Nam Nguyen, phóng viên RFA
Một công nhân sơn một poster lớn mang cờ đảng cộng sản tại trung tâm Hà Nội. AFP photo |
127 nhân sĩ
trí thức với nhiều gương mặt nổi bật như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà
nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Tương Lai, Giáo sư Chu
Hảo, Đại sứ Nguyễn Trung, TS lê Đăng Doanh vào hôm 9/12/2015 đã gởi thư ngỏ cho
Bộ Chính Trị, Trung ương Đảng, cũng như toàn thể hơn ba triệu Đảng viên kêu gọi
thay đổi chế độ chính trị, xây dựng tự do dân chủ để cứu nguy đất nước và dân
tộc.
Mặc dù trước
đây từng có nhiều thư ngỏ, kiến nghị của nhân sĩ, trí thức, Đảng viên và những
người ngoài Đảng, nhưng lần này được mô tả như một hành động chưa từng có. Nội
dung bức thư ngỏ đã thẳng thắn phê phán đảng Cộng sản Việt Nam đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa Mác-Lê, đã đưa đất nước vào thực trạng tụt hậu xa với
láng giềng. Đặc biệt Thư Ngỏ nêu rõ, trong vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam bám giữ thể chế độc tài toàn trị với bộ máy hết sức nặng
nề, thiên về dùng bạo lực và dối trá, vi phạm nhiều quyền tự do dân chủ và lợi
ích chính đáng của nhân dân, tạo thuận lợi cho cho tệ tham nhũng, ức hiếp
dân và sự thao túng của các nhóm lợi ích bất chính. Đường lối sai lầm theo ý
thức hệ cùng với bộ máy cầm quyền nhiều khuyết tật cũng không dựa vào sức mạnh
của toàn dân tộc để có đối sách đúng đắn bảo vệ độc lập, chủ quyền chống mưu đồ
và hành vi bành trướng của Trung Quốc.
Do vậy Thư
Ngỏ kêu gọi dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Mác- lê, tiến hành cải cách chính trị
triệt để và toàn diện theo con đường dân tộc và dân chủ. Một trong những điểm
đề nghị quan trọng với Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới là đổi tên đảng cộng
sản, đổi tên nước, phóng thích tù chính trị.
TS Nguyễn
Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, một
nhân vật tích cực ký tên trong thư ngỏ, giải thích về khả năng tồn tại của Đảng
Cộng sản, một khi thực hiện thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Từ Hà Nội,
ông nói:
“Chúng tôi
không muốn duy trì Đảng cộng sản này là một đảng cầm quyền, nó có thể tồn tại
được là tự nó, nhưng phải có một hệ thống nhiều đảng, đảng cộng sản Việt Nam có
thể là một đảng trong đấy còn người dân có chấp nhận hay không là một vấn đề
khác, không có chuyện chúng tôi bảo rằng duy trì đảng lãnh đạo này. Nếu mà
người ta chấp nhận có một hệ thống đa đảng, có bầu cử thật sự tự do tôn trọng
nhân quyền, có nền tư pháp độc lập, ba nhánh quyền lực độc lập giám sát lẫn
nhau. Trong một thể chế như thế đảng Cộng sản Việt Nam vẫn có cơ hội tồn tại,
chứ chúng tôi không bảo là mục đích của việc vận động như thế này là duy trì
đảng Cộng sản Việt Nam ở vị thế lãnh đạo…Nếu mà làm được như thế thì cuộc
chuyển đổi dân chủ sẽ đỡ tốn kém hơn cho dân tộc và nó có thể tiến hành nhanh
hơn.”
TS Phạm Chí
Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập, trong tư cách một nhà quan sát nhận định
rằng, để giải quyết vấn đề của đất nước hiện nay thì cần giải quyết chế độ, mà
đó là sự thay đổi hệ tư tưởng. Trong Thư Ngỏ này cũng đặt ra vấn đề đó và thay
đổi tên Nước. Theo TS Phạm Chí Dũng, những người soạn thảo Thư Ngỏ có cái lý
của họ, những người ký tên biết rằng ở Việt Nam không thể thay đổi một cách
nhanh chóng được, mọi thứ sẽ diễn ra một cách chậm chạp. Theo lời ông, trong
đảng Cộng sản có một khuynh hướng về mặt tư duy là tránh những sự thay đổi mang
tính sốc, mang tính đột ngột. Từ Saigon TS Phạm Chí Dũng tiếp lời:
Hình Mác - Lê được bày bán tại một cửa hàng ở Hà Nội. AFP photo |
Giới quan
sát theo dõi tình hình chính trị Việt nam cho rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam
đã làm ngơ và không một lần trả lời các kiến nghị, thư ngỏ đòi cải cách chính
trị hay sửa đổi Hiến pháp, liên quan đến vai trò lãnh đạo độc quyền của Đảng,
cũng như vấn đề trao trả người dân quyền sở hữu đất đai.
Sẽ có hy
vọng gì đối với Thư Ngỏ 9/12 của ít nhất 127 nhân sĩ trí thức tâm huyết với đất
nước. Theo lời TS Nguyễn Quang A, nếu 1.000 lần kiến nghị mà chưa thấy biến
chuyển gì thì sẽ còn lần 1.001, tất nhiên không chỉ có ký mà còn nhiều hoạt
động khác nữa, việc ký Thư Ngỏ như thế này chỉ là một phần nhỏ của hoạt động.
Điểm thứ hai
là lần này, do có gởi cho toàn thể đảng viên, nên trong Thư Ngỏ dã cố gắng làm
sao đề ra những vấn đề thật cụ thể, thật rõ ràng. Những vấn đề họ có thể
làm ngay được nếu họ muốn làm và nếu mà trong Đảng hiểu được và thấy là
hợp lý thì họ có thể gây sức ép. Số lượng đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam rất
lớn, cho nên nhóm nhân sĩ trí thức mà ông là một thành viên có chủ trương
rất rõ ràng là làm chính sách gọi là đảng vận.
Trong Thư
Ngỏ 9/12 có nhắc tới bài học chuyển đổi thể chế độc tài sang dân chủ một cách
hòa bình ở nhiều nước, đặc biệt là ở Myanmar mới đây và về điều Đảng Cộng sản
Việt Nam đang có cơ hội thuận lợi hơn bao giờ hết, để đưa đất nước chuyển sang
giai đoạn phát triển.
TS Nguyễn
Quang A giải thích:
“Kinh nghiệm
của Myanmar là một kinh nghiệp tốt, còn có rất nhiều kinh nghiệm khác của Đài
Loan của Hàn Quốc của Indonesia của các nước nguyên cũng là xã hội chủ nghĩa
trước kia họ chuyển đổi một cách êm thắm như thế nào. Tôi không cho rằng chúng
ta có thể sao chép bất kể bài học nào của bất kể nước nào, nó phải phù hợp với
hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam bây giờ nhưng ở trên tinh thần làm sao để cuộc
chuyển đổi ấy đỡ tốn kém nhất cho dân tộc, chuyển đổi nhanh nhất và quan trọng
hơn nữa là sau cuộc chuyển đổi thì nền dân chủ ấy phải được giữ vững…”
TS Nguyễn
Quang A gọi những việc mà nhóm nhân sĩ trí thức trong đó có ông đang làm là
những việc nho nhỏ, kể cả Thư Ngỏ 9/12 cũng là muốn để góp phần vào quá trình
chuyển đổi dân chủ hóa. Theo lời ông, tiến trình ấy đã được thực hiện từng bước
từ lâu rồi, quá trình ấy không phải ở trong tương lai, nó đang ở trong hiện tại
và phải làm ngay ngày hôm nay, ngày mai và ngày mốt nữa.
Nguồn: Theo RFA
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire