- Đèo Hải Vân có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng nên khi triển khai bất kỳ dự án nào cũng phải xin ý kiến Bộ Quốc phòng.
Phải xin ý kiến Bộ Quốc phòng
Trước thông tin này, trao đổi với Đất Việt, ngày 18/9, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, cho biết: "Tất cả những vấn đề liên quan đến khu vực đỉnh đèo Hải Vân thì phải do Bộ tư lệnh quân khu 5 (Đà Nẵng) và Bộ tư lệnh quân khu 4 (Thừa Thiên Huế) có trách nhiệm kiểm tra xác định, triển khai xây dựng, phát triển ở địa điểm đó, có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng hay không.
Sau khi kiểm tra, xem xét xong thì phải có báo cáo
ra Bộ Quốc phòng, khi đó mới quyết định dự án đó có được làm hay không".
Bên cạnh đó, chia sẻ với Đất Việt,
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X;
nguyên Tư lệnh Quân khu IV cho biết: "Tôi chưa nắm rõ thông tin về việc tổ
chức đấu thầu mời gọi các nhà đầu tư phát triển du lịch trên đỉnh đèo Hải
Vân".
Thế nhưng, tướng Thước cho rằng, chúng ta không nên cấm các
hoạt động kinh tế phát triển du lịch, nhưng do tiền lệ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã
từng phê duyệt một dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng cho nhà đầu
tư Trung Quốc trên đèo Hải Vân, nên phải xem xét cẩn trọng, kỹ lưỡng.
Bởi khu vực đèo Hải Vân là vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng về an ninh quốc phòng với Việt Nam, cả trong thời bình lẫn thời chiến.
Là người đã từng chịu trách nhiệm về an ninh quốc phòng ở Quân
khu 4 trước đây, tướng Thước nhận định: "Đèo Hải Vân là địa bàn chiến
lược đặc biệt về quân sự quốc phòng, nếu triển khai làm bất cứ dự án nào, thì
trước hết phải tính đến vấn đề quốc phòng lâu dài có được đảm bảo hay
không. Cần cân nhắc cẩn trọng rồi mới đưa ra quyết định làm hay không
làm".
Đèo Hải Vân có vị trí chiến lược an ninh, quốc phòng vô cùng quan trọng |
Theo phân tích của tướng Thước thì đây là khu vực đèo rất cao,
cả khu vực có độ cao hơn 1000m, khống chế cả hai bên Nam - Bắc, kéo
dài từ Đà Nẵng qua Thừa Thiên Huế, cho nên làm gì cần phải nghiên cứu cân
nhắc hệ quả với vấn đề quốc phòng.
Phải giám sát quy trình thực hiện chặt chẽ
Trong khi đó, cũng bày tỏ quan điểm với Đất Việt, Thượng tướng
Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: "Nếu UBND tổ
chức đấu thầu để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển du lịch
trên đỉnh đèo Hải Vân, mà chắc chắn không động đến yếu
tố an ninh quốc phòng thì cũng sẽ không ảnh hưởng gì.
Thế nhưng, trên đỉnh đèo cao, thì thường ưu tiên cho
các doanh nghiệp trong nước, còn doanh nghiệp nước ngoài có
liên quan đến yếu tố an ninh, thì phải cẩn trọng hơn".
Mặt khác theo tướng Rinh thì các cơ quan quản lý phải có sự
giám sát quy trình thực hiện chặt chẽ, bởi đây là nơi có địa hình phức tạp.
Đặc biệt, có liên quan đến yếu tố an ninh, quốc phòng
nên khi triển khai dự án phải xin ý kiến của Bộ quốc
phòng, dù là doanh nghiệp trong nước hay quốc tế thì cũng phải xem
xét.
Trước đó, báo Infonet đưa tin, trong quyết định của thành phố
nêu rõ mục tiêu của dự án “Điểm du lịch Đỉnh đèo Hải Vân” là xây dựng một điểm
du lịch phục vụ nhu cầu ngắm cảnh, mua sắm và giải trí cho người dân, du khách.
Tạo môi trường liên kết, giao lưu văn hóa, góp phần nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân quanh khu vực này thông qua các dịch
vụ tại địa phương. Đồng thời tạo thêm điểm nhấn, động lực phát triển du lịch Đà
Nẵng.
Theo đó, địa điểm thực hiện dự án là khu đất ở đỉnh đèo Hải
Vân (trong phạm vi di tích Hải Vân Quan, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên
Chiểu) với diện tích sử dụng đất 6.100m2 (Bắc giáp Thừa Thiên – Huế, Nam giáp
đồi núi, Đông giáp đồi núi và QL 1A, Tây giáp đồi núi).
- Bảo Hân
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire