Có 3 điểm nổi bật của dòng vốn Trung Quốc: Không minh
bạch về tổng quy mô tín dụng, điều kiện vay gắn chặt với lợi ích của họ và vốn đi đến đâu, người đi đến đó
Ngày 29-11, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới
đã phối hợp với Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (Viện Nghiên cứu
Kinh tế và Chính sách - VEPR) tổ chức hội thảo Đánh giá về tác động của vốn vay
Trung Quốc với sự tham dự của nhiều học giả, chuyên gia kinh tế.
Vốn đi đến đâu, người đi đến đó
TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế
Trung Quốc, cho biết hiện nay, có cuộc đua giữa Nhật Bản và Trung Quốc về cấp
tín dụng phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng cho các nước đang phát triển.
Trước năm 2013, Trung Quốc cho vay đa lĩnh vực, chủ yếu
là năng lượng, hạ tầng. Sau năm 2013, dòng tín dụng Trung Quốc đã hướng theo
chiến lược “Một vành đai, một con đường” và tập trung chủ yếu vào các quốc gia
nằm trên 2 con đường này. Có thể nói Trung Quốc giống như gã khổng lồ sẵn sàng
cung ứng tiền cho cả thế giới, lấp chỗ trống cho những quốc gia vừa đạt mức thu
nhập trung bình không còn đủ điều kiện vay ưu đãi của các định chế tài chính
khác nữa, trong đó có Việt Nam.
Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (đoạn gần ngã tư Khuất Duy Tiến) do Trung Quốc tài trợ vốn và thi công Ảnh: Nguyễn Hưởng |
Theo TS Thành, vốn Trung Quốc vay dễ chứ không rẻ. Rất
nhiều dự án bị đội vốn, tham nhũng, thiếu những điều kiện ràng buộc về bảo vệ
môi trường… Điều này khác với các ràng buộc môi trường, cân bằng, an sinh xã hội
của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á thời gian qua. Nếu hy sinh
để nhận những nguồn vốn dễ dàng từ Trung Quốc, các quốc gia có nguy cơ lãnh hậu
quả lớn. Vốn vay của Trung Quốc chưa xử lý được vấn đề phát thải ô nhiễm, chống
tham nhũng ngay từ chính sách quốc gia của họ. Do có cơ chế khá lỏng lẻo trong
cho vay nên nhiều nước khát vốn dễ dàng dính bẫy với dòng vốn này.
Đừng ảo tưởng vốn ngoại
Tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận xét vốn
Trung Quốc có đặc điểm: gánh nặng nợ lớn hơn so với quy mô ban đầu do bị đội vốn
dự án; chèn ép sự phát triển của doanh nghiệp (DN) bản địa do DN trong nước không
được tham gia dự án; làm đảo lộn quy hoạch trong nước; lấy tài nguyên giá rẻ và
tạo nên sự lệ thuộc vào Trung Quốc do họ mang thiết bị, vật tư sang, kéo theo
nhiều quan hệ khác về thương mại, xuất nhập khẩu.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cảnh báo nếu tiếp tục
quá coi trọng vay bên ngoài hoặc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
thay vì nỗ lực tạo cơ hội cho DN nội tham gia các dự án trong nước, chúng ta sẽ
dựa quá nhiều về ngoại lực, dẫn đến xu hướng coi trọng tầm nhìn trước mắt, quên
đi tầm nhìn dài hạn.
Từ những phân tích nêu trên, TS Phạm Sỹ Thành đúc kết:
“Tôi thấy quan điểm của học giả và Chính phủ rất khác biệt về vấn đề vay vốn
Trung Quốc. Chúng tôi cũng có quan điểm của mình. Khi đánh giá vốn vay Trung Quốc,
không chỉ đánh giá từ nhu cầu vay, điều kiện vay, tác động về mặt kinh tế mà phải
tiếp cận tổng hợp từ tất cả khía cạnh, trên cơ sở đó mới quyết định nhận hay
không nhận”.
Trả lời thẳng vào vấn đề đang gây tranh cãi trong dư luận
hiện nay là có nên vay vốn Trung Quốc để xây đường cao tốc Bắc - Nam hay không,
TS Thành thẳng thắn: “Dự án này chia nhỏ thành nhiều giai đoạn đầu tư, chưa cấp
thiết thì không nên sốt sắng nghĩ đến vay Trung Quốc”.
Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng
Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vay vốn Trung Quốc phải rất cẩn thận với
tác động tiêu cực, phải luôn cân nhắc tính tới mối quan hệ kinh tế, chính trị
giữa hai bên. Chỉ nên tính đến khả năng vay Trung Quốc sau cùng khi nguồn tín dụng
của các định chế tài chính khác khó khăn.
Nhiều dự án gây bức xúc
Ông Trần Toàn Thắng, Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh
và Năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, cho rằng
khác với thông lệ cho vay ODA, Trung Quốc không có cam kết hằng năm về ODA cho
Việt Nam mà là khoản vay vụ việc hoặc theo hiệp định riêng. Thông tin về các
khoản vay này không được công khai.
Từ năm 1993 đến nay, Trung Quốc cho Việt Nam vay khoảng
hơn 600 triệu USD vốn ODA và 50 triệu USD vốn không hoàn lại. Nhưng tài chính
vào Việt Nam chủ yếu ở vay thương mại có bảo lãnh của Chính phủ, thường của DN
nhà nước, hầu hết là khoản vay cho nhiệt điện, hạ tầng đường sắt - những khoản
ta không vay được từ các nguồn khác. Những dự án này gây bức xúc trong dư luận
chủ yếu do cách triển khai của nhà thầu Việt Nam.
Tô Hà
Nguồn: Theo NLD
Vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng là lời cảnh tỉnh với người có quyền lực
sai phạm, kỷ luật, lời cảnh tỉnh, người có quyền lực, lạm quyền, Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng, Bộ Công Thương, truy cứu trách nhiệm hình sự, cán bộ sai phạm
Đại biểu Lê Thanh Vân
(uỷ viên thường trực UB Tài chính-Ngân sách của Quốc hội) cho rằng, những dấu
hiệu sai phạm của nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã rõ, nếu chỉ xử
lý hành chính là… quá nhẹ. Vụ việc của ông Hoàng là lời cảnh tỉnh cho những
người đang có điều kiện sử dụng quyền lực.
Ông bình luận thế nào về kết quả kiểm tra, kết luận về những vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng mà UB kiểm tra TƯ đã thông báo công khai?
Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải vào cuộc làm rõ những dấu hiệu vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng sau khi có kết luận của UB Kiểm tra TƯ bởi kết luận của UB Kiểm tra TƯ là xử lý về mặt Đảng. Nhưng Đảng không quyết thay việc của Nhà nước là áp trách nhiệm hành chính, dân sự hay truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Vũ Huy Hoàng và các cá nhân có liên quan hay không. Công việc đó, thuộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà cụ thể là các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Các cơ quan này phải vào cuộc để xem xét các yếu tố, dấu hiệu vi phạm cấu thành lỗi vi phạm hành chính, hay cấu thành vi phạm hình sự… để xử lý.
Đại biểu Lê Thanh
Vân: "Trường hợp cán bộ sai phạm như ông Hoàng không phải là duy nhất".
Có ý kiến cho rằng cần mở ra một vụ án, khởi tố, điều tra thì mới xác định được mức độ, phạm vi trách nhiệm của ông Vũ Huy Hoàng với những vụ việc xảy ra tại Bộ Công thương khi ông còn đương chức. Ý kiến của ông về việc này?
Kết luận của UB Kiểm tra TƯ cho thấy những sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng tương đối rõ. Theo tôi, cơ quan pháp luật cần xem xét những dấu hiệu vi phạm được chỉ ra đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm chưa. Về mặt chủ thể, cá nhân đã thể hiện động cơ, mục đích khi vi phạm pháp luật. Về mặt chủ quan, người đó đã thôi thúc, sử dụng các cách thức để đạt được mục đích đề ra, bất chấp các quy định của pháp luật cũng như hậu quả có thể xảy ra. Về mặt khách thể, các lợi ích mà nhà nước bảo vệ như trật tự quản lý nhà nước bị xâm hại. Thực tế chúng ta đều thấy, chỉ riêng hậu quả kinh tế do PVC và Trịnh Xuân Thanh gây ra đã thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng.
Tất cả những điều đó cho thấy, nếu chỉ xử ông Vũ Huy Hoàng về mặt hành chính là quá nhẹ.
Cụ thể, việc bổ nhiệm con trai vào các chức vụ, cao nhất là lãnh đạo Sabeco của ông Vũ Huy Hoàng, UB Kiểm tra TƯ khẳng định là vi phạm các quy định của Đảng về công tác cán bộ. Dư luận thì rõ ràng có quyền nghi ngờ khi bố lại bổ nhiệm con vào một vị trí được xem là rất “đắt giá”?
UB Kiểm tra TƯ đã xem xét kỹ lưỡng và kết luận như vậy trên cơ sở xác định những hành vi, hậu quả đã xảy ra. Những dấu hiệu để cơ quan kiểm tra của Đảng xác định là, một người là bố lại bổ nhiệm con, nếu người con đó thực sự là tài, có tư duy, phẩm chất nổi bật, ưu tú thì chắc dư luận, cơ quan tổ chức ở đơn vị sử dụng cán bộ cũng không phàn nàn gì đâu. Nhưng trường hợp của Vũ Quang Hải, có cả một tập thể là Hiệp hội những nhà đầu tư tài chính (VAFI) liên tục phản ứng trong thời gian dài.
Vậy thì cần phải xem xét lại người được bổ nhiệm này có xứng đáng không. Có lẽ vì không xứng đáng nên người ta mới đặt vấn đề có can thiệp, từ hệ thống điều hành của mình, ông Hoàng đã tạo ra sự thuận lợi, làm bệ đỡ cho Vũ Quang Hải lên chức liên tục trong thời gian chưa dài.
Còn với vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, kết luận của UB Kiểm tra nêu rõ là, mặc dù biết ông Trịnh Xuân Thanh không đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm nhưng nguyên Bộ trưởng Công thương vẫn cố tình thực hiện các quy trình cán bộ với người này. Vậy quy định pháp luật nào điều chỉnh việc này, để xử lý được sai phạm?
Trong vụ việc của Trịnh Xuân Thanh, như báo chí thông tin, người này đã có những dấu hiệu vi phạm từ lâu, đáng ra các cơ quan đã có cơ hội ngăn chặn sự xâm nhập của người này vào hệ thống. Thế nhưng, hoạt động của Trịnh Xuân Thanh không những không bị ngăn chặn mà còn có cá nhân nào đó, tập thể nào đó giúp “hợp thức hoá” để người này lọt được lưới trong hoạt động rà soát, kiểm tra cán bộ để được bố trí, luân chuyển từ cơ quan này sang cơ quan kia theo chiều hướng đi lên.
Giờ nếu lật ngược lại hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh thì có thể “duy danh định nghĩa”, “chỉ mặt đặt tên” rất cụ thể các cá nhân, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm. Tôi nghĩ việc này không khó, vấn đề là cơ quan pháp luật phải vào cuộc để trả lời cho công luận người dân.
Với những vi phạm trong việc bổ nhiệm cán bộ như thế của ông Vũ Huy Hoàng, dư luận đặt câu hỏi, những quyết định bổ nhiệm không đúng đó có cần thiết phải được khắc phục, giải quyết thế nào?
Tôi nghĩ khi đã làm rõ, khẳng định được hành vi trái pháp luật thì hoặc phải thu hồi hủy bỏ các quyết định sai trái về bổ nhiệm nhân sự và xem xét mức độ thiệt hại để thu hồi tài sản.
Từ vụ việc của một vị nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ khóa trước tới vụ nguyên Bộ trưởng Công Thương xảy ra khóa này, dường như chỉ khi các Bộ trưởng, Trưởng ngành về hưu thì các sai phạm mới lộ ra, được làm rõ. Cơ chế giám sát tại các bộ ngành quản lý nhà nước có vẻ còn rất lỏng lẻo, thưa ông?
Tôi nghĩ hiện tượng vi phạm pháp luật của những vị giữ trọng trách trong các cơ quan nhà nước, ngay ở trong Đảng và nhà nước có nhiều lý do nhưng cơ bản nhất là do quy định của Đảng, quy phạm pháp luật của nhà nước có kẽ hở, chưa chặt chẽ nên những người đó có cơ hội để lợi dụng.
Cơ chế kiểm soát nội bộ, kiểm soát bên trong của hệ thống cũng có vấn đề, có nghĩa là tính đấu tranh của tập thể, sự ngăn chặn của tập thể với hành vi vi phạm của cá nhân làm chưa tốt. Hoạt động của các cơ quan chức năng, công tác quản lý, kiểm tra của cơ quan cấp trên với cấp dưới, cơ quan ngang cấp có thẩm quyền giám sát… cũng chưa chuẩn nên mới để lọt những người lạm dụng quyền lực, lạm dụng quy định để làm những việc có lợi cho cá nhân, gia đình, nhóm lợi ích của mình.
Với ông Hoàng, hình thức kỷ luật về Đảng được đề xuất là cảnh cáo khi vị cựu Bộ trưởng đã về hưu có ý nghĩa thế nào lúc này, thưa ông?
Một Đảng viên tham gia tổ chức Đảng đều phải thực hiện lời dưới cờ Đảng là phục vụ tôn chỉ mục đích mà Đảng theo đuổi và cam kết chấp hành quy định về những việc không được làm. Ông Vũ Huy Hoàng đã có vi phạm, không chỉ làm sai lời thề của mình khi vào Đảng mà còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Đảng. Tôi nghĩ, UB kiểm tra TƯ đã xem xét kỹ lưỡng mới chọn hình thức cảnh cáo với ông ấy.
Việc đó, với ông Hoàng, có ý nghĩa là sự trừng phạt của Đảng, là lời nhắc nhở, răn đe của Đảng đối với thành viên của mình. Với xã hội, việc này có tác động để dư luận thấy được sự nghiêm minh của Đảng trong việc quản lý cán bộ, Đảng viên.
Tôi nghĩ sự việc của ông Hoàng là lời cảnh tỉnh để những người có điều kiện sử dụng quyền lực như ông Hoàng đừng bao giờ lạm dụng quyền lực nữa. Nhưng trường hợp của ông Hoàng tôi cho không phải là duy nhất. Nếu các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra để làm rõ hành vi của những cán bộ có chức vụ tương đương ông Hoàng ở TƯ, địa phương thì không phải ít đâu.
Xin cảm ơn ông!
P.Thảo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire