Sự cố nhà máy điện Fukushima gây nhiều quan ngại về an toàn hạt nhân tại các nước |
"Như thế thì quê hương và người Việt sẽ tránh
được những hậu quả khủng khiếp của những vụ khủng hoảng hạt nhân như Tchernobyl
hay Fukushima," Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, Đại học Bách khoa Grenoble nói
hôm 10/11.
Tin cho hay Chính phủ bất ngờ trình Quốc hội dừng dự
án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Báo Việt Nam dẫn lời Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,
Công nghệ và Môi trường Lê Hồng Tịnh mô tả động thái này là "quyết định
dũng cảm của Chính phủ".
'Nguy cơ'
"Tôi không rõ nguyên nhân thật sự của việc dừng
điện hạt nhân Ninh Thuận," Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn nói.
"Nhưng có thể là vì Chính phủ mới của Việt Nam
thấy rõ bài toán điện hạt nhân rất khó giải quyết: nguồn nhân lực, chuyên môn
và nguồn tài chính eo hẹp, quá nguy hiểm cho người dân, giá điện hạt nhân càng
ngày càng tăng, chất thải phóng xạ không biết phải xử lý thế nào."
"Hoặc cũng có thể Chính phủ thấy việc Trung Quốc
cho vận hành nhiều nhà máy điện hạt nhân gần biên giới làm tăng xác suất và
nguy cơ cho đất nước."
"Từ mấy năm nay, quan điểm của tôi là các dự án
nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam không có tính khả thi chút nào."
"Theo tôi, giải pháp lâu dài là cần dừng điện hạt
nhân đề đầu tư mạnh và gấp rút vào năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và tăng
hiệu suất năng lượng."
"Đó cũng là lời giải hợp lý nhất của bài toán
thay đổi khí hậu. Nhân loại sẽ khỏi cần điện hạt nhân và các nguồn năng lượng
có điện như than, dầu, khí, để tránh CO2."
"Việt Nam cần gấp một cuộc cách mạng về năng
lượng, cũng như giáo dục mới có thể theo kịp nền kinh tế số và kinh tế xanh để
phát triển bền vững đúng nghĩa", giáo sư nói với BBC.
Dừng dự án
Báo Tuổi Trẻ hôm 10/11 tường thuật lời ông Lê Hồng
Tịnh: "Việc giải phóng mặt bằng và các việc chuẩn bị khác thì có lãng phí.
Nhưng mặt bằng đấy chúng ta có thể xây dựng nhà máy điện sử dụng nguyên liệu
khác, hoặc phát triển khu công nghiệp. Tôi cho rằng không hoàn toàn lãng phí số
tiền đã bỏ ra."
"Tất nhiên, dù có lãng phí thì việc dừng là cần
thiết, còn hơn triển khai tiếp tục, nhập máy móc thiết bị về, rồi đầu tư không
hiệu quả thì hậu quả sẽ rất lớn".
Báo Zing hôm 9/11 trích lời ông Dương Quang Thành, Chủ
tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam lý giải dự án điện hạt nhân
Ninh Thuận phải dừng do "không cạnh tranh được với các nguồn năng lượng
khác".
Tháng 12/2015, Việt Nam loan báo nhà máy điện hạt
nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ khởi công năm 2020, chậm sáu năm so với kế
hoạch ban đầu.
Lý do chính là để xem xét lại điều kiện an toàn của
dự án.
Thời điểm đó, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia
Liên bang Nga (Rosatom) được xác định là đơn vị thi công nhà máy điện hạt nhân
đầu tiên của Việt Nam - Ninh Thuận 1, đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận
Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Nhà máy sẽ được xây dựng với vốn vay 8 tỷ đôla của
Nga.
Nhà máy thứ hai sẽ do Nhật Bản xây, đặt ở xã Vĩnh
Hải, huyện Ninh Hải.
Theo kế hoạch ban đầu, đáng ra 2020 nhà máy đầu tiên
đã có thể phát điện.
Hôm 10/11, BBC đã liên hệ Ban Quản lý Dự án điện hạt
nhân Ninh Thuận nhưng không nhận được phản hồi.
Nguồn: Theo BBC
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire