Minh Lượng (Tổng hợp)
Giới phân tích quốc tế cảnh báo Lào về việc lệ thuộc quá mức vào Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế và tài chính.
Tiền từ Trung Quốc
Năm 2014, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Lào với tổng cộng hơn 5 tỷ USD đổ vào các dự án khai mỏ, tài nguyên, thủy điện và kinh doanh nông sản.
Biển chỉ dẫn vào Dự án thủy điện Nam Ou 2 của Lào do Trung Quốc đầu tư |
Lào và Trung Quốc đã đồng ý xây dựng một
dự án đường sắt cao tốc với vốn đầu tư 7 tỷ USD trong khuôn khổ chiến lược “Một
vành đai, Một con đường”.
Kế hoạch này sẽ xây dựng các tuyến đường sắt xuyên suốt nối liền Trung Á cũng như Đông Nam Á. Các tuyến đường sắt xuyên Đông Nam Á sẽ bắt đầu từ Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc), với hơn 150 cây cầu, 76 đường hầm và 31 nhà ga đến Vientiane (Lào). Từ đó, tuyến này sẽ nối với Thái Lan bằng những chuyến tàu cuối cùng đi đến Singapore.
Chuyên gia người Australia Carl Thayer cho rằng dự án đầu tư này đánh dấu một sự bành trướng thế lực của Trung Quốc ở một số nước ASEAN - đặc biệt là ở Thái Lan, Myanmar và Campuchia.
Theo ông Carl Thayer, “tất cả đều nằm trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm phát triển tuyến đường thương mại về phía nam, cải thiện cơ sở hạ tầng và sự nối kết với ASEAN. Tuyến đường cao tốc này sẽ khiến Lào mắc nợ nặng vì những khoản cho vay ưu tiên”.
Theo các chuyên gia phân tích, các khoản vay này - mà Lào phải dùng khoáng sản chưa khai thác để thế chấp - sẽ làm số nợ của Lào tăng vọt.
Vay mượn hiện chiếm gần 90% sản lượng kinh tế thường niên của Lào. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), việc đầu tư vào tuyến đường sắt là không thể kham nổi với một nền kinh tế nhỏ bé như Lào, hiện chỉ có 6 triệu dân với nông nghiệp là chủ yếu.
Trung Quốc cũng là một nước đầu tư hàng đầu vào thủy điện. Các báo cáo cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị ký các hợp đồng xây tới 9 đập nước mới trên các nhánh của sông Mekong.
Các tỉnh miền bắc của Lào sử dụng điện của Trung Quốc, vì phần lớn thủy điện của Lào được xuất khẩu sang nước láng giềng Thái Lan.
…và những cảnh báo
Các nhà phân tích cho rằng ảnh hưởng lan rộng của Trung Quốc đang gây ra những lo ngại về việc phá hoại sự đa dạng sinh thái, chiếm dụng đất đai và thất nghiệp đối với nông dân Lào.
Có ý kiến cho rằng Trung Quốc coi Lào như một bước chủ chốt trong việc mở rộng ảnh hưởng trong vùng. Nhưng Lào có nhiều rủi ro nhất nếu bị đặt dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc bởi Lào là một nước nhỏ, một nền kinh tế nhỏ, và Trung Quốc không ngại biến không gian nằm trong đất liền ở Đông Nam Á này thành sân sau của mình.
Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong (trái) trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 4/2014 |
Tăng trưởng kinh tế của Lào đang ở mức gần 7%, nhưng vẫn lệ thuộc vào những khu vực có mức tuyển dụng lao động thấp, như khai thác tài nguyên và thủy điện.
Ngân hàng Thế giới kêu gọi Lào đa dạng hóa nền kinh tế để có thể tạo công ăn việc làm cho hơn 90.000 người gia nhập thị trường lao động hàng năm.
Tình trạng tài chính của Lào cũng rất yếu kém, thâm hụt ngân sách gia tăng. Một sắc lệnh kêu gọi công chúng siết chặt ngân quỹ gia đình và kiềm chế chi tiêu.
Theo giới phân tích, khi kinh tế vĩ mô ở trong tình trạng không tốt, Lào phải dựa vào Trung Quốc, và Trung Quốc lợi dụng việc này rất có hiệu quả bằng cách cho vay thêm các khoản nợ và thực hiện thêm các dự án ở Lào.
Lời khuyên được đưa ra là Lào phải thận trọng trước nước láng giềng Trung Quốc và đề phòng mưu đồ của nước này hòng làm suy yếu mối quan hệ giữa Lào với Việt Nam.
Nhà báo kì cựu người Australia Martin Stuart-Fox, đồng thời là Giáo sư danh dự về Lịch sử tại trường Đại học Queensland, cho rằng Trung Quốc đã triển khai một chính sách nhằm làm suy yếu các mối liên hệ giữa Lào và Việt Nam.
Theo ông: “Trong lúc ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc gia tăng, ảnh hưởng chính trị cũng gia tăng. Phía Trung Quốc luôn mong muốn rằng ít nhất thì họ cũng có ảnh hưởng tại Lào ngang với phía Việt Nam, nếu không muốn nói là nhiều hơn".
Minh
Lượng (Tổng
hợp)
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire