21/08/2015

Lãnh đạo phải đủ quyền lực để chỉ còn ‘tham’ vinh danh


Những ngày tháng 6 nóng bỏng này, gác tạm sang bên mối lo áo cơm thường niên, một trong những vấn đề khiến nhân dân cả nước quan tâm nhất chính là tình hình lựa chọn nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng XII, dự kiến sẽ khai mạc vào cuối tháng 1/2016. Và điều được bàn tán nhiều nhất, có lẽ không ngoài vấn đề ai sẽ là Tổng Bí thư sau Đại hội XII?
 


Bài này được đăng trên site có tên Trương Tấn Sang, sau đó site có tên Nguyễn Tấn Dũng đăng lại, được vài ngày thì cả hai sites nói trên đều gỡ nó xuống.
Ông Trọng tuyên chiến: ‘không để lọt vào BCH TW người tham vọng quyền lực’ và ‘Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?’ mà ai cũng biết là nhắm vào cá nhân ông Thủ tướng.
Bài viết cho rằng một khi "tham vọng quyền lực" đã đạt được thì con người lại bắt đầu "tham danh" tức là muốn làm một "cái gì đó" để lại tiếng thơm cho cho đời.
Phải chăng "cái gì đó" là dứt bỏ tình trạng hiện nay khi mà tứ trụ triều đình cứ "đá bóng" qua chân nhau vì không ai đủ quyền lực để quyết định ngưng ngay cái việc "mò kim đáy biển": đi tìm một định hướng XHCN mà không bao giờ hiện hữu. Trong khi đất nước sờ đâu cũng có vấn đề và tiếp tục tụt hậu.
Trong một xã hội không có "Pháp trị" thì con người chỉ còn hy vọng cái "Nhân trị". Và bài viết đưa ra hy vọng : "mục đích hướng đến của một Quân vương sẽ chỉ là quốc gia ‘trong ấm ngoài êm’, một nhà nước ổn định, mạnh mẽ trước thù trong giặc ngoài, đảm bảo cuộc sống sung túc, bình yên cho người dân".
Ai cũng biết hy vọng này đang đặt vào ông Thủ Tướng chứ không phải ông Nguyễn Phú Trọng, cũng không phải ông Trương Tấn Sang. Bài bị gỡ xuống để khỏi phải mang tiếng nói lên mâu thuẫn lãnh đạo mà mọi người đều biết.





Không phải ngẫu nhiên mà trong số 3.858 ý kiến, kiến nghị cử tri gửi Quốc hội thì phần đông cử tri lại quan tâm sâu sắc đến vấn đề ‘chọn người’ qua Đại hội Đảng và trên hết, những người tưởng chừng quanh năm chỉ vật lộn với ‘ước mơ con’, với ‘manh chiếu hẹp’ muốn nhắn gửi rằng ‘phải lựa chọn những người thực sự có tài, có đức’ như Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày tại phiên khai mạc Quốc hội.

Có lẽ dư âm của Hội nghị Trung ương XI cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề này. Đặc biệt là tiêu chuẩn ‘chọn người’ được thể hiện qua phát biểu ‘không để lọt vào BCH TW người tham vọng quyền lực’ của TBT Nguyễn Phú Trọng, cộng với điều không phải ngẫu nhiên, đó là khi trao đổi với cử tri quận Hoàn Kiếm, TBT Nguyễn Phú Trọng cho rằng ‘Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?’.

Nói ra những nghi ngại trên hẳn ông Nguyễn Phú Trọng có cái lý của mình. Cũng không riêng gì ông mà rất nhiều người khác cũng cho rằng quyền lực không thể tập trung vào một người mà nên dàn trải như hiện nay (hiệu quả tới đâu chắc mọi người đều rõ). Bởi giả sử quyền lực trong tay một người nếu đó là người ‘tài đức vẹn toàn’ là phúc cho dân tộc, còn ngược lại chẳng may là kẻ tham quyền lực, độc tài, lạc hướng sẽ là đại họa khôn lường. Đó là tâm lý lo sợ chung cho tương lai, vận mệnh nước nhà. ‘Nhưng cũng phải nói rằng một đất nước không thể thiếu những cán bộ có tham vọng quyền lực, nhưng biết sử dụng quyền lực để phục vụ dân tộc’. Nếu thiếu họ đất nước sẽ không thể tiến xa, tiến nhanh hơn được. Chúng ta cần cổ vũ những người dám xả thân, dám nhận trách nhiệm để phục vụ nhân dân’ – PGS.TS Phạm Xanh nói.

Hay như ý kiến của một người dân rằng: ‘Đối với một chính khách, điều người dân như chúng tôi cần là trước hết ông ta phải có tham vọng quyền lực, quyết đoán, tôn trọng dân và sau hết là biết sử dụng quyền lực và sự quyết đoán ấy vào việc ích nước, lợi dân’. 

Phàm là người có lẽ ai cũng tham, mà đã tham thì tham đủ thứ, tham tiền, tham sắc, tham vị, tham danh. Cái tham thứ nhất là tiền đề cho ba cái tham sau, cái tham cuối cùng ‘tham danh’ (sự thừa nhận và uy tín, tiếng thơm để đời) chính là kết quả tất yếu khi ba cái tham đầu đã ‘trọn vẹn’. Và dĩ nhiên, người tham nào cũng thừa biết khi nhắm mắt xuôi tay cũng chẳng mang theo được cái gì xuống mộ, vậy nên để lại cho đời được cái ‘danh’ luôn là điều ước cuối cùng.

Soi chiếu vào thực tế, để tìm được người học rộng tài cao mà lại chính trực liêm khiết để lãnh đạo thật khó, khó như ‘mò kim đáy biển’, chục triệu người chưa chắc đã có một người. Thế nên, ở mỗi thời điểm, lịch sử đã tự động lựa chọn những con người với một số tiêu chí nổi bật chứ không phải là người ‘mười phân vẹn mười’.

Ở mỗi thời điểm, lịch sử đã tự động lựa chọn những con người với một số tiêu chí nổi bật chứ không phải là người ‘mười phân vẹn mười’.

 
Nếu không có Putin, không có Lý Quang Diệu thì lấy đâu nước Nga hay Singapore lớn mạnh ngày hôm nay? Chưa cần biết vai trò tương lai có quy tụ được quyền lực gần như tuyệt đối như Putin hay Lý Quang Diệu hay không, nhưng vẫn hy vọng rằng dù ai trong số các chính khách hiện thời vươn tới chân trời ‘nhất thể hóa’, họ đều có cơ hội để thực hiện giấc mơ trở thành một Putin hay Lý Quang Diệu thứ hai có đủ quyền lực, đủ trách nhiệm, đủ sức mạnh, đủ tâm, đủ tầm để đưa đất nước tiến lên hùng cường’ -một bạn đọc viết.

Thiết nghĩ, đã là lãnh đạo thì nhất định phải có đủ quyền lực để ‘nói còn có người nghe’ và để khi làm sai thì phải đứng ra chịu trách nhiệm chứ không chơi trò ‘đá bóng’. Đặc biệt, lãnh đạo một quốc gia càng phải là người đủ quyền lực để chỉ còn tham vinh danh chứ không phải là người vẫn còn tham vọng quyền lực. Tham vinh danh tự thân nó sẽ đủ sức mạnh để dẫn dắt quyền lực làm những việc nên làm và cần làm. Và khi đó, mục đích hướng đến của một Quân vương sẽ chỉ là quốc gia ‘trong ấm ngoài êm’, một nhà nước ổn định, mạnh mẽ trước thù trong giặc ngoài, đảm bảo cuộc sống sung túc, bình yên cho người dân.

Bạn đọc Văn Dân


Quảng Cáo

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire