22/09/2015

Phải chăng có sự ngộ nhận ?


Thiện Tùng


GS TS Vũ Minh Giang 
Thiện Tùng: "Từ Hà nội, trao đổi với BBC hôm 15/09/2015, dường như có sự ngộ nhận, GS TS Vũ Minh Giang nói : “Việc yêu sách đòi Đảng ‘chia quyền, trao quyền’ cho các lực lượng còn lại trong xã hội ở Việt Nam lúc nầy là không thực tế”.
Qua theo dõi, cho đến nay, tôi chưa thấy lực lượng nào đòi Đảng chia quyền hay trao quyền. Họ chỉ yêu sách hoặc làm áp lực để Đảng thay đổi thể chế chính trị “Độc tài Đảng trị” bằng thể chế chính trị “Dân chủ Đa nguyên”, tạo điều kiện cho đất nước và dân thoát hiểm.
Phải thừa nhận một thực tế, chí chóe đòi chia quyền hay giành quyền chỉ thấy diễn ra ở những cá nhân hay phe nhóm trong giới đương quyền mà thôi." 





Gần đây, ngày nào cũng vậy, lên mạng Inter, soát qua nếu không có gì mới lạ, tôi “gõ cửa” vào nghe và đọc cho kỳ hết những lời nói và bài viết của 2  Giáo sư, Tiến sĩ cùng mang họ Vũ (Võ ) - Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên TW đảng, phó trực Ban Tuyên Giáo TW, và Vũ Minh Giang, GS TS, nguyên là thành viên Hội đồng lý luận TW Đảng. Khi nghe và đọc những gì 2 vị nói và viết, như vẳng bên tai tôi đâu đây tiếng phá xích xiềng (xé rào) để trở về với đời thực của mình. Nhìn gương mặt hiền lành, phúc hậu dễ cảm tình của GS TS Vũ Minh Giang , chủ nhân giải thưởng Cành Cọ Hàn Lâm do Nhà nước Pháp trao tặng năm 2007. Nhìn ảnh  thầy Giang, tôi có cảm nhận trong người ông pha lẫn  những nỗi vui buồn sâu thẩm. 
Theo tôi, hai vị nhận diện tiêu cực xã hội khá khách quan. Những gì hai vị nói và viết dường như đồng nhứt với cái nhìn (quan điểm) của những người bất đồng chính kiến mà tôi được được biết.. Có điều, vì lý do nào đó, các vị chỉ “bắn” dọa chớ không truy kích – tức là nói hiện tượng chớ không truy nguyên. Nhưng dù sao, với vị thế của mình, tiếng nói của hai vị ngoài góp phần nâng cao kiến thức cho đời, còn đánh thức bao người đang say ngủ. 
 
Từ Hà nội, trao đổi với BBC hôm 15/09/2015, dường như có sự ngộ nhận, GS TS Vũ Minh Giang nói : “Việc yêu sách đòi Đảng ‘chia quyền, trao quyền’ cho các lực lượng còn lại trong xã hội ở Việt Nam lúc nầy là không thực tế”. Qua theo dõi, cho đến nay, tôi chưa thấy lực lượng nào đòi Đảng chia quyền hay trao quyền. Họ chỉ yêu sách hoặc làm áp lực để Đảng thay đổi thể chế chính trị “Độc tài Đảng trị” bằng thể chế chính trị “Dân chủ Đa nguyên”, tạo điều kiện cho đất nước và dân thoát hiểm. 
 
Thử kiểm lại xem, những người “cầm đầu” đòi thay đổi thể chế chính trị Độc tài... ,chẳng ai xa lạ, họ nếu không đang cũng là nguyên cán bộ đảng viên. Họ theo lập trường Dân tôc, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết – ngược lại với Đảng. Phần lớn tuổi họ đã cao, đã về hưu. Nếu họ có giành thì giành quan tài chớ còn sức đâu nữa mà giành ghế quan. Những gì họ thốt ra, chẳng qua là sự thể hiện đôi chút lòng yêu nước thương dân còn sót lại trong người, để rồi, một ngày nào đó “ra đi” cho thanh thản.
 
Giáo sư Giang nói: “ Ở góc độ nghiên cứu, tôi cũng không nhìn ra lực lượng nào đủ khả năng để nhận phần chia sẻ đó trong tình hình hiện nay”. Nghĩa là sao?. Theo tôi nghĩ, bất đồng chính kiến với Đảng là sự bất đồng quan điểm, dùng hình thức phản biện để góp sức cùng Đảng tìm đường ngay lẽ phải tiến lên, không có sự lật đổ hay thay thế gì ở đây. Những điểu hai vị Hoàng và ông Giang nói không ngoài góp phần chia sẻ với Đảng trong tình hình khó khăn, phức tạp hiện nay?. Phải thừa nhận một thực tế, chí chóe đòi chia quyền hay giành quyền chỉ thấy diễn ra ở những cá nhân hay phe nhóm trong giới đương quyền mà thôi?. 
 
Giáo sư Giang đã nhận thấy: “ Cần có nền chính trị lành mạnh... có khả năng lèo lái đất nước, nhưng ở đây cũng là quyền lực được kiểm soát”. Vậy là ông Giang ám chỉ: nền chính trị hiện có chưa lành mạnh, không có khả năng lèo lái đất nước, đang lộng quyền vượt ngoài tầm kiểm soát ? – Hay, chính xác, cốt lõi ?!. 
 
 Vì sao nhứt thiết phải thay đổi thể chế Độc tài Đảng trị ? - Những người bất đồng chính kiến đã mỗ xẻ sự tệ hại của nó như sinh viên Y khoa mỗ tới lui một xác ướp. Hai vị cũng nói được phần nào căn bịnh nan y của thể chế hiện hành: Nó sản sinh lan tràn “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích”, “chủ nghĩa tư bản thân hữu”... (lời của Vũ Ngọc Hoàng). Nó “đặt lợi ích Đảng trên lợi ích dân tộc”, nó sống ngoài vòng pháp luật “quyền lực của nó không thể kiểm soát” (lời của Vũ Minh Giang). Chỉ gôp lại những gì hai vị nói cũng lộ rõ bản chất của Đảng CSVN là “độc quyền, tham nhũng”? . 
 
Chẩn đoán Độc tài Đảng trị là bịnh ung thư, chỉ phải dùng biệt dược hỗn hợp: “Dân chủ Đa nguyên, Nhà nước pháp quyền, Tam quyền phân lập, Xã hội dân sự”. Những biệt dược nầy   có tính năng: kháng độc tài toàn trị, lộng quyền; triệt tiêu mầm bịnh bè phái, tham nhũng theo kiểu “cánh hẩu”,“lợi ích nhóm”, “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, “cha truyền con nối”.v.v.... 
 
Chẩn đoán được bịnh, có biệt dược, nếu không chịu trị, chỉ có chết sớm hay muộn mà thôi ? 

21/09/2015
   T.T


Quảng Cáo

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire