Báo Trung Quốc: Thủ tướng Việt Nam đội mũ cối là muốn thể hiện “hình tượng cứng rắn” |
Khi nhà cầm quyền
Trung Quốc tự lột cái mặt nạ “4 tốt” và “16 chữ vàng” trên Biển
Đông bằng hành động kéo cái giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào
vùng biển Việt Nam, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người lãnh đạo đầu tiên
lên tiếng phản đối. Và trên khắp các diễn đàn quốc tế lớn nhỏ mà Thủ tướng tham
dự, ông đều lên án mạnh mẽ hành động xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Cụ
thể, tại Hội nghị cấp cao ASEAN (Myanmar ngày 11/5), Thủ tướng đã lên án mạnh mẽ
hành vi xâm lược của phía Trung Quốc. Còn tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông
Á (Philippines ngày 21/5), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mạnh mẽ tuyên bố trước
báo chí quốc tế: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không
chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị
viển vông, lệ thuộc nào đó… Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang
cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo
luật pháp quốc tế”…
Mặc những lời đe dọa
thách thức từ phía Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không hề tỏ ra nao
núng, thể hiện một ý chí quyết tâm cao độ, không chùn bước trước Trung Quốc.
Hành động quyết liệt nhưng tỉnh táo, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan. Có lẽ
chính vì vậy mà Thủ tướng trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền Trung Quốc.
Thế nên, mới đây, khi
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến nhà máy đóng tàu Hạ Long, thị sát tàu kiểm ngư KN
781, liền được báo chí Trung Quốc tập trung chú ý theo dõi. Trang mạng quân sự
sina của Trung Quốc hôm 5/6 lập tức xuyên tạc, bình luận rằng, điều đáng chú ý
là, khi thị sát Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đội mũ cối quân dụng màu xanh
truyền thống của Việt Nam như đang gửi thông điệp “cứng rắn” trên Biển Đông
trước hành vi (xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của phía Trung Quốc).
Tờ Tuần báo Bắc Kinh
ngày 9/6 tiếp tục có bài kích động, tạo hiểu nhầm trong dư luận về cái gọi là
“sự chia rẽ trong ban lãnh đạo Việt Nam” trong quan hệ với Trung Quốc, bất chấp
thực tế các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã lên tiếng phản đối các hành vi gây
hấn của Trung Quốc với Việt Nam trên Biển Đông.
“Những gì làm phức tạp
vấn đề là quan điểm về quan hệ Việt – Trung khác nhau rất nhiều giữa các nhà
lãnh đạo Việt Nam”, Tuần báo Bắc Kinh kích động. Với luận điệu xuyên tạc, đâm
bị thóc chọc bị gạo hòng chia rẽ người Việt, tờ báo Trung Quốc vu cáo trắng
trợn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Trong khi những người ủng hộ Trung Quốc
nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt – Trung thì một số lãnh đạo
cấp cao mà đại diện là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bám vào giáo điều, đặt lợi ích
quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác, một quan điểm kích thích chủ nghĩa dân
tộc và những người trẻ tuổi”?!
Đúng! Lợi ích quốc
gia, dân tộc là trên hết, quan trọng hơn rất nhiều một thứ “quan hệ hữu nghị
viển vông” nào đó. Đây là bài học người Việt đã rút ra sau rất nhiều biến cố,
mà trong số đó có phần “đóng góp không nhỏ” của gã láng giềng lớn xác nhưng
chơi bẩn, thường tìm cách đâm sau lưng đồng chí, bạn bè.
Và không chỉ Việt Nam,
trong quan hệ quốc tế ngày nay, quốc gia nào cũng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc
mình lên trên. Điều khác nhau ở chỗ, những nước văn minh thì bảo vệ lợi ích
chính đáng và hợp pháp, trong khi những kẻ ngụy quân tử thì chỉ thích vơ vào,
biến của người khác thành của mình và bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả đâm bạn sau
lưng.
Chưa hết, bất chấp
thực tế những nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng để ổn định tình hình, hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các
lực lượng chức năng cuả Việt Nam đối phó với dã tâm, thủ đoạn bành trướng của
Bắc Kinh trên Biển Đông. Tuần báo Bắc Kinh tiếp tục vu cáo Thủ tướng Việt Nam
“chỉ đạo, xử lý không hiệu quả” cái gọi là “bạo loạn chống Trung Quốc”?!. Tờ
báo này lật lọng rằng, việc chính phủ Việt Nam nhanh chóng xử lý một số đối
tượng gây rối, ổn định tình hình là do “áp lực từ Trung Quốc”…
Người Việt Nam đủ tỉnh
táo để hiểu rằng, hoạt động gây rối của một số đối tượng lợi dụng các cuộc tuần
hành yêu nước, phản đối Trung Quốc bành trướng Biển Đông, xâm phạm vùng biển
chủ quyền Việt Nam để gây tổn hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài đã bị nhà
nước Việt Nam nghiêm trị, đồng thời động viên và giúp đỡ kịp thời các doanh
nghiệp ổn định sản xuất. Đây đâu phải chỗ để tờ báo Trung Quốc nói lời ly gián,
chia rẽ người Việt.
Tuần báo Bắc Kinh còn
lo sợ Việt Nam sẽ làm gương cho Philippines chống lại tham vọng bành trướng
lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông và việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên
bố sẽ dùng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, trong đó bao
gồm biện pháp pháp lý đã khiến tờ báo này lo sợ sẽ “ảnh hưởng đến quan hệ hữu
nghị Việt – Trung”, thật nực cười!
Một thái độ trịch
thượng của kẻ cả muốn đồng hóa cả các nước láng giềng thành “chư hầu” của Trung
Quốc. Nhưng điều này sẽ không bao giờ xảy ra.
Trung Quốc đã quá đà,
dồn Việt Nam đến chân tường mà quên mất câu: “con giun xéo lắm cũng quằn”.
Người Việt Nam có câu: “Giàu thì phải Sang – Nghèo nhưng không hèn”. Và đúng
như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dõng dạc tuyên bố: “Chủ quyền lãnh thổ,
chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều
thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào
đó”. Phải chăng, chính những tuyên bố đanh thép của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã khiến Trung Quốc phải “đứng ngồi không yên”, phải lo lắng, suy nghĩ để rồi
bày mưu tính kế để loại trừ?
Nếu Trung Quốc nghĩ
rằng Thủ tướng Việt Nam đang đơn độc thì Trung Quốc đã nhầm to. Thủ tướng Việt
Nam không hề đơn độc mà tất cả các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân
Việt Nam đều kề vai sát cánh, đồng lòng cùng Thủ tướng trong công cuộc bảo vệ
chủ quyền Tổ quốc.
Dân tộc Việt Nam, bất
luận thời nào đều có quan điểm rõ ràng nhất quán như một lời thề của hồn thiêng
sông núi là, cho dù kẻ thù có mạnh đến đâu, hung hãn đến đâu cũng chẳng bao giờ
sợ, nếu xâm phạm vào chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc thì đều bị đánh đuổi,
nghĩa là sẵn sàng chấp nhận chiến tranh, dù rất yêu chuộng hòa bình. Không ai,
đặc biệt là Trung Quốc, nghi ngờ về điều này vì lịch sử đã chứng minh.
Không rõ tinh thần yêu
nước của dân tộc Trung Hoa như thế nào, bởi vì từ xưa Trung Quốc chỉ đi xâm
lược, mở rộng lãnh thổ, cai trị các láng giềng nhưng khi bị các quốc gia khác
tới xâm lược như Nguyên Mông, Anh, Nhật Bản thì họ đều thúc thủ và sự hèn nhát
của họ thể hiện trong “Vạn lý trường thành”… thì chỉ có họ mới hiểu, đánh giá
được thực chất, sức mạnh kết nối lòng yêu nước của dân tộc họ.
Dân tộc Việt, lòng yêu
nước được biểu hiện theo cách như vua Quang Trung từng nói: “Đánh cho để
răng đen / Đánh cho để tóc dài / Đánh cho nó nhất chích luân bất phản / Đánh
cho nó nhất phiến giáp bất hoàn / Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu
chủ“. Về ý chí thì Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm 20 năm hoặc
lâu hơn nhưng “dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải dành độc lập”…khác với ý
chí xây một “Vạn lý trường thành” của dân tộc Trung Hoa.
Chưa biết chừng, “giấc
mơ Trung hoa” sẽ bị tan vỡ bởi bắt đầu bằng “một con kiến lửa đầu đàn” biết đặt
lợi ích quốc gia cao hơn tất cả.
Bạch Dương/(Trần Đại Quang's web)/TTHN
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire