Tiến sỹ Lê Viết Khuyến đặt giả thuyết có nguyên nhân thứ ba là 'kẻ xấu cố tình phá hoại kinh tế' của Việt Nam. |
Một nhà khoa
học từng có gần hai chục năm làm công tác thông tin khoa học, kỹ thuật quân sự
Việt Nam nêu giả thuyết với BBC rằng có thể có nguyên nhân thứ ba là 'chiến
tranh địa vật lý' để 'cố tình phá hoại' gây thảm họa môi trường, tác hại kinh
tế trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải Trung bộ Việt Nam mới đây.
Trao đổi với
BBC hôm 08/5/2016 từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Viết Khuyến,
chuyên gia địa vật lý biển, từng có 17 năm làm việc trong quân đội Việt Nam,
nói:
Kinh tế biển chẳng hạn, một trong
những chiến lược lớn, hay phát triển vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, đấy là
những mục tiêu kinh tế rất lớn mà nó đã cố tình tác động để cho những mục tiêu
đó không đạt được. Thì cái đấy thuộc về cái gọi là chiến tranh địa vật lýTiến
sỹ Lê Viết Khuyến
"Tôi
nghĩ còn một lý do nữa, không loại trừ, đấy là lý do phía đối phương cố tình
tác động lên các yếu tố về môi trường của Việt Nam, gồm phần đất liền, phần
nước và cả phần khí quyển, có yếu tố cố tình, gây ra những thiệt hại to lớn, có
tác động lớn lên phát triển kinh tế, các chiến lược phát triển kinh tế của Việt
Nam.
"Thí dụ
như kinh tế biển chẳng hạn, một trong những chiến lược lớn, hay phát triển vựa
lúa đồng bằng sông Cửu Long, đấy là những mục tiêu kinh tế rất lớn mà nó đã cố
tình tác động để cho những mục tiêu đó không đạt được.
"Thì
cái đấy tôi nghĩ thuộc về cái gọi là chiến tranh địa vật lý, phải thêm một yếu
tố thứ ba nữa," Tiến sỹ Lê Viết Khuyến đề xuất bổ sung một khả năng nguyên
nhân thứ ba, sau hai nguyên nhân mà nhà chức trách Việt Nam đặt giả thuyết là
'thủy triều đỏ' và 'tác động của con người' (được hiểu là từ hoạt động sản
xuất, công nghiệp hay sinh hoạt).
Cần có đối sách gì?
Khi được hỏi
nếu giả thuyết này có căn cứ trên thực tế, thì khi đó theo kinh nghiệm quốc tế,
ở quốc gia bị ảnh hưởng, nhà nước, chính phủ cần có đối sách gì, cựu chuyên gia
thông tin quân sự của Việt Nam nói tiếp với BBC:
"Phải
lên án, phải nói bản chất của nó ra để cho công luận biết và ngăn chặn không
cho những thế lực không tốt, xấu đó thực hiện những ý đồ của mình.
Phải lên án, phải nói bản chất của
nó ra để cho công luận biết và ngăn chặn không cho những thế lực không tốt, xấu
đó thực hiện những ý đồ của mình. Bởi vì không phải chỉ có Việt Nam, người ta
có thể áp dụng đối với các quốc gia khácTiến sỹ Lê Viết Khuyến
"Bởi vì
không phải chỉ có Việt Nam, người ta có thể áp dụng đối với các quốc gia khác,
ý kiến tôi chỉ liên quan tới những biểu hiện rõ ràng của việc nó thể hiện việc
triển khai vũ khí địa vật lý trên lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam, thì nó có
những dấu hiệu để tôi đặt vấn đề nghi ngờ."
Trước câu
hỏi, người dân và cộng đồng, trong trường hợp bị ảnh hưởng trên thực tế theo
hướng giả thuyết nêu ra, cần có những giải pháp ứng phó, giải quyết hậu quả thế
nào, Tiến sỹ Lê Viết Khuyến đáp:
"Để mà
giải quyết việc này, thì trước hết các nhà khoa học, nhất là những người về
khoa học môi trường, về biển, nên có những nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về môi
trường biển của Việt Nam, những đặc điểm của Việt Nam.
"Và
những chỗ xung yếu của môi trường Việt Nam như thế, thì phải có những biện pháp
khắc phục... để tránh cho những kẻ xấu có thể lợi dụng những điểm yếu đó để tác
động, phá hoại nền kinh tế của Việt Nam, phá hoại cuộc sống của người dân Việt
Nam," chuyên gia địa vật lý biển và thông tin quân sự của Việt Nam nói với
BBC.
Cần tới tận một năm?
Giáo sư Yoshihiko Yamada, chuyên gia được Việt Nam mời điều tra nguyên nhân, nói có thể cần tới một năm mới có kết luận điều tra vụ thảm họa.
|
Mới đây, hôm
thứ Bảy, một chuyên gia quốc tế được Việt Nam mời tham gia điều tra vụ cá chết
hàng loạt được truyền thông Việt Nam trích thuật bình luận về khi nào có thể có
kết quả điều tra cuối cùng của vụ thảm họa môi trường.
Trao đổi với
kênh truyền hình VTV1 của nhà nước Việt Nam, Giáo sư Yoshihiko Yamada, thuộc Đại học Tokai, Nhật Bản,
nói:
"Vấn đề
hiện nay chúng tôi các nhà khoa học ở trên thế giới và trong lần sang để cùng
các nhà khoa học của Việt Nam (điều tra), chúng tôi ai cũng hiểu rõ vai trò,
trách nhiệm của chúng tôi.
Để tìm ra đúng nguyên nhân nào và
đúng tất cả các nguyên nhân, chúng ta cần phải kết hợp rất nhiều các yếu tố,
những phân tích v.v... và với kinh nghiệm của chúng tôi, sẽ phân tích có khi
đến một năm mới tìm ra được đúng yếu tố, nguyên nhânGiáo sư Yoshihiko Yamada
"Và cố
gắng tìm ra nguyên nhân nhanh chóng tìm ra hiện tượng cá chết là nguyên nhân
nào và sau đó cũng cần phải có những thông báo trên phương tiện thông tin đại
chúng là môi trường đã an toàn và cá thì đảm bảo cho sức khỏe của người dân,
không có vấn đề gì.
"Đó là
trách nhiệm đầu tiên, đối sách cấp bách mà chúng tôi cần tìm ra nguyên nhân đó
và vấn đề thứ hai như các bạn (Việt Nam) đã biết, đây là một trong những ô
nhiễm môi trường mà để tìm kiếm ra nguyên nhân, bây giờ Viện Hàn lâm Khoa học,
Công nghệ Việt Nam cũng đã đi theo hai hướng.
"Một là
khả năng có thể nguyên nhân là do thủy triều đỏ, hai nữa là cũng có khả năng đó
là nguyên nhân do những độc tố hóa học gây ô nhiễm biển.
"Thì để
tìm ra đúng nguyên nhân nào và đúng tất cả các nguyên nhân, thì chúng ta cần
phải kết hợp rất nhiều các yếu tố, những phân tích v.v... và với kinh nghiệm
của chúng tôi, nó sẽ phân tích có khi đến một năm thì mới tìm ra được đúng yếu
tố, nguyên nhân đó."
'Có thể kết luận rồi'
PGS. TS. Nguyễn Tác An cho rằng Việt Nam đã có đủ dữ liệu, bằng chứng để kết luận nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt. |
Ông
Yoshihiko Yamada cho truyền thông Việt Nam hay ông vừa tham gia một đợt nghiên
cứu nguyên nhân kéo dài năm ngày, với một nhóm các chuyên gia quốc tế gồm các
nhà khoa học Israel, Đức, Mỹ cùng tham gia với các chuyên gia và nhà khoa học
Việt Nam 'tích cực' khảo sát ở hiện trường các khu vực biển để cố gắng tìm
nguyên nhân sự cố.
Trong khi
đó, một số chuyên gia của Việt Nam cho rằng hiện Việt Nam đã có thể kết luận
nguyên nhân của vụ thảm họa môi trường.
"Cá
chết là thảm họa môi trường, không nên để lâu nữa. Theo quan điểm của tôi,
những cơ sở đấy [chứng cứ khoa học] có thể kết luận được nguyên nhân rồi,"
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học Việt
Nam nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 05/5.
Cá chết là thảm họa môi trường,
không nên để lâu nữa. Theo quan điểm của tôi, những cơ sở đấy [chứng cứ khoa
học] có thể kết luận được nguyên nhân rồiPGS. TS. Nguyễn Tác An
"...
Khoảng hôm 20 [tháng Tư] những kết quả ấy đã được phân tích, được hình thành
báo cáo, tôi nghĩ đã đến lúc hội đồng khoa học cấp quốc gia đánh giá và thông
báo một cách khách quan.
"Nhưng
đây là kết quả khoa học, còn công bố ra thông tin thế nào là trách nhiệm của cơ
quan công bố thông tin, theo luật pháp của Việt Nam là như vậy."
Còn một nhà
khoa học khác, PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, từ Viện Công nghệ Sinh học và Thực
phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, được truyền thông Việt Nam trích thuật ý kiến,
cho rằng 'chỉ cần một ngày là đủ tìm ra nguyên nhân cá chết'.
"Tôi
theo dõi vụ việc này rất sát qua thông tin báo chí đăng tải. Nhiều người đại
diện cho cơ quan nhà nước đưa ra câu trả lời về nguyên nhân cá chết mà theo tôi
như sách giáo khoa đã dạy là: Cá sẽ chết vì thiếu chất oxy; chất hữu cơ nhiều
quá sinh ra độc tố khiến cá chết, hay sóng vỗ mạnh quá cá cũng chết.
"Tuy
nhiên, tôi khẳng định, cá ở các tỉnh miền Trung bị chết chắc chắn là do ngộ độc
trong nước. Đặc biệt, cá chết hàng loạt, trong đó có nhiều loại sống dưới tầng
đáy và trong cùng một thời điểm thì độc tố phải rất mạnh. Còn độc tố đó là gì
thì phải trực tiếp làm mới xác định được," ông Nguyễn Duy Thịnh nói với
truyền thông Việt Nam.
Nguồn: Theo BBC
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire