Luật cho ai?
Dự thảo luật trình Quốc hội (khóa XIII) quy định luật này không áp dụng đối với:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam”.
|
Tư Hoàng
(TBKTSG Online) - Dự thảo Luật về hội – một trong những dự luật gây nhiều tranh cãi nhất từ trước đến nay – lại được đề nghị rút để trình kỳ họp sau, sau suốt cả ngày thảo luận tại Quốc hội.
(TBKTSG Online) - Dự thảo Luật về hội – một trong những dự luật gây nhiều tranh cãi nhất từ trước đến nay – lại được đề nghị rút để trình kỳ họp sau, sau suốt cả ngày thảo luận tại Quốc hội.
Luật về hội lại được đề nghị xin rút để trình Quốc hội kỳ sau. Ảnh: TL. |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân,
sau khi nghe 49 ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội trong cả ngày hôm nay,
xin tiếp thu để hoàn chỉnh dự thảo Luật về hội, và sẽ trình kỳ họp sau.
Trong cả ngày hôm nay, dự luật
này tiếp tục gây nhiều tranh luận theo nhiều chiều.
Đại biểu Dương Trung Quốc nói:
“Đứng trước một đạo luật khó thế này, tâm thế chúng ta vẫn bất ổn. Làm luật
để thúc đẩy hay giữ sự an toàn? Sự an toàn là cần thiết cho phát triển
nhưng làm luật là để quyền con người được đi vào cuộc sống. Còn giữ sự an
toàn chúng ta có cả một hệ thống luật pháp”.
“Khi chúng ta bàn chi tiết từng
điều luật tức là chúng ta đang giằng xé giữa quyền của người dân và yêu cầu
đảm bảo sự ổn định. An toàn là cần thiết, chế tài để ngăn chặn tiêu cực là
cần thiết nhưng điều quan trọng nhất lại là quyền lập hội của con người”,
ông bổ sung thêm.
Theo ông Quốc, lẽ ra dự luật
phải được đặt tên là Luật về quyền lập hội thay vì Luật về hội.
Ông Quốc nói, cá nhân ông muốn
luật này ra đời càng sớm càng tốt nhưng nếu thông qua tại kỳ họp này thì
không nên.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, tỉnh
Bến Tre, chia sẻ quan điểm của ông Quốc: “Sau sự cố Bộ luật Hình sự 2015,
Quốc hội phải thận trọng, luật phải có chất lượng mới thông qua. Tôi đề
nghị chưa thông qua dự thảo Luật về hội”.
Ông Nhưỡng cho rằng dự thảo chưa
bám sát chủ trương đường lối của Đảng, chính sách đối ngoại của Nhà nước
trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, nhất là những quy định về liên kết, nhận
tài trợ của nước ngoài.
Đại biểu Trần Thị Hiền, tỉnh Hà
Nam, đồng tình: “… Hoạt động của các tổ chức của Liên hiệp quốc, ví dụ Tổ
chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc tài trợ vật chất cho Hội
Bảo trợ trẻ em khuyết tật Việt Nam thì có cần hạn chế hay không? Chúng ta
cần xem xét, suy nghĩ”.
Khoản 5 Điều 8 của dự thảo Luật
quy định: “Hội không liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, không nhận tài
trợ nước ngoài; trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”.
Theo báo cáo giải trình, tiếp
thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về quy định trên đang có hai loại
ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất tán thành
quy định của dự thảo luật, nhằm phòng ngừa việc lợi dụng liên kết, gia nhập
các hội nước ngoài, nhận tài trợ nước ngoài để hoạt động trái pháp luật,
chống phá Nhà nước và chế độ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân
dân.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, hiện
nay cả nước có khoảng 63.000 hội có đăng ký và đang hoạt động thì số lượng
hội có liên kết, gia nhập, nhận tài trợ nước ngoài không nhiều; do đó, đối
với các trường hợp đặc biệt này sẽ do Chính phủ quy định cụ thể là hợp
lý.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng,
quy định này của dự thảo luật là không phù hợp với chủ trương chủ động hội
nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, khép lại kênh quan hệ quốc tế rất quan
trọng của ngoại giao nhân dân, mất đi cơ hội huy động và tiếp nhận một
nguồn kinh phí đáng kể phục vụ hoạt động của các hội trong điều kiện hội
hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự trang trải kinh phí. Việc quy định các
trường hợp đặc biệt có thể dẫn tới sự bất bình đẳng giữa các hội và tạo nên
cơ chế xin – cho, phức tạp thêm thủ tục hành chính.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội do Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu ký cho biết, dự thảo luật
được tiếp thu, chỉnh lý theo loại ý kiến thứ nhất.
Dự thảo luật trình Quốc hội
(khóa XIII) quy định luật này không áp dụng đối với: “Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận
thấy, việc không áp dụng Luật này đối với 6 tổ chức chính trị - xã hội là
phù hợp với lịch sử phát triển và vai trò đặc biệt quan trọng của các tổ
chức đó, phù hợp với thể chế chính trị của nước ta.
Về chính sách tài chính đối với
hội, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật quy định: một trong những
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội là hội phải tự trang trải kinh phí
hoạt động (khoản 2 Điều 5), Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động để hội thực
hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao (khoản 4 Điều 7).
Điều này có nghĩa, ngoài 6 tổ
chức hội nên trên, tất cả các hội còn lại sẽ phải tự thân gây quỹ để tồn
tại.
Về các trường hợp bị hạn chế
quyền lập hội (Điều 8), dự luật quy định, một trong các trường hợp bị hạn
chế quyền lập hội và quyền tham gia hội là “Cán bộ, công chức chưa được sự
đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cán bộ, công
chức”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng
tình với quy định này
Tư Hoàng
Nguồn: Theo Thời Báo Kinh Tế Saigon
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire