12/12/2015

“Terror in Little Saigon” Lưu Vong lần thứ hai



Điều tra của ký giả Adam Clay Thopson được loan truyền trên nhiều cơ quan truyền thông Mỹ. Ở các nước phương Tây, các đài truyền hình thường phát đi những cuộc điều tra của các ký giả chuyên nghiệp về các vụ án chưa có lời giải nhằm giúp quần chúng hiểu thêm, đồng thời cơ quan điều tra sẽ được đánh động để mở lại hồ sơ.

Theo một nguồn tin từ ProPublica, FBI đang mở lại hồ sơ các vụ ám sát trong phim "Terror in Little Saigon" trong thời gian tới. Những vụ ám sát này được nghi là do Mặt Trận Hoàng Cơ Minh (tiền thân của đảng Việt Tân) tiến hành.


Theo blog Phạm Văn Thành 

Nguồn:  "Terror in Little Saigon" Part III: A Second Exile - Adam Clay Thompson, ProPublica
Lê Tùng Châu chuyển ngữ  

Ảnh chụp những bài báo thời Đoàn Văn Toại là cây bút chính luận và diễn giả về tương lai của quê nhà, Việt Nam. Newspaper clippings capture Doan Van Toai’s years as an essayist and speaker on the future of his homeland, Vietnam.(nguồn ảnh: Kendrick Brinson cho ProPublica)

Năm 1989, Đoàn Văn Toại bỗng nổi lên như một cây bút bình luận vượt trội về chủ đề chính sự Việt Nam, quê hương ông. Toại từng chứng kiến cảnh tham nhũng thời các chính khách vai vế miền Nam Việt Nam, và rồi liền đó sau chiến tranh, chính ông đã nếm trải những hung tàn bạo ngược của phe thắng cuộc Cộng sản. Giờ đây, dù đã ở Mỹ, ông vẫn thấy cần lạc quan một cách dè dặt.


Toại có viết bình luận cho các báo trong đó có tờ Wall Street Journal. Có lúc ông đã vào vai một nghiên cứu sinh tại Đại học Tufts ở ngoại ô Boston, và sáng lập một nhóm vận động có tên gọi là Institute for Democracy in Vietnam [Học Viện cho Dân Chủ ở Việt Nam]. Cùng với một đồng tác giả nữa, ông đã cho ra đời một cuốn hồi ký rất được đón nhận có tựa là The Vietnamese Gulag và qua đó ông như đã trình bày những tuyên ngôn của mình với thế giới. 

Sau đó, vào một buổi sáng mùa hè ở bên ngoài nhà Toại ở Fresno, California, một người đàn ông trang bị một khẩu súng lục cỡ nòng 38 đã bắn Toại. 1 viên đạn làm gãy hàm Toại và phá hủy sáu chiếc răng trước khi trổ ra phía bên dưới tai trái. Một viên khác làm ông đổ ruột. 

Sau vụ mưu sát, Tổ chức Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc [Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation - VOECRN] đã nhận trách nhiệm âm mưu giết Toại. FBI đã từ lâu coi nhóm làm ra vẻ tự nhận cái danh tánh VOECRN này như một thứ vỏ bọc cốt nhận thay cho trò bạo lực của một tổ chức rất đình đám vốn được một số cựu sĩ quan quân đội Nam Việt Nam thành lập mấy năm trước. Nhóm này, tổ chức này, chính thức có tên gọi là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, đến Mỹ mà nuôi mộng quay về tiếp tục chiến cuộc nơi đất nhà. Các thành viên của tổ chức muốn quang phục lại Việt Nam và đã công khai gây quỹ để chu cấp cho một đội quân nhằm thực hiện điều đó. Sau nhiều năm điều tra chẳng có kết quả, FBI đã đồng tình rằng cái tổ chức được biết nhiều với danh xưng Mặt Trận ấy, đã sẵn sàng để giết chóc hoặc khủng bố bất cứ ai ở Mỹ chỉ trích mục tiêu và quá trình hoạt động của tổ chức.



Năm 1989, nhà văn và cũng là nhà hoạt động chính trị Đoàn Văn Toại bị bắn nhiều phát đạn ngay ở nhà ông ở Fresno, Ca. Một viên đạn làm vỡ răng và xuyên qua dưới tai ông. (nguồn ảnh: Kendrick Brinson gởi cho ProPublica)

Toại là một trong những người hay đàm tiếu chỉ trích đó, và việc ông chạm trán với tử thần đã như thể đổ dồn hết các mối nghi ngờ về Mặt Trận. Thế là ông bỏ cuộc, thôi viết báo cũng chẳng còn lời tuyên bố nào nữa. 

"Tôi đành câm miệng”, ông nói. 

Trong vụ đó, Toại cũng có bạn đồng cảnh. Nhiều người khác sống sót sau hàng chục vụ khủng bố ra tay nhắm tới cộng đồng di dân Việt trên đất Mỹ trong những năm 1980 – mà FBI tình nghi rằng số nhiều trong các vụ đó là do Mặt Trận chịu trách nhiệm – đã phải giải nghệ hoặc dời đi nơi khác. Một số thôi làm ăn hoặc rút lui khỏi chính cộng đồng của mình cũng như đành giũ bỏ những gì đã dày công vun đắp lên được.. 

Hồi tháng trước, ProPublica và Frontline đã tường thuật về một chiến dịch khủng bố mà nhiều người nghi là do Mặt Trận cũng như những nỗ lực bất thành của chính quyền vì đã không bắt được một ai phải chịu trách nhiệm. 

Câu chuyện dài tập Khủng bố ở Little Saigon của ngay ngày hôm nay như không chịu nguôi quên đi chuỗi thời gian ngâm lâu như thế vốn đã gây kéo thêm cái giá phải trả của các nạn nhân của những tội ác bạo lực đó. Những nạn nhân người Mỹ gốc Việt ấy vốn đã phải chịu khổ ải bội phần từ biết bao hoạn nạn chiến tranh và mất mát trước khi đặt chân được đến Mỹ. Giờ đây, nhìn cách nào cũng thấy như họ bị lui về cái vòng đời mà họ tưởng chừng như đã giũ bỏ hết lại phía sau rồi, cũng một đời sợ hãi không dám nói, cũng một đời thiếu tự do cũng một đời trong đó kẻ gian ác vẫn cứ đi nghênh ngang. 

Một nạn nhân cho biết, “một cảm giác giống như thể một lần lưu vong thứ hai” 

Trong hồ sơ của cục điều tra liên bang FBI, Toại được xếp loại có khả năng là một nạn nhân của Mặt Trận. Nhưng dẫu với tất cả những tình nghi của FBI, cơ quan này cũng bất lực chưa lần nào khởi tố được một vụ nào chống lại các thành viên của Mặt Trận, mãi cho đến năm 1990, mới thừa nhận đấy là cả một chuỗi các vụ giết người, đốt phá và hành hung có hệ thống. Tuy không phải trong tất cả nhưng FBI coi Mặt Trận chính là kẻ đứng sau hầu hết 5 vụ giết các ký giả Mỹ gốc Việt. Thế mà cục cũng đã không bắt giữ được một vụ nào trong những vụ ám sát kể trên. 

Nhiều ký giả Mỹ gốc Việt nói những bất đồng chính trị vốn đã gây bao xáo trộn trong thập niên 1980’s đã làm tiêu hao phần lớn sinh lực cộng đồng. Hơn nữa, họ nói tiếp, trong khi chẳng qua đó chỉ là một nhóm thiểu số nhỏ các phần tử cực đoan những kẻ như cứ khăng khăng muốn bịt miệng những ai mà họ không đồng ý. 

Tuy nhiên, nhiều người từng phải chịu đựng từ xưa tới nay lại không chịu nhiệt tình kể lại những nếm trải của họ. ProPublica và Frontline đã cố dàn xếp để có thể trò chuyện với càng nhiều nạn nhân càng tốt. Trong nhiều năm, Toại đã không chịu công khai kể về vụ ám sát mình. Nhiều người khác nữa mà chúng tôi cố dành thời gian tiếp cận – trong đó có thân nhân của nhà báo bị sát hại Lê Triết – cũng đã không chịu nói hết những đau buồn, thất vọng và nỗi sợ hãi kéo dài. 

Nhiều người có vẻ vẫn còn bị ám ảnh nỗi sợ bạo lực của một thời nên nay vẫn cứ quyết giữ im lặng. ProPublica và Frontline cũng đã thu xếp được một cuộc phỏng vấn với một đài phát thanh của người Mỹ gốc Việt, vốn đã từng sống cùng bầu khí trong những năm tháng đầy biến động đó. Cuối cùng đài phát thanh ấy lại đơn phương rút lại thỏa thuận chịu phỏng vấn, và gửi một tin nhắn nói rằng họ vẫn còn không an tâm nếu nói chuyện với chúng tôi về thời kỳ đó. Một nhà văn có tiếng vốn từng bị lên danh sách ám sát sau khi viết sách nặng nề chỉ trích Mặt Trận, cũng từ chối nói chuyện, như thể chính ông còn sống sót sau một vụ mưu sát thật vậy. Một người khác nữa ở San Jose, California, từng bị VOECRN dọa giết năm 1988 nay cũng quá sợ hãi không chịu khơi lại sự việc. 

Khi bị bắn, Toại mới 43 tuổi, được chữa trị thương tích trong một phòng bệnh viện được vũ trang canh gác cẩn thận. Ông được khâu vá chỉnh hình vùng miệng bị thương lẫn chăm lo việc trồng răng lại. 

Nhưng cuộc sống mới ở Mỹ của ông từ nay mãi mãi biến đổi. 

Nhắc tới vụ mưu sát còn chưa được phá án của mình, Toại nói, “Sau đó tôi hiểu ra đất nước này chẳng an toàn." 

= = = 

Hai mươi lăm năm sau vụ giết Lê Triết, nhà báo 61 tuổi phụ trách một chuyên mục cho tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong ở Virginia, có một thân nhân thân cận của ông chỉ đồng ý thuật lại vụ ám sát với điều kiện phải được ẩn danh. Sau rốt, người này cho biết, nhà chức trách đã chẳng bắt được một ai trong những kẻ thủ phạm. Thân nhân này cũng chưa hề công khai thuật lại về vụ ám sát cũng như những hậu quả mà nó để lại. 

Ngay sau vụ ám sát Triết vào năm 1990, người thân này của Triết đã nhận những cuộc điện thoại đe dọa. "Kẻ đó nói, 'Tao biết mày đang ở đâu. Tao biết mày là ai. Tao biết mày ở nơi nào. Nhưng mày chẳng biết gì về tao cả. Vì vậy, mày hãy tự xem lại nhé. '" 

Quá hoảng sợ, người này đã tìm mua một khẩu súng lục và lo đi học bắn súng. 

"Tôi không sao quên được cái cảm giác trong những ngày đó. Vì tôi biết cảnh sát không cho ai biết điều gì, " người đó nói. 

Triết là người cuối cùng trong năm nhà báo Mỹ gốc Việt thiệt mạng trong loạt các vụ bạo lực diễn ra trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Một hoặc nhiều sát thủ đã bắn một loạt đạn cỡ nòng 38 giết chết cả Triết và vợ ông, Đặng-Trần Thị Tuyết, khi họ về nhà ở Quận Fairfax, Virginia, sau một bữa tiệc tối.
 


Thời sống ở Việt Nam, Triết đã phải chịu nhiều khổ ải. Sau khi phe Hồ Chí Minh kiểm soát Bắc Việt vào 1945, họ đã giết cha và anh trai Triết -mới 26 tuổi- bằng cách chôn sống. Chỉ là cậu bé mới 16 tuổi, Triết đã bị chuyển đến một loạt các nhà tù cộng sản, là những nơi ông đã kinh qua gần ba năm; phần lớn thời gian đó, ông còn bị chúng tra tấn. Những khi tóc mọc dài, Triết đã phải tự hớt tóc bằng mảnh thủy tinh vỡ. 
Những tổn thương xúc cảm trong ông rất là nặng nề. Trong chuỗi ngày đó, người thân này cho biết, lòng Triết "đầy căm hận. Căm hận là những gì hết thảy trong ông" 

Triết và gia đình đã di cư vào Sài Gòn năm 1954. Khi thành phố bị rơi vào tay Cộng sản vào năm 1975, Triết lại tháo chạy lần nữa, lần này là tới Hoa Kỳ. Triết trôi dạt tới ngoại ô Virginia, bên ngoài Washington, DC, một khu sẽ trở thành trung tâm của những người tị nạn Việt Nam. Quả là một quá trình dịch chuyển gian nan - trong gần một thập kỷ, ông chẳng bao giờ gặp được một trong ba đứa con, đó là một đứa con gái còn kẹt lại Việt Nam. 

Nhưng rồi Triết vẫn cố nhập vào một đời sống mới thường tình. Ông tìm được một chân thử việc với vai trò điều hành của Water Pollution Control Division tại Arlington County đồng thời khỏi sự nhận 1 chuyên mục cho báo Văn Nghệ Tiền Phong, cũng từ đây tên tuổi ông được biết nhiều trong cộng đồng người Việt. "Đó là những năm tháng hạnh phúc của ông," vị thân nhân này cho biết. "Ông có vẻ mãn nguyện và sống tương đối thoải mái". 

Trên báo, Triết có giọng viết châm biếm sâu cay. "Bút lực của ông sắc sảo và mẫn tiệp" người thân nhớ lại. "Bất cứ lẽ trái nào cũng khiến ông gai mắt" 

Một trong những mục tiêu thường xuyên của ông là Mặt Trận, tổ chức mà vốn lúc đầu ông đã ủng hộ, nhưng dần dà ông nhận ra rằng nó đã lừa gạt những người tin theo và rồi chiếm đoạt làm của riêng những gì mọi người đã đóng góp. Khi nhà báo và vợ bị sát hại, người thân này ngay lập tức nghi ngay tội ác gây ra có xuất phát bởi quá trình kéo dài những mối căm hận giữa tổ chức kia với ông. 

Triết là nhân viên thứ nhì của tờ Văn Nghệ Tiền Phong bị ám sát. Mười tháng trước, nhân viên phụ trách phân trang và trang trí cho tờ báo là ông Đỗ Trọng Nhân đã bị ám sát cũng trong tình huống tương tự khi một tay súng siết cò ít nhất tám phát đạn vào chiếc Datsun 200-SX đời 1980 của Nhân khi ông chuẩn bị lái xe đi làm. Những phát đạn trúng vào nhà báo 56 tuổi ở vùng mặt, cổ, bụng, ngực, vai trái và tay trái. Hồ sơ cảnh sát cho thấy những phát đạn gây tử vong được bắn ra từ một khẩu súng lục tự động cỡ nòng 38 li. 

Dựa vào các cuộc phỏng vấn và hồ sơ FBI, các nhà điều tra tin rằng các vụ giết Nhân, Triết và vợ hẳn phải là việc của cùng một tay sát thủ hoặc khác nhưng chuyên nghiệp. 

Một số cựu thành viên Mặt Trận đã lên tiếng phủ nhận bất kỳ sự liên can nào trong các vụ giết người đó. Thế nhưng có 5 cựu thành viên cao cấp của Mặt Trận đã nói với ProPublica và Frontline rằng, chính tổ chức đã điều hành những tay sát thủ. 

Người thân Triết kể tiếp là đã bị ám ảnh nặng sau vụ giết người: hay bị thức giấc từ những ác mộng trong khi ngủ, hoặc la hét hoặc khóc lóc. 

Có thời người thân này thích dự các ngày lễ hội Tết, dự các buổi tác giả ký tặng sách nhạc Việt, hay dự các buổi trình diễn ca nhạc của người Mỹ gốc Việt... Nhưng cái chết của Triết và vợ, cùng với các cuộc gọi điện thoại đe dọa sau đó … đã làm thay đổi tất cả. Người thân này tìm cách tránh xa những sự kiện văn hóa, tự tách mình ra khỏi sinh hoạt cộng đồng. Người này chuyển đến một nơi ở mới, cách xa cái ốc đảo người Mỹ gốc Việt vùng Bắc Virginia và cắt đứt gần hết các mối tương quan với cuộc sống cũ. Người này lo sợ rằng bằng cách nào đó sẽ dễ bị lôi kéo vào những mối tương xung vốn đã dẫn đến việc người ta ra tay giết Triết và Tuyết vợ ông. 

"Thật là oái oăm, niềm vui sống của tôi đã bị cản ngại" người thân này nói.
 
Nguyễn Tú A, vì bảo toàn tính mạng cuối cùng đã phải đình bản tờ báo lưu hành tới 7000 số ở California. (Nguồn ảnh: Kendrick Brinson cho ProPublica)
Cựu chủ báo Nguyễn Tú A – người thẳng tính, bộc trực - là một trong số ít các nạn nhân sẵn lòng chia sẻ chuyện của mình không chút do dự. 
Thập niên 1980’s, Tu A xuất bản một tờ tuần san tiếng Việt có tên là Việt Press có số phát hành xấp xỉ 7000. Trên các trang báo, Tu A, cũng giống y như Toại và Triết, đã thách thức Mặt Trận. Ngày sau khi Toại bị bắn, Tu A nhận được một cáo thị do VOECRN ký. Theo mô tả của FBI tấm cáo thị ấy in hình một giọt máu đang nhỏ vào một hồ máu, trên đó chỉ có vẻn vẹn 4 chữ: "Ai sẽ là kẻ tiếp theo?" 

Trong một tường trình, một nhân viên FBI viết "Nguyễn Tú A đã viết một bài báo chỉ trích Mặt Trận nặng nề", ngoài ra tường trình còn cho biết thêm rằng quan điểm chính trị Tu A cũng tương tự như của Toại – ông cho rằng nên mở rộng việc bang giao và trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. 

Tu A, hiện đang sống ở Westminster, California, cho biết các hăm dọa đó, cho dù chúng đã không được thực hiện đi nữa thì cũng đã là một áp lực: Ông phải đình bản tờ báo vốn đã được xây dựng gần 5 năm lưu hành; hơn thế nữa, các áp lực hăm dọa đó đã buộc ông phải sống thường trực trong một cảnh giác cao độ. Nhìn lại, ta thấy sở dĩ mối ngờ vực kết đọng trong Tu A là bởi cuộc gọi điện thoại lạ mà ông sao thoát khỏi nỗi ám ảnh mỗi khi nghĩ tới. 

Lúc đó là khoảng 9:00 đêm, ông kể, giọng một người đàn ông chẳng biết là ai, gọi ông báo một tin khẩn: anh trai của anh bị tai nạn xe cộ và được đưa tới một bệnh viện gần đó. Tu A, người gọi nói tiếp, hãy mau đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Bán tín bán nghi, Tu A đã gọi cảnh sát. Nhờ đó ông phát hiện rằng anh trai ông chẳng bị tai nạn, cũng chẳng bị thương và cũng chẳng vào bệnh viện. Thế là Tu A chẳng đi đâu hết. 

"Đó là một cái bẫy," ông nói. 

Nhanh trí? Hay hoang tưởng? Tu A cũng không biết chắc sao mà mình lại chọn cách xử trí đó. Thực ra đó chỉ là một khía cạnh nhỏ nhoi, một sự gây hoang mang thối chí nản lòng đã từng diễn ra trong một vụ án khủng bố nội địa chưa được sáng tỏ. 

Đoàn Văn Toại thì luôn nhấn mạnh rằng ông không biết ai đã bắn mình. Đó là những gì ông đã nói với cảnh sát hồi 1989 cũng như đã nói với ProPublica và Frontline trong một loạt các cuộc phỏng vấn năm nay [2015], cả khi các máy ghi hình đã tắt. Nói với chúng tôi, ông bảo, đã lâu rồi không còn hy vọng gì được thấy cảnh kẻ đã bắn mình phải bước ra trước vành móng ngựa. 

Dù vậy theo hồ sơ FBI, các điều tra viên cho thấy rằng Mặt Trận có khả năng đứng sau vụ tấn công đó. Cũng theo những gì trình bày trong hồ sơ lưu của cục điều tra liên bang thì một cộng sự viên đã cho các nhân viên FBI hay rằng anh đã có mặt trong một cuộc họp các xứ bộ của Mặt Trận khi người đứng đầu ra thông báo triệu tập các thành viên tổ chức để phân nhiệm phần việc sát thủ. Cộng sự viên còn cho hay có một xứ bộ trưởng đã tiết lộ rằng Toại "đã bị Mặt Trận trừng phạt" vì những bài báo của ông. 

Toại lớn lên nơi một làng quê vùng đồng bằng sông Cửu Long có tên gọi là Rạch Ranh. Mẹ ông làm ruộng; Cha ông, cũng như bao người cùng thời, đã cầm súng chiến đấu để đẩy lui thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam.
Trong Hồi ký “Vietnamese Gulag,” của Đoàn Văn Toại, ông có thuật lại đời mình từng bị giam tại chính quê hương. (nguồn ảnh: Kendrick Brinson cho ProPublica)
"Đó là một vùng đất lành. Ruộng lúa bạt ngàn, phù sa đầy ắp", Toại viết thế trong “Vietnamese Gulag”, tập sách hồi ký có là đồng tác giả là David Chanoff. "Cây trái trĩu cành như chờ người hái". Thời trẻ con, Toại còn bắt cá bằng tay không. 
Lớn lên, Toại về Sài Gòn và cuối cùng đã tìm được một chân nhân viên cho một chi nhánh ngân hàng. Vị thế đó đã giúp ông một cái nhìn cận cảnh về thứ căn bệnh hối lộ và đút lót vốn gây rối thêm cho chính quyền miền Nam. 

Và do đó, khi người cộng sản nắm quyền kiểm soát Nam Việt Nam vào 1975, Toại đã có chút hy vọng. Thời đó, mới 30 tuổi, với nụ cười dễ mến và mái tóc tiêu biểu như của Kennedy, có lúc Toại đã nghĩ chế độ mới có khả năng là khắc tinh của thói tham nhũng. Ông đã có làm việc trong Ban Kinh Tài chế độ mới, một bộ phận lo cấu trúc lại hệ thống tài chính trên vùng lãnh thổ mà cộng sản mới vừa dành được. 

Nhưng chỉ trong vòng hai tháng, công an cộng sản đã ném ông vào một buồng tù giam, bé như cái hộp 4 met x 10 met cùng với khoảng 40 người khác. Toại nói ông bị giam vì chống đối chủ trương tịch thu tài sản cá nhân của thương nhân và nông dân.
 
Ảnh chụp những bài báo thời Đoàn Văn Toại là cây bút chính luận và diễn giả về tương lai của quê nhà, Việt Nam. (nguồn ảnh: Kendrick Brinson cho ProPublica)

Điều kiện sống trong tù còn quá mức tàn nhẫn tai ác nữa. Ông làm sao quên được bọn cai tù còn trộn cả đất cát vào khẩu phần cơm hàng ngày của tù nhân tới nỗi gần như không sao ăn được. Bọn cai ngục còn bảo trộn đất cát vào đấy để tù có thể vừa ăn nghiền ngẫm về những tội lỗi của mình trong khi ăn. Ngày qua ngày, Toại và các tù nhân khác bị buộc phải viết những bản kiểm điểm cá nhân để chứng tỏ đã họ đã tu sửa tội lỗi. Có biết bao người tù đã chết vì không có y tế và thiếu thuốc men chữa bệnh. 

Cuối cùng, sau 28 tháng bị giam cầm, Toại mới thoát khỏi nhà tù. Chẳng hề có lấy một lời giải thích cụ thể nào về lý do tại sao ông lại bị bắt vào tù hay vì sao lại được thả ra khỏi tù. Ông bỏ chạy khỏi Việt Nam, rồi dạt đến Mỹ cùng vợ và ba con. 

Thời ở Mỹ, Toại dồn hết tâm lực cho tổ chức của mình, Institute for Democracy in Vietnam hầu tìm cách chuyển hóa dần quê nhà sang một xã hội cởi mở hơn. Viện này được một dàn các chính trị gia của cả 2 đảng Dân chủ cũng như Cộng hòa hậu thuẫn trong đó có Thượng Nghị Sĩ bang Arizona John McCain, người mà Toại rất thân. Với Toại, mục tiêu của ông cốt là "dùng các phương thức hòa bình cũng như biện pháp giáo dục và uốn nắn để giúp người Cộng sản Việt Nam thay đổi", ông nhớ lại. Khoảng cuối thập niên 1980’s đã đem lại một cơ hội khả dĩ khi nhân tố bảo trợ chính cho Việt Nam là Liên Xô đã, bắt đầu chuyển sang dân chủ hoá, khai mở kỷ nguyên của glasnost và perestroika [Cải tổ và Cởi mở]. 

Tuy thế ý tưởng của Toại đã không được nhiều người Việt tị nạn chống Cộng cực đoan ưa chuộng. 

Một số trong số đó, đơn cử như những người theo Mặt Trận, tin rằng chỉ khởi lên đấu tranh vũ trang mới có thể lật đổ Cộng Sản. Còn với Toại, quan điểm này không hợp lý, ông từng công khai nói ra nhiều lần như thế cũng như viết trong các bài bình luận.

Sau đó ông bị bắn vào mặt. 

Vụ mưu sát bằng súng đã như làm Toại bừng tỉnh. Ông biết thừa nhiều ca tụng các quyền tự do ở Mỹ sau thời ông bị ở tù, giờ đây sao nghe quá nhàm chán so với thực tế. Trong một lần chúng tôi phỏng vấn Toại trong căn bếp nhà ông ở Nam California thì nỗi thất vọng trong Toại là vẫn còn nguyên. 

"Thế này mà gọi là tự do báo chí ấy à" ông nói, là "rõ ràng đâu phải tất cả đều được tự do"

Toại lìa xa công luận, từ bỏ chí nguyện vận động và viết lách. Giữa những ngày tháng này, cuộc sống Toại thuộc vào hàng rất thấp. Ông đứng ở cương vị chủ chốt một trường cao đẳng nhỏ có lợi tức rất thấp đào tạo những ai kiếm việc điều hành nhà hàng hay trợ lý pháp lý. Như một tay chuyên nghiệp, ông đã Mỹ hóa tên mình, một quyết định phần nào có ý như cốt tiếp tục che dấu tung tích. Đã vậy ông còn tránh không cho cái tên đã sửa đổi đó lộ ra ngoài nhiều. 

Khi được hỏi vì sao ông đã chấp nhận nói chuyện với ProPublica và Frontline, ông đùa: "Giờ đã 70 tuổi rồi nên tôi chẳng bận tâm gì hết" 

Lưu ý về tên riêng trong bài: 

Chúng tôi đã cố làm cho quen thuộc về tên tuổi những người trong bài. Tên tiếng Việt thường được theo công thức chung: họ, chữ lót, rồi tới tên. Ví dụ, Dương Trọng Lâm. Còn người Mỹ gốc Việt thì thích đề tên theo cách ngược lại. 

Adam Clay Thompson, ProPublica 
Lê Tùng Châu chuyển ngữ 

Nguồn:  "Terror in Little Saigon" Part III: A Second Exile - Adam Clay Thompson, ProPublica 

Adam Clay Thompson

 
A.C. Thompson covers criminal justice issues for ProPublica. He has been a reporter for 12 years, mostly in the San Francisco Bay area.
 
(VA News)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire