Ajouter une légende |
Những ồn
ào quanh sức khỏe của Đại tướng Phùng Quang Thanh và sự yên lặng bề ngoài trước
Đại hội 12 là đề tài của Bàn tròn thứ Năm ngày 30/7/2015.
Một
trong những khách mời của Bàn tròn, vốn sẽ được phát trực tiếp từ 19:30-20:00
trên YouTube của BBC Tiếng Việt, cựu quan chức
ngoại giao Đặng Xương Hùng cho rằng ông Thanh cũng đang phải "lãnh trọn hậu
quả" giống như người cùng tên Nguyễn Bá Thanh trong cuộc đua chính trị sống
còn trước đại hội Đảng.
Vị Bộ
trưởng Quốc phòng của Việt Nam được cho là một trong số những ứng viên vào các
vị trí cao hơn tại kỳ họp năm năm một lần của Đảng Cộng sản dự kiến diễn ra vào
nửa đầu năm 2016.
Ông
Thanh, sinh ngày 2/2/1949 thuộc nhóm được các nhà quan sát chính trị gọi theo
cách dân dã là "năm con trâu" vốn bao gồm năm Ủy viên Bộ Chính trị
sinh năm 1949 (năm âm lịch Kỷ Sửu) và đều được cho là còn cơ hội ở lại cho tới
sau Đại hội 12.
Bốn
người khác trong nhóm này gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (17/11/1949), Chủ tịch
Trương Tấn Sang (21/1/1949), Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh (12/11/1949) và
Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (2/9/1949).
Tướng
Phùng Quang Thanh và cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người sinh năm
1946, đều từng là đối tượng nhắm tới của trang Chân dung Quyền lực, một blog
không bị tường lửa chặn ở Việt Nam.
Ông Phạm
Quang Nghị gần đây cũng bị kéo vào cuộc khủng hoảng cây xanh ở Hà Nội.
Về mặt
lý thuyết những ủy viên Bộ Chính trị quá 65 tuổi sẽ phải nghỉ hưu nhưng luôn có
thể có ngoại lệ như trường hợp của ông Nguyễn Phú Trọng, người trở thành tổng
bí thư khi đã ở tuổi 67.
Sức khỏe Đại tướng và truyền thông
Sự bị
động của chính quyền trong việc cung cấp thông tin liên quan tới sức khỏe Tướng
Thanh đã góp phần làm cho một hãng thông tấn nước ngoài và một bộ phận mạng xã
hội phát tán những thông tin mà cuối cùng được xác định là không chính xác.
Không
rõ vô tình hay cố ý, Bộ trưởng Quốc phòng đã chọn xuất hiện trên truyền hình,
loại hình truyền thông phổ biến nhất ở Việt Nam.
Điều
này đã khiến nhiều đồn đoán trước đó trở thành vô căn cứ và một số trang
Facebook bị gán cho tên "trại vịt" khi đưa tin thất thiệt.
Mặc dù
vậy sức khỏe của Tướng Thanh đã là đề tài được bàn luận trong nhiều tuần và
chuyện ông phải sang Pháp phẫu thuật có ảnh hưởng gì tới tương lai chính trị của
ông không là câu hỏi hiện chưa có câu trả lời rõ ràng.
Tôi nghĩ nếu mà sức khỏe của ông ấy bình
thường sau khi phẫu thuật ở Pháp như là Ban bảo vệ sức khỏe trung ương nói thì
chắc là cũng không có ảnh hưởng gì lớn bởi vì việc quyết định tương lai của Tướng
Phùng Quang Thanh không phải là việc của toàn dân mà là việc của Đại hội Đảng
và cũng dưới sự chỉ đạo chung của Bộ Chính trị.Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
Phát
biểu trong Bàn tròn thứ Năm, ông Đặng Xương Hùng nói:
"Câu
chuyện bắt đầu từ mạng xã hội và mạng xã hội hiện nay đã được sử dụng như một
kênh không chính thức của một trong hai, hoặc của cả hai phe ... cạnh tranh
nhau trong cuộc đấu đá nội bộ trước Đại hội Đảng.
"Và
diễn biến về sức khỏe [của ông Phùng Quang Thanh] cũng như sự vắng mặt và có mặt,
cũng như sự im lặng sau đó là sự phản ứng lại của báo lề phải nó cho thấy đây
là cuộc đấu đá quyết liệt và có phần bất bình thường giữa các phe phái và giữa
các cá nhân."
Ông
Phùng Quang Thanh từng được đánh giá cao trong kỳ bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội
và cũng được cho là được tín nhiệm cao khi Đảng bỏ phiếu kín hồi đầu năm nay.
Nhưng
liệu những ồn ào về sức khỏe của ông mới đây có ảnh hưởng gì tới tương lai
chính trị của ông không?
Giáo
sư và cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói:
"Tôi
nghĩ nếu mà sức khỏe của ông ấy bình thường sau khi phẫu thuật ở Pháp như là
Ban bảo vệ sức khỏe trung ương nói thì chắc là cũng không có ảnh hưởng gì lớn bởi
vì việc quyết định tương lai của Tướng Phùng Quang Thanh không phải là việc của
toàn dân mà là việc của Đại hội Đảng và cũng dưới sự chỉ đạo chung của Bộ Chính
trị.
Thế
nên ảnh hưởng hay không ảnh hưởng nó cũng ở trong vòng quyết định của mười mấy
người thôi chứ không phải là quyết định của một số đông người."
'Những phút bù giờ'
Bàn về
khả năng ở lại cầm quyền thêm nữa của các thành viên nhóm "năm con
trâu", vốn sẽ đều bước sang tuổi 67 trong năm 2016, ông Thuyết nói:
"Tuy
nhiên tôi cũng xin nói là ở Việt Nam thì gần như không có tin đồn gì vì có lẽ
trong nội bộ cũng chưa ngã ngũ nên cũng không có tin đồn ra.
"Chúng
ta đoán về nhân sự lúc này thì thật sự rất khó."
Giáo
sư Thuyết cũng nói chính sách Đổi Mới có từ Đại hội 6 cách đây gần 30 năm, vốn
chỉ đơn thuần là "trả lại quyền làm ăn cho người dân" đã "hết
đà" và Việt Nam sẽ không thể bắt kịp các nước "nếu không tiếp tục đổi
mới, không tiếp tục dân chủ hóa xã hội".
Hiện
chỉ còn vài tháng trước khi hàng ngàn đảng viên nhóm họp ở Hà Nội để quyết định
những người đứng đầu đảng và cũng là những người cầm lái con tàu hơn 90 triệu
dân.
Một
nhà quan sát chính trị dùng ngôn ngữ bóng đá và nói rằng người ta vẫn có thể
"ghi bàn trong những phút bù giờ".
Nguồn: Theo BBC
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire