm không khí và các vấn đề môi trường khác đã trở thành không thể lẩn
tránh được. Việc này rút thêm nguồn lực khỏi đầu tư mà có thể đóng góp ngay và
trực tiếp cho tăng trưởng GDP.
Trung
Quốc có một nền kinh tế vững chãi nhưng các vết nứt đang xuất hiện trong cấu
trúc khổng lồ của nó. Việc giải cứu các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ chiếm
những khoản chi lớn của ngân sách quốc gia. Những khoản nợ nần chồng chất đè
nặng phần đáng kể của các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức không thuộc
chính phủ. Khu vực ngân hàng hoạt động tồi, bị các
khoản nợ xấu và nợ khó đòi đè nặng.
Người ta đã thử kiềm sự chậm
lại hoặc thậm chí quay lại sự tăng tốc bằng cách tăng tỷ lệ đầu tư trong sử
dụng GDP, mà đã tăng lên 47% trong năm 2012. Đây là một kỷ lục trong lịch sử
kinh tế thế giới! Một trong mỗi hai đơn vị được tạo ra của sản xuất (được đo
bằng giá trị) được người ta mang đi đầu tư. Phù hợp với việc này tỷ lệ tiêu
dùng hộ gia đình cũng đã đạt mức thấp kỷ lục thế giới: chỉ còn 36%. Đã chẳng
bao giờ các hộ gia đình lại tiêu dùng ít như vậy (chỉ một phần ba GDP được tạo
ra,) (Xem Bảng 2.) Đây là một mâu
thuẫn nội tại nghiêm trọng của nền kinh tế Trung Quốc, mà là một nhân tố gây ra
sự chậm lại, như thế sự căng thẳng không những không giảm đi mà còn tăng lên.
Căng thẳng có thể cảm nhận
được trong tâm trạng của công chúng. Mặc dù một kết quả may mắn của sự tăng
trưởng khổng lồ là việc cứu hàng trăm triệu người khỏi cảnh nghèo xơ xác, gần
nạn đói, nó cũng đã gây ra những sự bất bình đẳng thu nhập khổng lồ giữa tầng
lớp trên cùng giàu nứt đố đổ vách và hàng trăm triệu người rất nghèo.
Một cách đáp lại của nhà nước
đối với sự bất mãn đã là “trở nên cứng rắn:”
tăng nhanh các biện pháp đàn áp (sự tàn bạo cảnh sát, sự hăm dọa với
những sự kết án thô bạo), có thể cảm
nhận thấy đặc biệt trong một hai năm vừa qua. Cách khác là đánh lạc hướng nhân
dân bằng kích động chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa.
4. Tương lai của Trung Quốc?
Ai có thể nói
chắc về tương lai? Không thể loại trừ khả năng ban lãnh đạo tiến hành những hiệu
chỉnh mà “xả hơi” khỏi nồi hơi đang dần dần sắp nổ. Lương thực tế được tăng, từng bước xây dựng các định chế của một nhà
nước phúc lợi, chí ít đến mức phù hợp với sự phát triển của Trung Quốc. Bình
thản ghi nhận rằng việc này tiếp tục có thể làm chậm sự tăng trưởng.
Với những
thay đổi kể trên, cũng như làm giảm những căng thẳng xã hội bằng các biện pháp
làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập, phân phối lại các gánh nặng đóng góp ngân
sách và các dịch vụ nhà nước.
Việc này sẽ cho phép giảm bớt
sự đàn áp. Tất cả những thay đổi này sớm muộn có thể dẫn đến dân chủ hóa các
định chế chính trị.
Nhiều người muốn thấy Trung
Quốc đi con đường này – không chỉ hầu hết các chính trị gia nước ngoài và các
chuyên gia nước ngoài về Trung Quốc, mà cả đối lập dân chủ trong nước đối với
hệ thống Trung Quốc hiện thời: những người được khai minh như những nhà giáo và
sinh viên, nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo, và quan chức đảng một thời hay thậm chí
cả hiện thời.
Tất nhiên, các sự kiện có thể
đi theo cách khác. Các lãnh đạo có thể thử vắt sự tăng trưởng nhanh từ nền kinh
tế bằng cắt giảm lương và chi tiêu phúc lợi. Những căng thẳng và sự phản kháng
có thể vấp phải sự trả đũa mạnh hơn. Nếu tình hình trở nên xấu đi đến mức, theo
những người nắm quyền, cần đến việc “quốc gia đứng vào hàng ngũ,” họ có thể lao
vào kích động chủ nghĩa dân tộc hoặc thậm chí thử một cuộc phiêu lưu quân sự.
Chúng ta không biết, thế lưỡng
nan hướng ngoại hay hướng nội sẽ được giải quyết ra sao. Nếu hướng sau áp đảo,
thì có thể đi cùng với các mối quan hệ với phương Tây bị lung lay. Bên cạnh
nhiều hệ quả kinh tế, việc này cũng có thể kìm hãm nhịp độ năng động của tiến
bộ kỹ thuật của Trung Quốc.
Những hệ quả kinh tế là không
thể tiên đoán được. Tuy nhiên chắc chắn có thể dự đoán được ngần này: chính
sách “cứng rắn” không thể tạo ra sự quay lại kéo dài của các tỷ lệ tăng trưởng
15% gây sửng sốt của thời kỳ đầu tiên. Cũng chẳng chắc chắn rằng tốc độ tăng
trưởng hiện tại 7-8% sẽ ổn định trong thời gian dài và khiến cho sự chậm thêm
dừng lại.
5. Hungary
có thể theo tấm gương Trung Quốc?
Nếu tôi
phải trả lời bằng một từ duy nhất, câu trả lời của tôi: không! Thế nhưng tôi muốn nói nhiều hơn vậy. Tôi đã phác họa các đặc tính của sự tăng
trưởng Trung Quốc chính để tôi có thể lý giải câu trả lời phủ định của mình chi
tiết hơn một chút.
Con đường phát triển tương lai
của một nước không thể được vạch ra một cách tùy ý. Lịch sử không đặt trước “ý muốn
trung ương” một thực đơn với các món khác nhau: Singapore và Thụy Sĩ, Trung Quốc và Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nigeria, Thụy Điển và Bắc Triều Tiên, vân vân và nói: “Chúng
đây, hãy chọn món ngài muốn.” Tình trạng hiện thời của một nước, ngoài ra con
đường lịch sử mà nước đó đã đi qua đến trạng thái hôm nay, thu hẹp đáng kể tập
hợp các con đường mà nó có thể theo, tuy vậy con đường tương lai cũng chẳng là
tất định. Vẫn còn có quyền tự do lựa chọn đáng kể cho các nhà hoạch định, với trách
nhiệm lịch sử đi cùng.
Hãy so
sánh các đặc điểm của Trung Quốc và Hungary từ quan điểm này:
·
Trung
Quốc là một nước khổng lồ. Nhiều tỉnh của nó giáp với biển. Có nhiều loại vùng
khí hậu trên lãnh thổ của nó, mà làm cho việc sản xuất nhiều loại sản phẩm nông
nghiệp trong nước là có thể. Nó giàu về tài nguyên thiên nhiên. Tạm thời hãy bỏ
sang một bên vấn đề liệu chính sách hướng nội được tăng cường có đáng mong muốn
cho Trung Quốc hay không, chắc chắn đúng là nó có khả năng làm vậy ở mức độ lớn. Ngược lại Hungary bị
đất liền bao quanh, nghèo về tài nguyên thiên nhiên, không thể có khả năng cô lập mình theo cách đó. Điều kiện tự nhiên
và địa lý buộc nó phải mở.
·
Tỷ lệ đầu tư của Hungary là khoảng một phần ba của tỷ lệ của Trung Quốc,
và nó không thể tăng lên mức của Trung Quốc cho dù chính phủ có muốn vậy. Vì việc đó phụ thuộc chỉ một phần vào ý chí của
chính phủ. Nó phụ thuộc phần lớn vào các công dân, các cá nhân, các hộ gia
đình, các gia đình, các hãng tư nhân, và chí ít một phần vào các cơ quan tự
quản và các cộng đồng nhỏ hơn. Nhà nước có thể thử tác động đến các quyết định
của họ với rhetoric
(lối nói hoa mỹ) và những khuyến khích vật chất, nhưng một quá trình được phi
tập trung hóa như vậy không hoạt động theo lệnh nhà nước. Nó phụ thuộc vào
những người ra quyết định riêng biệt, những người tiết kiệm và đầu tư, vào việc
họ tin đến mức nào vào tương lai và vào sự an toàn của các khoản đầu tư và của
cải của họ.
·
Năng lực cạnh tranh của Hungary không được cải thiện. Liệu có
thể cải thiện nó một cách triệt để bằng cách đẩy lương Hungary xuống mức
Trung Quốc? Có phải giảm chi tiêu nhà nước
về y tế, giáo dục và hưu bổng (theo phần trăm, trên đầu người) xuống mức tương
tự? Ở đây tôi không hỏi liệu có đáng mong mỏi theo hệ thống giá trị nào đó hay
không. Tôi chỉ nói về tính khả thi. Liệu có
thể để theo tấm gương của Trung Quốc? Chúng ta có thể nói dứt khoát: không.
·
Một tiêu chuẩn quan trọng là
cái gọi là tính kinh tế theo quy mô. Hungary có dân số của một thành phố lớn nào đó của Trung
Quốc. Trung Quốc có một thị trường nội địa của 1,5 tỷ, tạo ra quy mô khổng lồ
về tiết kiệm và tính sinh lời cho các nhà đầu tư cả Trung Quốc lẫn nước ngoài.
Quy mô đó không sẵn có cho ý muốn trung ương Hungary.
6.
Tóm tắt phân tích thực chứng
Đoạn
trích từ bài phát biểu ở Tusnádfürdő (Băile Tușnad) không trình bày một mối quan hệ nhân quả
trực tiếp, nó chỉ nói rằng có thể quan sát thấy đồng thời hai loại hiện
tượng: một mặt là thành tích kinh tế “ngôi sao” (hãy hiểu là tăng trưởng GDP
nhanh) và mặt khác là hình thức cai trị phi dân chủ, độc đoán/độc tài. Tuy vậy,
nhắc đến chúng cùng nhau có gây ra ấn tượng về tính nhân quả, chí ít theo nghĩa
hẹp hơn của chế độ độc đoán/độc tài là điều kiện cần cho sự tăng trưởng như
vậy. Diễn đạt một cách chính xác, mối quan hệ được giả thiết là:
chế độ độc đoán/độc tài → tăng trưởng nhanh.
Tuy
nhiên, khẳng định này không đứng vũng. Nó không đúng dưới bất cứ điều kiện nào.
Tôi thậm chí không thử đưa ra một sự bác bỏ tổng quát trong thảo luận này; sự
hạn chế độ dài của bài báo là lý do đủ để cản tôi làm vậy. Tôi không thử bác bỏ
với các thí dụ thực từ cả năm nước được nhắc đến trong bài phát biểu. Tuy vậy,
tôi hy vọng qua thí dụ của Trung Quốc tôi có thể chứng minh: các mối quan hệ
nhân quả là phức tạp hơn khẳng định nêu trên rất nhiều. Một mặt, bên “nguyên
nhân” của mối quan hệ phải chú ý đến không chỉ một hoặc hai mà nhiều nhân tố
giải thích. Mặt khác, bên “hệ quả” phải tính đến không chỉ một hiện tượng (tốc
độ tăng trưởng GDP cao), mà nhiều thứ, bắt đầu từ sự tiến triển đời sống của
dân cư, qua phân phối thu nhập đến sự hủy hoại môi trường.[3] Hai bên có sự tương tác với nhau, tức là ảnh hưởng lẫn nhau. Sự
đàn áp, sự vi phạm các quyền con người, có thể được đặt ở bên “nguyên nhân” (vì
bên trong hệ thống thể chế cho trước người ta dùng nó như công cụ để kiềm chế
những người bất bình), nhưng nó cũng thuộc về bên “hệ quả” nữa, bởi vì nó là
sản phẩm phụ cay đắng của sự tăng tốc cưỡng bức của sự tăng trưởng.
Hãy để tôi cũng nhấn mạnh rằng là không đủ để khảo sát
mối quan hệ giữa hệ thống thể chế chính trị và kinh tế và sự tăng trưởng chỉ
trong một thời điểm cho trước. Phải có
sự hiểu biết về động học của các quá trình: cái nào, khi nào tăng tốc và
chậm lại, và vì sao.
Bây
giờ chúng ta hãy chuyển từ phân tích thực
chứng (“có cái gì?”, “vì sao có cái đang
có?) sang phân tích chuẩn tắc (“nên
có cái gì?”)!
7. Có đáng cho Hungary
để theo gương Trung Quốc?
Tạm thời hãy để sang một bên một trong những kết luận của
dòng tư duy trước – tức là Hungary không
thể theo tấm dương Trung Quốc. Dù là không thể theo toàn bộ, theo tất cả
các đặc điểm chính, vẫn có thể có nhiều đặc điểm bộ phận của nó mà chúng ta có
thể theo.
Tôi không muốn né tránh câu hỏi. Câu hỏi này
không phải là vấn đề không mang giá trị, vấn đề “thuần túy kinh tế.” Câu trả
lời phụ thuộc vào hệ thống giá trị của người trả lời. Những người tin chắc vào
dân chủ (như tôi) sẽ trả lời câu hỏi trong tiêu đề phụ với câu trả lời dứt
khoát là không. Đối với họ dân chủ –
và sự tôn trọng các quyền con người và sự an toàn pháp lý không thể tách rời
khỏi nó – không chỉ là một trong nhiều giá trị, mà chúng ta quản lý. Có, thì
tốt, nhưng nếu cần, chúng ta có thể bình thản hy sinh, chí ít một phần, để có
được các giá trị khác, thí dụ được sự tăng trưởng nhanh hơn hoặc sự sung túc
vật chất lớn hơn.
Hãy dịch lời phát biểu trên ra ngôn ngữ lý thuyết kinh
tế. Một số người nói về sự đánh đổi giữa dân chủ, các quyền con người, và sự an
toàn pháp lý ở một bên và sự tăng trưởng và phúc lợi vật chất liên quan ở bên
kia. Đối với họ là đáng để nhốt vài kẻ hung hăng lại hoặc nếu không thể tránh
khỏi cần bắn vào các đám đông biểu tình, nếu việc đó mở đường cho việc tăng tốc
độ tăng trưởng lên một hay hai điểm phần trăm. Ở đây bằng tiếng lóng của các nhà kinh tế, nhưng thực ra
bằng lời thẳng thắn tôi đã diễn đạt ý tưởng về sự tăng
trưởng của Trung Quốc trong tâm trí của nhiểu người: “Đúng, ở Trung Quốc không
có dân chủ, người ta liên tục vị phạm các quyền con người, thế nhưng việc này,
dù không tốt, nhưng là cái giá đáng trả bây giờ và trong tương lai vì một tốc
độ tăng trưởng sản xuất chóng mặt mà cuối cùng sẽ nâng nhiều người khỏi cảnh
bần hàn và cải thiện phúc lợi vật chất của dân cư.”
Sự
đánh đổi đó là không thể chấp nhận được đối với những người tận tâm tin vào dân
chủ. Dân chủ, sự tôn trọng các quyền con người và sự an toàn pháp lý không thể bị hy sinh trên bàn thờ của các giá trị khác.[4] Ở trên tôi đã bác bỏ công thức “chế độ độc đoán/độc tài → tăng trưởng nhanh” trong khung khổ của một phân
tích thực chứng, vì nó không giải thích sự tăng trưởng của Trung Quốc một cách
thỏa đáng. Bây giờ tôi sẽ quay sang
chống lại nó lần nữa, lần này trong một phân tích chuẩn tắc, bởi vì trong thang
giá trị của tôi dân chủ không được phép bị bỏ rơi cho dù kết quả là để đẩy
nhanh sự tăng trưởng.
Dòng tư duy của tôi sẽ nêu ra nhiều câu hỏi trong tâm trí
Bạn đọc, ít nhất chẳng kém số câu hỏi mà nó đã thử trả lời. Liệu có con đường
phát triển mà trong đó hình thức cai trị là nền dân chủ khai phóng (liberal democracy)
và có thể đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và với nó sự tăng phúc lợi vật chất,
hay không? Hungary
có thể đi theo con đường này? Nếu giả như tôi thử trả lời các câu hỏi này thì
tôi sẽ vượt quá xa độ dài tối đa các biên tập viên đã cho phép tôi, mà tôi đã
vượt quá mất rồi.
8. Có ý nghĩa không đi tranh luận việc này?
Không
chắc. Tại một hội nghị khoa học, một diễn giả bày tỏ một quan điểm dựa trên cơ
sở dữ liệu và các luận cứ logic, và diễn giả khác tranh luận với ông/bà đó bằng
các công cụ của lập luận duy lý.
Nhưng bài phát biểu Tusnádfürdő đã không được trình bày tại một hội
nghị khoa học.
Tôi
không phải là một học giả tháp ngà ngây thơ. Tôi có kinh nghiệm sống và đọc rất
nhiều về lý thuyết quyết định duy lý và tâm lý học hoạt động chính trị. Bằng
lập luận duy lý không thể thuyết phục được những kẻ cuồng tín. Về các vấn đề cơ
bản một chính trị gia không lựa chọn sau khi cân nhắc kỹ các lời khuyên khả dĩ
khác nhau, mà đi tìm vị cố vấn để ủng hộ (minh họa) một lập trường được gợi ý
trước bởi chính niềm tin chắc của mình, vị cố vấn mà sẵn sàng đưa ra lời khuyên
làm vui lòng mình và ủng hộ lập trường đã được hình thành. Bằng sức mạnh tư duy
không thể thắng các cuộc bầu cử, cũng chẳng giành được quyền lực.
Thế
nhưng, có lẽ có ý nghĩa trong những thảo luận như vậy, như có thể đọc được
trong bài báo này. Tất cả việc này có lẽ có thể giúp gì đó cho Bạn đọc có đầu
óc cởi mở với lập luận duy lý trong việc dò đường của mình qua các mối tương
tác phức tạp giữa hình thức cai trị và sự tăng trưởng kinh tế.
[1] Viện
nghiên cứu xã hội và dư luận Hungary, TÁRKI, công bố cuốn Társadalmi riport [Báo cáo Xã hội] được biên tập, bằng tiếng Hungary,
hàng năm. Bài báo này ban đầu được viết cho cuốn của năm 2014, ra mắt
vào tháng Mười Hai 2014, do Tamás Kolosi và István György Tóth
biên tập, pp.603-616. Một phiên bản
ngắn hơn một chút đã được tuần san Élet és Irodalom
(Đời sống và Văn học) công bố, 29 tháng Tám 2014 (pp. 3-4). Tôi
cảm ơn Brian McLean vì bản dịch tiếng Anh tuyệt vời. Ádám Kerényi đã đóng
góp cho việc tập hợp các số liệu thống kê cho bài báo này. Tôi hàm ơn vì công
việc chu đáo, hiệu quả và tận tụy của
anh. [Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Quang A dựa vào bản gốc tiếng
Hungary có tham khảo bản tiếng Anh.]
[2] Đoạn của bài phát biểu được trích được lấy từ
phiên bản trên trang Internet của chính phủ. http://www.kormany.hu/hu/a-miniszterelnok/beszedek-publikaciok-interjuk/a-munkaalapuallam-korszaka-kovetkezik
[3] Các nhà kinh tế và các nhà thống kê kinh tế
đã nhấn mạnh trong hàng thập kỷ rằng chúng ta chỉ có được một bức tranh bị bóp
méo, dẫn đến lầm lạc về sự phát triển kinh tế nếu tập trung vào chỉ số duy nhất
của tốc độ tăng trưởng GDP.
[4] Lập trường trên có thể được mô tả trong ngôn
ngữ lý thuyết quyết định, sử dụng ngôi số nhiều, như sau. Trong phán
xử ra quyết định chúng ta được chỉ dẫn bởi sự sắp xếp sở thích theo “từ điển”.
Tiêu chuẩn số 1: chúng ta thích dân chủ hơn phi dân chủ hoặc mọi biến thể của
chế độ chuyên chế. Chỉ khi tiêu chuẩn này được thỏa mãn thì mới có thể đến
(tiêu chuẩn) số 2, số 3 và vân vân. Tất
nhiên, chúng ta cũng thích tăng trưởng nhanh hơn tăng trưởng chậm, phân chia
thu nhập công bằng hơn so với phân chia ít công bằng hơn, nhưng chỉ sau khi
tiêu chuẩn dân chủ được thỏa mãn. Trong sự diễn đạt nghiêm ngặt hơn cần sử dụng
cách tiếp cận động: chúng ta thích các quá trình mà thúc đẩy sự xây dựng nền
dân chủ hơn các quá trình thúc đẩy sự xây dựng chế độ độc đoán/độc tài. Tất
nhiên, việc trình bày đầy đủ dòng tư duy này không hợp với chú thích của một
bài báo.
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire