Đáng nói, sau khi lấy mẫu, các đơn vị này đã không hề tiến hành niêm phong toàn bộ số hải sản trong kho, để các kho này tiếp tục phân phối hải sản đến người tiêu dùng.
Lẽ ra, chỉ 1-2 ngày lấy mẫu, đã có kết quả xét nghiệm, nhưng mãi tận đến đầu tháng 7/2016, Chi cục VSATTP mới "tiết lộ" kết quả cho sở chủ quản
Trong khi chờ kết quả kiểm tra thì số lượng hải sản nhiễm độc tại các kho đông lạnh trên địa bàn Hà Tĩnh đã được đưa ra thị trường tiêu thụ gần hết. |
Sau sự cố cá chết
hàng loạt vừa qua, cùng sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ban, ngành, UBND
tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Y tế lấy mẫu xét nghiệm các kho đông lạnh trên địa bàn, để
xác định mức độ ảnh hưởng.
Sau sự cố cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, các bộ, ban ngành đã vào
cuộc tập trung xử lý rất quyết liệt. Cuối tháng 4/2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao
Sở Y tế, cử đơn vị chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm tất cả các kho đông lạnh trên
địa bàn, để xác định mức độ ảnh hưởng.
Theo đó, có 4 kho đông lạnh gồm: Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh (TX.
Kỳ Anh); HTX Thiên Phú; HTX Hùng Mạnh (Thạch Kim, Lộc Hà) và Kho đông lạnh Sang
Liên - Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đã được Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP) và Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm Thủy sản lấy mẫu để kiểm tra.
Đáng nói, sau khi lấy mẫu, các đơn vị này đã không hề tiến hành niêm phong
toàn bộ số hải sản trong kho, để các kho này tiếp tục phân phối hải sản đến
người tiêu dùng.
Lẽ ra, chỉ 1-2 ngày lấy mẫu, đã có kết quả xét nghiệm, nhưng mãi tận đến
đầu tháng 7/2016, Chi cục VSATTP mới "tiết lộ" kết quả cho sở chủ
quản: Hầu hết số hải sản trong 4 kho này đều bị nhiễm độc.
Ngày 11/7, trên cơ sở tham mưu của Chi cục VSATTP, Sở Y tế Hà Tĩnh có Công
văn số 1395/SYT đề nghị UBND tỉnh cho tiêu huỷ toàn bộ số hải sản đông lạnh
này, vì có hàm lượng cadimi vượt quá giới hạn cho phép.
Kết quả kiểm tra tại 4 kho đông lạnh nói trên cho thấy hầu hết số hải sản đều bị nhiễm độc. |
Cùng thời điểm này, nhóm phóng viên chúng tôi đã tiến hành điều tra độc lập
tại 4 kho đông lạnh này thì được biết: Hầu hết số hải sản bị nhiễm độc ấy đã
được tiêu thụ, bán ra thị trường. Số tồn lại trong kho không còn đáng kể.
Cụ thể: Tại Kho Đông lạnh Sang Liên (Cẩm Nhượng- Cẩm Xuyên) số lượng số hải
sản bị nhiễm độc tại thời điểm kiểm tra là 10 tấn, nay chỉ còn lại hơn 0,1 tấn;
Kho đông lạnh HTX Thiên Phú (Thạch Kim – Lộc Hà) số cá Xước Tre bị nhiễm là 7
tấn, nhưng thời điểm hiện tại cũng chỉ còn 1,1 tấn…
Bà Nguyễn Thị Liên, chủ Kho đông lạnh Sang Liên xác nhận: “Tại thời điểm
đoàn về kiểm tra lần 1 thì nói cá trong kho của tôi không nhiễm độc, cũng không
bị niêm phong gì cả. Sau một thời gian dài, thấy họ kết luận, kho chúng tôi có
10 tấn hải sản bị nhiễm. Lúc này, số cá trên chúng tôi đã bán gần hết rồi”.
Trong khi chờ kết quả kiểm tra thì số lượng hải sản nhiễm độc tại các kho đông lạnh trên địa bàn Hà Tĩnh đã được đưa ra thị trường tiêu thụ gần hết. |
Bên trong kho đông lạnh Hùng Mạnh |
Xin nhắc lại rằng, Chi cục VSATTP Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu kiểm tra từ
tháng 5 (ngay sau khi có hiện tượng cá chết bất thường). Nhưng đến ngày 11/7,
đơn vị này mới tham mưu văn bản cho sở Y tế ký, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh cho
tiêu hủy khẩn cấp số hải sản bị nhiễm độc.
Ngày 29/7, chúng tôi trở lại làm việc với Chi cục VSATTP Hà Tĩnh, đặt câu
hỏi về sự chậm trễ này, nhưng ông Phan Văn Hùng, Chi cục trưởng đã tìm mọi lý
do để né tránh. Cho đến khi chúng tôi yêu cầu lãnh đạo Sở Y tế can thiệp, ông
Hùng mới chịu làm việc. Khi chúng tôi thắc mắc về sự thiếu hợp tác, ông Hùng
cảnh cáo phóng viên: “Tôi cần xin ý kiến người còn to hơn cả giám đốc sở. Sức
khỏe của người dân là quan trọng. Nhưng cũng không nên gây dư luận xấu ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà..."(!?).
Khi PV liên hệ làm việc, ông Hùng tìm cách né tránh và liên tục gọi điện cho ai đó. |
Lý giải về sự cố, ông Hùng giải thích: “Lý do chậm trễ là vì chúng tôi phải
tiến hành lấy mẫu 2 lần, mỗi lần cũng phải cách nhau 10 ngày rồi. Sau khi khi
có kết quả chính xác các kho đông lạnh kể trên có hải sản bị nhiễm độc thì mới
cho niêm phong được. Giờ thì cũng đã tham mưu cho Sở Y tế, để có văn bản gửi
lên UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất phương án tiêu hủy”.
Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Xuân Dâng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh
cho hay: “Việc kiểm nghiệm các loại hải sản bị nhiễm độc sau vụ cá chêt bất
thường tại 4 tỉnh miền Trung, do thanh tra liên ngành thực hiện. Riêng việc
kiểm tra ở các kho đông lạnh, chúng tôi giao cho Chi cục VSATTP làm việc và có
ý kiến đề xuất. Sau khi có kết quả đề xuất, chúng tôi đã gửi công văn cho UBND
tỉnh để xin phương án xử lý, nhưng hiện tại vẫn chưa được phúc đáp...”.
(Còn nữa…)
Nhóm PVMT
Nguồn: Theo Người Đưa Tin
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire